YOMEDIA
NONE

Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên

Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên

Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non Ba cày chụm lại nên hòn núi cao

Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

Giải thích câu tục ngữ Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn

Giải thích câu nói Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Giải thích câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Giải thích câu tục ngữ :Không thầy đố mày làm nên

    Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" được nhân dân ta luôn luôn đề cao. Người thầy giáo đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục. Cũng vì vậy mà người xưa có câu "Không thầy đố mày làm nên". Từ đó khẳng định vai trò của người thầy đối với sự nghiệp của học trò, đồng thời cũng là lời nhắc nhở con cháu phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.

    Câu tục ngữ giản dị nhưng cũng cần phải hiểu cho chính xác nghĩa của nõ. "Làm nên" ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt. Như vậy, nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức "đố mày" đồng thời cũng là răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của học trò.

    Thầy là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức, mở mang trí óc cho ta, dạy ta những điều hay lẽ phải. Lúc còn bé thơ, thầy dạy ta từng chữ cái, từng con số,... Rồi dần dần lớn lên, thầy dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn,... để ta có được kiến thức như ngày hôm nay. Thầy đã bỏ nhiều công sức, tâm huyết để rèn luyện, giáo dục ta nên những người có tri thức, có đạo đức. Công ơn ấy có thể sánh ngang bằng công cha mẹ.

    Để đền đáp công ơn này, ngày nay, cứ vào ngày 20/11 (ngày Nhà giáo Việt Nam), tất cả học sinh đều dâng lên thầy cô những điểm mười, những bông hoa tươi thắm,... thay cho lời cảm ơn chân thành tới sự hi sinh của thấy cô. Hay đơn giản hơn là hằng ngày tới trường, học sinh chăm chú nghe giảng, lẽ phép với thầy cô cũng là một biểu hiện tốt cho lòng kính mến của trò đối với thầy.

    Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều người không biết ơn công dạy dỗ của thầy cô, "qua cầu rút ván", gặp thầy không chào, cô gọi không thưa, vô lễ trước thầy cô giáo,... Những người này cần phải bị xã hội lên án, phê bình và phải chịu những hình phạt thích đáng.

    Không có người học trò nào thành đạt, có công danh, sự nghiệp với đời mà không do người thầy dạy dỗ cả. Điều này khẳng định vai trò vô cùng to lớn của người thầy: "Không thầy đố mày làm nên"

    Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ, bổn phận thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm học trò. Đó là một tình cảm không thể thiếu trong mỗi chúng ta. Đây là một lời giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhan cách, đạo đức cho thế hệ trẻ.

      bởi Trần Văn Hải 20/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF