YOMEDIA
NONE

Giải thích lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi

- học học nữa học mãi, hãy c/m câu nói của lê- nin Ngắn hôi nha mọi người cỡ 2 trang giấy ^.^ gấp nha tại thứ hai (7/5/2018) em thi rồi :<<

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Đề: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”

    Bài làm:

    Học tập là công việc vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Nếu không học tập chúng ta sẽ chỉ là người vô dụng. Học là quá trình tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức, cần phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài. Bởi thế, Lê – nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”.

    Câu nói của Lê nin có nghĩa như thế nào? Câu nói có tới ba ý được tách riêng bởi ba dấu phẩy, ngắn gọn như một khẩu hiệu hành động. Học là quá trình lĩnh hội và tiếp thu kiến thức ở trường lớp, sách vở và trong cuộc sống. “Học” là lời thúc giục con người học tập, tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Học nữa là học hết trình độ này đến trình độ khác, là tiếp tục học, học thêm nữa. Học mãi là học liên tục, không ngừng nghỉ. Và “học mãi” đã nâng cao hơn, tiếp tục phát triển ý đã nói trước đó: mãi học tập, học tập suốt đời. Ba ý trong một câu nói màn tính chất tăng tiến chẳng những thúc giục chúng ta học tập mà còn khẳng định tính chất của công việc này: học tập là công việc lâu dài, chúng ta cần học tập mãi mãi.

    Tại sao chúng ta phải học tập? Tại sao phải “học nữa, học mãi”? Bởi chỉ có con đường học tập mới giúp chúng ta có được tri thức về tự nhiên, xã hội, giúp chúng ta tồn tại được trong thế giới nói chung và xã hội loài người nói riêng. Có tri thức chúng ta sẽ nhận thức đúng đắn về những hiện tượng và quy luật của tự nhiên và xã hội. Chẳng hạn, thấy nắng thì biết đem những vật ướt ra phơi. Thấy người khác tức giận thì biết bình tĩnh, kiềm chế cơn nóng vội. Có tri thức, chúng ta khẳng định được bản thân mình, đậu vào trường đại học như mong muốn, ra trường có việc làm ổn định. Từ đó, có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, gia đình và xã hội. Mặt khác chúng ta cần “học nữa” để công việc học tập trở thành công việc suốt đời. Nhất là khi kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, núi này cao đã có núi khác cao hơn, nếu ta bằng lòng với chính mình, ta sẽ lạc hậu, mòn mỏi chạy theo những gì nhân loại đã băng qua. Cần học tập hơn nữa để chuyên sâu hơn lĩnh vực mình đang làm việc để nâng cao trình độ tay nghề, đạt năng suất cao hơn trong công việc. Người cống nhân học tập để nâng cao tay nghề. Giám đốc học tập để nâng cao tay nghề quản lý. Việc học tập không hạn chế tuổi tác, hoàn cảnh mà tùy theo ý thức của mỗi chúng ta. Học tập không ngừng ta sẽ được trưởng thành ở mọi lĩnh vực.

    Vậy chúng ta phải làm gì để thực hiện lời dạy của Lê – nin? Trước hết phải xác định mục đích học tập, nội dung học tập và sau đó là phương pháp học tập hiệu quả và khoa học. Nắm vững, xác định mục đích đúng, ta sẽ học tập có hiệu quả. Công việc học tập không dừng lại trong phạm vi nhà trường. Khi còn là học sinh, chúng ta cần học tập, đó là điều đương nhiên. Đó là thời gian chúng ta dành công sức học tập nhiều nhất. Không chỉ học ở thầy mà còn học hỏi thêm ở bạn bè, không những học ở sách vở mà cần học thêm ở ngoài thực tế cuộc sống. Chúng ta cũng cần có thái độ học tập đúng đắn. Ở trên lớp cần chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, phát biểu xây dựng bài, bài nào chưa hiểu thì nhờ thầy cô giáo giảng giải thêm. Ở nhà, chúng ta cần học bài, làm bài tập đầy đủ, tìm hiểu bài mới, đọc thêm sách tham khảo. Cần chú ý tự học để tự trau dồi thêm kiến thức cho mình. Chúng ta cũng phải có phương pháp học tập khoa học: học băng sơ đồ tư duy, không nên học tủ, học vẹt. Không nên nhét vào đầu những kiến thức lý thuyết suông mà không biết vận dụng vào thực tế. “Học đi đôi với hành”, cần có sự kết hợp giữa học và hành, vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế cuộc sống… Có như vậy, chúng ta mới có đủ hành trang vững bước vào đời. Chẳng những vậy, ngay cả khi không còn đi học, chúng ta vẫn cần học tập. Học ở đồng nghiệp để tiếp thu kinh nghiệm, học trong sách vở chuyên ngành để nâng cao chuyên môn, học trong lúc nhàn rỗi để tranh thủ thời gian, học trong khi làm việc để có điều kiện thực hành tốt… Có thể thấy, để làm việc và sống tốt nhất con người phải không ngừng học hỏi, học ở mọi lúc mọi nơi.

    Trong thực tế, chính bản thân Lê – nin và những con người vĩ đại kế tục sự nghiệp của Lê-nin trên thế giới và ở nước ta như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng… đều là những tấm gương sáng trong công việc học tập. Những con người ấy đã học tập suốt đời, học ngay cả trong chốn lao tù hay khi đang ở trên gường bệnh. Và sự nghiệp cách mạng cao cả mà họ đã gây dựng nên là một minh chứng to lớn cho những thành công họ đã đạt được.

    “Học, học nữa, học mãi” thực sự là lời khuyên hữu ích cho tất cả mọi người. Đặc biệt, đối với học sinh chúng em, hành trang mang theo là lời khuyên đúng đắn chứa đựng tư tưởng tiến bộ của Lê – nin: phải học tập, học tập thêm nữa, học tập suốt đời.

      bởi Huỳnh Thị Ngọc Thảo 14/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON