YOMEDIA
NONE

Giải thích những câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên...

Giải thích những câu tục ngữ sau:

- Không thầy đố mày làm nên

- Thương người như thể thương thân

- Đói cho sạch, rách cho thơm

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Học ăn, học gói, học nói, học mở

- Học thầy không tày học bạn

Help me!!! Các bạn giải thích giùm mk nha. Các bạn nhớ ghi ngắn gọn khoảng 4-5 dòng giải thích 1 câu tục ngữ thui nha.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 2. Cái răng cái tóc là góc con người.
    3. Đói cho sạch, rách cho thơm.
    4. Học ăn học nói, học gói, học mở.
    5. Không thầy đố mày làm nên.
    6. Học thầy không tày học bạn.
    7. Thương người như thể thương thân.
    8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
    9. Một cây làm chẳng nên non,
    10. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

    Thương người, lòng biết ơn, tình đoàn kết là bài học lớn về sống đẹp, về làm người – con người chân chính được dân gian nói lên một cách sâu sắc, đậm đà.

    1. Câu “Một mặt người bằng mười mặt của” có cách nói cụ thể, hay. Chữ “mặt” cũng rất độc đáo; “mặt người” chỉ tình người, giá trị con người; “mặt của” chỉ tiền của, vàng bạc… Lấy “một mặt người” so sánh với “mười mặt của”, nhân dân ta chỉ rõ: tiền của, vàng bạc… đã quý, nhưng cái đáng quý hơn là tình người, là giá trị con người. Con người là quý nhất: “Người ta là hoa đất”, “Người sống đấng vàng”.

    2. “Cái răng cái tóc là góc con người” nêu lên hai nét đẹp của con nguời. “Góc con người” là cái sắc sảo, duyên dáng, mặn mà, tươi đẹp của con người, nhất là con gái con trai. Ngày xưa, răng đen hạt na, tóc đen bóng, dày là đẹp. Ngày nay, răng đều, trắng bóng thì mới xinh. Nhất là thiếu nữ. Để tóc dài, cắt tóc ngắn, uốn tóc… đều phải theo nước da và khuôn mặt, dáng vẻ mỗi người. Câu tục ngữ không những chỉ nêu lên nét đẹp con người mà còn nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn chăm sóc cái răng cái tóc của mình. Có hàm răng đẹp, mái tóc đẹp là “của Trời cho”.

    3. Nhan sắc đã quý. Nhưng quý hơn là phẩm giá, nhân cách. Trong cuộc sống, ta phải ý thức được:

    “Đói cho sạch, rách cho thơm”

    Đói và rách là hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn, đói cơm rách áo. Sạch và thơm là cách sống không tham lam, lèm nhèm, biết giữ gìn phẩm giá, biết bảo vệ nhân cách. Hai chữ “cho” rất hay, có nghĩa là “giữ lấy”, “bảo vệ lấy”. Không vì nghèo đói mà sa ngã. Phải biết giữ gìn phẩm giá nhân cách đó là kinh nghiệm sống, là bài học làm người mà câu tục ngữ đã nêu lên. Một số quan chức tham nhũng, họ chẳng đói, chẳng rách nhưng họ chẳng sạch chẳng thơm một tí gì, vì tâm hồn đã sa đọa cùng cực ! Những kẻ vô liêm sỉ, đạo đức giả ấy bị nhân dân khinh bỉ.

    4. Câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” nêu lên bài học giao tiếp ứng xử. Phải sống lịch sự, văn minh. Phải cẩn trọng, khôn khéo, tế nhị trong lời ăn tiếng nói, trong mọi cử chỉ. Không được thô lỗ, cục cằn. Bài học làm người, con người văn hóa, sống đẹp được đúc kết trong bốn chữ “học” của câu tục ngữ này. Đúng là tục ngữ dạy ta biết sống tốt hơn, đẹp hơn.

    5 – 6. Nói về sự học, cách học, tục ngữ có câu:

    “Không thầy đố mày làm nên”

    “Học thầy không tày học bạn”

    “Mày” là mọi người, là chúng ta. Dùng chữ “mày” không phải khinh thường mà chỉ để liền vần với chữ “thầy” cho để nhớ. Thầy là người dạy ta về văn hóa, khoa học, nghề nghiệp… “Làm nên” nghĩa là trở nên giỏi giang, có ích cho gia đình và xã hội. Học chữ, học nghề phải có thầy. Ta còn phải học trong thực tế, trốn trường đời. Ta sẽ gặp nhiều người thầy dạy ta đủ điều khôn, điều hay, lẽ phải. Câu tục ngữ nhắc ta phải biết tìm thầy mà học, phải kính trọng biết ơn thầy. Có thế mới “làm nên”… Lại có câu nói về học bạn:

    “Học thầy không tày học bạn”

    “Không tày” nghĩa là không bằng. Bạn cùng trang lứa tuổi, ta dễ học được điều hay, điều tốt của bạn. Nói “học thầy không tày học bạn” chỉ là một cách nói để chỉ rõ việc học bạn là quan trọng. Chứ thật ra vai trò, vị trí, tác dụng của người thầy là vô cùng to lớn, quyết định. Có biết “tầm sư học đạo” mới thành tài. Hai câu tục ngữ không hề đối lập nhau mà chỉ nhắc chúng ta phải biết học thầy, đồng thời khiêm tốn học hỏi bạn bè.

    7. Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” dùng cách nói so sánh cụ thể.
    “Thương người” là thương yêu đồng loại. “Thương thân” là thương chính mình. Có lòng nhân ái bao la mới biết “thương người như thể thương thân”. Đồng cảm, thương xót những con người bất hạnh, đau khổ. An ủi động viên, nhường cơm sẻ áo cho những kẻ ốm đau, đói rét, hoạn nạn. Đó là những biểu hiện về lòng thương người. Câu tục ngữ dạy ta bài học nhân ái cao cả.

    8. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ hay nêu lên bài học về lòng biết ơn. “Ăn quả” là được hưởng thụ chất dẻo thơm, vị ngọt do người trồng cây vất vả làm ra. “Nhớ” là biểu thị lòng biết ơn. “Nhớ kẻ trồng cây” là nhớ ơn nhân dân lao động. “Quả” còn có nghĩa bóng như công ơn cha mẹ, ơn thầy, ơn Bác, ơn Đảng, ơn các anh hùng liệt sĩ, ơn nhân dân vĩ đại. Lòng biết ơn là bài học làm người. Không thể vong ân bội nghĩa.

    Xấu xa là kẻ ăn cháo đá bát, vô đạo. “Uống nước nhớ nguồn” cũng là câu tục ngữ hay dạy ta bài học về lòng biết ơn, sống tình nghĩa thủy chung.

    9. Câu tục ngữ sau đây được thể hiện bằng thơ lục bất:

    “Một cây làm chẳng nên non,
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

    “Một cây”, “ba cây”, “non”, “hòn núi cao” là những ẩn dụ nói về con người và cuộc sống. “Chụm lại” có nghĩa liên hợp, liên kết, gắn bó với nhau. “Một cây” là số ít, đơn lẻ, thì không thể làm nên non, nên núi được. “Ba cây” là số nhiều, số đông, lại được “chụm lại” vì thế mới thành núi cao. Cách nói th ậm xưng qua hình ảnh hòn núi cao đã nêu lên bài học đoàn kết, thấy được đoàn kết là sức mạnh to lớn, vô địch. Đó là bài học dựng nước và giữ nước sâu sắc nhất của nhân dân ta trong trường kì lịch sử.

      bởi Nguyen Binh 05/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF