YOMEDIA
NONE

Giải thích lòng khiêm tốn có thể coi là bản tính căn bản của con người

Giải thích ý kiến :"lòng khiêm tốn có thể coi là bản tính căn bản của con người, trong nghệ thuật xử thế của trí tuệ con người

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Biểu hiện của lòng khiêm tốn được nhận biết rất rõ trong đời sống hàng ngày. Một người giàu có nhưng không phung phí tiền bạc, không vì có tiền mà khinh rẻ những người nghèo khó, không phân biệt đối xử giàu - nghèo... mà vẫn nỗ lực lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Đó là khiêm tốn. Một người tài giỏi, thông minh nhưng không cậy mình hơn người mà coi thường những người khác; vẫn miệt mài học tập, sáng tạo... Đó là khiêm tốn. Vậy góc rễ của lòng khiêm tốn chính là sự ý thức đúng đắn về vị trí bản thân mình trong xã hội. Họ hiểu những chân lí và những điều tất yếu trong cuộc sống: mình đã giàu, đã giỏi nhưng có những người còn hơn mình vậy nên phải phấn đấu hơn nữa và không coi thường người khác. Hơn nữa, nguồn gốc tạo ra tài sản và trí tuệ là sự lao động và học hỏi không ngừng, do đó nếu ta bằng lòng với những gì mình có mà dừng lại không phấn đấu nữa thì ta sợ tụt hậu. Trong khi đó, những người kém ta hôm nay có ngày mai để vượt lên trước ta.

    Trong câu nói của mình, Lâm Ngữ Đường đã đánh giá rất cao đức tính khiêm tốn ở con người: "Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật". Nghệ thuật xử thế và đối đãi sự vật là cách thức ứng xử, tác động của bản thân con người đối với những người xung quanh, những mối quan hệ xã hội... Trong quan hệ giữa người với người, điều quan trọng nhất là phải biết mình là ai, người đối giao với mình là ai. Trong việc tự ý thức về bản thân và ý thức về những người xung quanh cần hiểu rằng chỗ đứng của mối người trong xã hội là gì. Một cá thể trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ phức tạp: là em người này, là cháu người nọ nhưng lại là anh người kia, bác người khác... Tương tự như vậy, bản thân ta có thể rất giỏi trong lĩnh vực này nhưng lại rất kém trong lĩnh vực khác. Truyện kể rằng có vị tướng rất đắc ý và lấy làm kiêu hãnh khi mình cười ngựa bắn tên thì bắn mười phát trúng cả mười. Nhưng một ngày nọ, ông phải lấy làm xấu hổ khi gặp một cụ già mắt bị bịt kín mà vẫn rót dầu trôi chảy qua lỗ nhỏ trên mặt đồng xu. Trong thực tế xã hội, có rất nhiều người thành đạt, nhưng đằng sau sự thành đạt của họ là mồ hôi, nước mắt của bao nhiêu người giúp sức. Một mình họ đâu có thể làm được điều gì! Chính bởi những điều đó, khi đứng trước một cuộc đối thoại, khi bắt đầu một mối quan hệ,... điều quan trọng nhất là phải biết khiêm tốn. Khiêm tốn để không rơi vào tình trạng “há miệng mắc quai” (tự khen mình rất giỏi nhưng vì lí do nào đó lại không hoàn thành được: công việc!). Khiêm tốn để thể hiện thái độ cầu tiến, muốn tiếp tục học hỏi. Khiêm tốn để được hướng dẫn những điều tốt đẹp hơn... Vậy là, trong cách xử thế và đối đãi với vạn vật, lòng khiêm tốn thực sự là điều căn bản, là gốc rễ của vấn đề.

    Trong thực tế, nhờ khiêm tốn mà rất nhiều người giành được những thành công lớn. Bản thân Bác Hồ là người có học vấn rất uyên thâm nhưng trên con đường bôn ba năm châu bốn bể. Người vẫn luôn khiêm nhường nhờ người khác chỉ dạy nhiều điều: học ngoại ngữ, viết báo,... Nhờ vậy, Bác biết nhiều thứ tiếng, học được nhiều phong tục tập quán của các nước khác, viết báo thành công,... Có nhiều bạn học sinh học giỏi, giành được nhiều giải cao trong các ki thi quốc gia, quốc tế nhưng đến trường các bạn vẫn hòa nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô, khiêm nhường học hỏi.

    Ngày ngày các bạn vẫn làm bài tập trên lớp thầy cô giao cho để rèn thêm kĩ năng làm bài. Đó thực sự là những tấm gương sáng về lòng khiêm tốn.

    Đối với mỗi người, việc rèn luyện đạo đức là công việc lâu dài, bền bỉ cần phải tiến hành ngay từ khi còn nhỏ. Đó là lí do vì sao một trong năm điều Bác Hồ khuyên thiếu niên nhi đồng là phải trau dồi đức tính khiêm tốn: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Bởi vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người học sinh chúng ta cần tu dưỡng cho mình đức tính quý báu ấy.

      bởi Mile long Duy 06/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Biểu hiện của lòng khiêm tốn được nhận biết rất rõ trong đời sống hàng ngày. Một người giàu có nhưng không phung phí tiền bạc, không vì có tiền mà khinh rẻ những người nghèo khó, không phân biệt đối xử giàu - nghèo

      bởi nguyen thi yen 09/12/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Biểu hiện của lòng khiêm tốn được nhận biết rất rõ trong đời sống hàng ngày. Một người giàu có nhưng không phung phí tiền bạc, không vì có tiền mà khinh rẻ những người nghèo khó, không phân biệt đối xử giàu - nghèo... mà vẫn nỗ lực lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Đó là khiêm tốn. Một người tài giỏi, thông minh nhưng không cậy mình hơn người mà coi thường những người khác; vẫn miệt mài học tập, sáng tạo... Đó là khiêm tốn. Vậy góc rễ của lòng khiêm tốn chính là sự ý thức đúng đắn về vị trí bản thân mình trong xã hội. Họ hiểu những chân lí và những điều tất yếu trong cuộc sống: mình đã giàu, đã giỏi nhưng có những người còn hơn mình vậy nên phải phấn đấu hơn nữa và không coi thường người khác. Hơn nữa, nguồn gốc tạo ra tài sản và trí tuệ là sự lao động và học hỏi không ngừng, do đó nếu ta bằng lòng với những gì mình có mà dừng lại không phấn đấu nữa thì ta sợ tụt hậu. Trong khi đó, những người kém ta hôm nay có ngày mai để vượt lên trước ta.
     
    Trong câu nói của mình, Lâm Ngữ Đường đã đánh giá rất cao đức tính khiêm tốn ở con người: "Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật". Nghệ thuật xử thế và đối đãi sự vật là cách thức ứng xử, tác động của bản thân con người đối với những người xung quanh, những mối quan hệ xã hội... Trong quan hệ giữa người với người, điều quan trọng nhất là phải biết mình là ai, người đối giao với mình là ai. Trong việc tự ý thức về bản thân và ý thức về những người xung quanh cần hiểu rằng chỗ đứng của mối người trong xã hội là gì. Một cá thể trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ phức tạp: là em người này, là cháu người nọ nhưng lại là anh người kia, bác người khác... Tương tự như vậy, bản thân ta có thể rất giỏi trong lĩnh vực này nhưng lại rất kém trong lĩnh vực khác. Truyện kể rằng có vị tướng rất đắc ý và lấy làm kiêu hãnh khi mình cười ngựa bắn tên thì bắn mười phát trúng cả mười. Nhưng một ngày nọ, ông phải lấy làm xấu hổ khi gặp một cụ già mắt bị bịt kín mà vẫn rót dầu trôi chảy qua lỗ nhỏ trên mặt đồng xu. Trong thực tế xã hội, có rất nhiều người thành đạt, nhưng đằng sau sự thành đạt của họ là mồ hôi, nước mắt của bao nhiêu người giúp sức. Một mình họ đâu có thể làm được điều gì! Chính bởi những điều đó, khi đứng trước một cuộc đối thoại, khi bắt đầu một mối quan hệ,... điều quan trọng nhất là phải biết khiêm tốn. Khiêm tốn để không rơi vào tình trạng “há miệng mắc quai” (tự khen mình rất giỏi nhưng vì lí do nào đó lại không hoàn thành được: công việc!). Khiêm tốn để thể hiện thái độ cầu tiến, muốn tiếp tục học hỏi. Khiêm tốn để được hướng dẫn những điều tốt đẹp hơn... Vậy là, trong cách xử thế và đối đãi với vạn vật, lòng khiêm tốn thực sự là điều căn bản, là gốc rễ của vấn đề.
     
    Trong thực tế, nhờ khiêm tốn mà rất nhiều người giành được những thành công lớn. Bản thân Bác Hồ là người có học vấn rất uyên thâm nhưng trên con đường bôn ba năm châu bốn bể. Người vẫn luôn khiêm nhường nhờ người khác chỉ dạy nhiều điều: học ngoại ngữ, viết báo,... Nhờ vậy, Bác biết nhiều thứ tiếng, học được nhiều phong tục tập quán của các nước khác, viết báo thành công,... Có nhiều bạn học sinh học giỏi, giành được nhiều giải cao trong các ki thi quốc gia, quốc tế nhưng đến trường các bạn vẫn hòa nhã với bạn bè, lễ phép với thầy cô, khiêm nhường học hỏi.
     
     Ngày ngày các bạn vẫn làm bài tập trên lớp thầy cô giao cho để rèn thêm kĩ năng làm bài. Đó thực sự là những tấm gương sáng về lòng khiêm tốn.
     
    Đối với mỗi người, việc rèn luyện đạo đức là công việc lâu dài, bền bỉ cần phải tiến hành ngay từ khi còn nhỏ. Đó là lí do vì sao một trong năm điều Bác Hồ khuyên thiếu niên nhi đồng là phải trau dồi đức tính khiêm tốn: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Bởi vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người học sinh chúng ta cần tu dưỡng cho mình đức tính quý báu ấy.

      bởi Tuyền Khúc 09/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON