YOMEDIA
NONE

Giải thích câu ca dao Dẫu xây chín bậc phù đồ...

Giai thích nghĩa của câu ca dao sau

Dẫu xây chín bậc phù đồ

Chẳng bằng làm phúc cứu cho một người

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • DẪU XÂY CHÍN ĐỢT PHÙ ĐỒ

    Từ lâu chúng ta đã nghe câu ca dao : “ Dẫu xây chín đợt phù đồ , không bằng làm phúc cứu cho một người ”. Chúng ta phân tích về câu nói này. Trước hết ta tra tự điển không thấy chữ “ phù đồ ” mà từ này bắt nguồn từ tiếng Ấn Độ là Phật Đà. Phù Đồ có nghĩa là xây chùa tháp để thờ Phật. Khi một người dùng từ phù đồ có nghĩa là người đó có thể là nhà Sư hay là người có sự am hiểu tôn trọng về đạo Phật. Tuy nhiên vì sao họ nói dù xây chín lần chùa tháp cũng không bằng làm phúc cứu cho một người. Chín đợt phù đồ là xây tháp thờ Phật cao 9 tầng hoặc chúng ta có 9 lần xây chùa với 9 ngôi chùa khác nhau . Khi nói câu này có nghĩa công đức mà chúng ta dồn vào xây dựng chùa chiền tín ngưỡng rất là lớn.

    Trong cuộc đời một người mà phát tâm bỏ tiền của ra xây dựng một ngôi chùa đã là việc lớn lao rồi. Khi ngôi chùa đó được bá tánh Phật tử tới lui nghe pháp tu học , có những vị Thầy tới giảng dạy giáo hóa thì công đức của người đó rất lớn. Còn trong câu này nói một người làm ra đến 9 ngôi chùa thì công đức không thể nghĩ bàn.
    Người đó giành hết tâm huyết , giành hết cuộc đời cho tín ngưỡng nhưng ông bà ta nói công đức xây chùa đó là thua kém công đức mà chúng ta ra ân cứu một người khỏi cơn hoạn nạn nguy biến. Chúng ta thường thấy hiếm có người nào bỏ tiền của ra xây một ngôi chùa mà không có sự hùn phước của nhiều người đóng góp tịnh tài cho công việc đó.

    Chúng ta phân tích khách quan để thấy câu ca dao này rất thâm thúy và đúng với đạo lý nhà Phật. Người nói câu này là người hiểu đạo Phật sâu sắc , hiểu tới gốc rễ của đạo Phật. Còn người hiểu cạn sẽ buồn nói mình mộ đạo nên việc xây chùa là tốt , chứ sao nói công đức không bằng cứu người. Thoạt nghe qua chúng ta cứ tưởng như bác đạo Phật.

    Chúng ta biết rằng cứu một người qua cơn nguy biến thì phước đức rất lớn . Thứ nữa người cứu người khác thường họ có tâm từ bi thương người , sẳn lòng dấn thân giúp đỡ , thậm chí có thể hy sinh cả tính mạng để cứu người. Thí dụ : Một người dám lao ra đoàn tàu lửa đang lao vùn vụt tới để cứu một em bé đi lạc trên đường ray , hay lính cứu hỏa sẳn sàng lao vào căn nhà đang bốc cháy ngùn ngụt để cứu người bị nạn , hoặc một người bị lật thuyền rớt xuống sông kêu cứu được ta bơi ra cứu giúp mang vào bờ , cứu người trong thiên tai bão lụt v.v…như thế không những ta cứu mạng người , tránh những sự mất mát đau buồn cho người thân của nạn nhân , còn mang niềm vui đến cho những người thân , bà con xóm giềng sau biến cố đó. Công đức cứu người đó cộng hưởng nhiều mặt nên là rất lớn.
    Khi chúng ta làm việc phúc chẳng hạn như cho một người nào đó 100 ngàn VNĐ , đi xin việc làm cho ai đó , tài trợ tiền học phí cho những đứa trẻ nghèo , mua sách vỡ tặng học sinh nghèo , xây cây cầu cho dân làng và trẻ em qua lại học hành sinh hoạt , hiến một miếng đất mấy sào để xây bệnh viện , trường học v.v… khi ta làm việc nào chỉ thấy một việc , chứ nào biết ảnh hưởng rất lớn là mọi người xung quanh được hưởng lợi ích , có hệ quả lây lan đến mọi người.

    Khi xây cất một cái chùa thì có Phật Tử , Tăng Ni đến tu học , rồi giáo hóa nhờ đó mà đạo lý của Phật lan tỏa vào cuộc đời. Khi lời Phật dạy rớt vào tâm người thì giúp bá tánh có thiện căn lành từ kiếp này sang kiếp khác.
    Việc cứu giúp người công đức cũng rất lớn. Vậy sau câu ca dao này có vẻ thiên vị về công đức cứu người con người hơn cả việc xây dựng chùa tháp.
    Chúng ta biết mục tiêu của đạo Phật là cứu giúp con người và tất cả giáo lý của đạo Phật là nhằm mục tiêu cứu khổ ban vui. Chúng ta cứu người là áp dụng lời Phật dạy vào thực tiễn cuộc đời.
    Chúng ta không phải là dồn hết tâm lực của mình vào tâm linh tín ngưỡng mà quay lưng bỏ quên cuộc đời.
    Người hiểu đạo là người có công đức thực tế với cuộc đời. Ta không thể thuộc làu kinh điển mà thực tế luôn vị kỷ cho mình , không biết giúp đỡ ai.

    Khi ta hiểu Đạo sâu sắc rồi thì đạo nằm trong từng chiếc lá rơi , trong từng mầm xanh vươn lên , đạo nằm trong tiếng chim hót lúc ban mai, đạo nằm trong tiếng khóc của đứa trẻ bên làng, đạo nằm ở một người phụ nữ gánh rau ra chợ bán buổi sáng, đạo nằm ở bà cụ già đang quẩy gánh đi về nhà trong buổi chiều hoàng hôn, , đạo nằm ở đứa bé bán lạc rang trong xóm với tiếng rao vang , đạo nằm nơi đứa trẻ và con trâu đang cày dưới đồng ruộng yên bình, đạo nằm nơi đứa bé đứng trông mẹ đi chợ về v.v…và đạo nằm trong tất cả những điều mà người ta đau khổ hay hạnh phúc.

    Một người hiểu đạo không lệ thuộc đạo ở chùa chiền hay đạo ở trong tâm mình nữa mà mỗi bửa sáng khi mở cửa ra nhìn thấy cuộc đời thì tất cả tràn ngập đạo lý và tất cả đều kêu gọi bổn phận của chúng ta bước đến với cuộc đời để làm một việc gì đó có ý nghĩa , mang lại lợi ích cho mọi người. Khi nào tình thương yêu chúng ta gửi đến từng thân phận con người , từng niềm vui nỗi khổ của con người , có tình thương và trách nhiệm với con người thì đó chính là Đạo.

    Người chưa hiểu đạo thì thấy đạo chỉ nằm ở chùa , còn khi về nhà thì vẫn tham sân si như thường. Người bắt đầu hiểu đạo thì thấy đạo trong tâm luôn giữ không phạm điều sai lầm. Còn người hiểu đạo sâu sắc , không còn phạm sai lầm nữa , tình thương yêu lan tỏa ra khắp nơi trong cuộc sống thì thấy nơi nào cũng là đạo , nơi nào cũng là để ta thương yêu đến từng lá cây , ngọn cỏ , từng người già , em bé v.v…Khi gặp gỡ mọi người trong cuộc sống này ta luôn bị thôi thúc muốn làm một cái gì đó cho mọi người vui vẻ lợi ích an lạc , thì đó chính là Đạo. Hiểu đạo đến mức độ như vậy là chúng ta đã ngộ đạo ở tầm cao , còn nếu ta chỉ vị kỷ cá nhân không quan tâm đến mọi người , không cứu giúp ai thì ta phải tu còn nhiều lắm.

    Câu ca dao chúng ta nghe có vẻ công đức tách đôi ra , một công đức thuộc về tôn giáo tín ngưỡng là xây chùa tháp. Một công đức thuộc về cứu giúp con người ở bên ngoài xã hội làm chúng ta cứ tưởng công đức giành cho đạo không bằng công đức giành cho đời. Thật sự công đức nằm trong cuộc sống mà đạo cũng nằm trong cuộc sống , trong tất cả mọi người mọi chúng sinh.
    Đạo là gì ? Đức Phật ra đời để làm gì ? chính là để cứu độ chúng sanh , để chúng sinh sống đúng đạo lý , được an vui và giải thoát.

    Câu ca dao này còn có ý nghĩa là đừng nghĩ đây là công đức xây chùa tháp , còn kia là công đức cứu giúp người mà công đức chính là bắt nguồn từ cuộc sống. Cho dù có xây chín bậc phù đồ mà không đem lại lợi ích thực tế cho con người thì không phải là công đức chân thật. Nếu chùa đó không lan tỏa được đạo lý vào cuộc đời thì thật là phí phạm.
    Câu ca dao này cảnh báo công đức thật sự nằm trong cuộc sống , còn chùa là hệ quả phát sinh tự nhiên của công đức chứ không phải nền của công đức. Ai chưa biết thương yêu con người , ý các Ngài cảnh báo là phải biết yêu thương cứu giúp con người trước , rồi hãy làm việc xây chùa tháp. Quan điểm này thật chuẩn xác đối với đạo Phật. Căn bản là chúng ta thương yêu giúp đỡ con người trước , vì nếu không như thế chúng ta chỉ cầu quả báo vị kỷ cho bản thân khi đóng góp xây chùa tháp.

    Có hai điều cực đoan mà chúng ta cần tránh : Cực đoan thứ nhất cho là tôi không cần tu , không cần đạo , chỉ cần thực tế là lo cho con người , lo cho cuộc đời. Đó là một cực đoan vì không biết đến đạo lý , sẽ không phát triển trí tuệ tâm linh. Cực đoan thứ hai là chỉ biết đến tu tập tâm linh tín ngưỡng nhưng không bao giờ biết đến một việc làm từ thiện trong cuộc sống , quay lưng với nỗi khổ niềm đau của nhân thế. Đó cũng là một cực đoan vì không có lòng từ.
    Con người phải phát triển trí tuệ , tiến dần từ phàm lên Thánh , chứ không sẽ luẩn quẩn đọa lạc mãi trong luân hồi sanh tử.
    Những người thích tu tập nhưng không có những công đức trong xã hội thì giống như xây tòa tháp không có nền móng.

    Chúng ta thấy gốc của câu ca dao trên là dựng lại một trung đạo. Việc cứu người là chính yếu ưu tiên hàng đầu , cứu người là công đức lớn.
    Có 3 trường hợp cứu người :

    •Thứ nhất là chúng ta cứu người trong nguy cấp như : người ta đang bị tai nạn , đang bị thương tật , đang bị hỏa hoạn , bị côn đồ đánh đập cướp của v.v… đây là ưu tiên số một.

    •Thứ hai là giúp người nghèo đói , bệnh tật , những mảnh đời cơ nhỡ bất hạnh xung quanh ta. Đây là trường hợp có thời gian để chúng ta thực hiện.

    •Thứ ba là giúp con người khỏi u tối mê lầm , để người ta có đạo lý , tránh điều tội biết làm phúc , tăng trưởng phẩm giá đạo hạnh của người ta lên. Điều này khó làm nhưng có giá trị lợi ích lâu dài vì khi đạo lý rớt vào tâm rồi thì dù người đó có già mất đi thì đạo lý trong tâm vẫn còn tồn tại đến những kiếp sau. Chúng ta phải có đức độ , có duyên lành mới làm được điều này.

    Chúng ta nói chuyện với nhau về câu ca dao : “ Dù xây chín đợt phù đồ , không bằng làm phúc cứu cho một người ” là để tránh sự cực đoan và thấy rằng gốc rễ của Đạo nằm trong cuộc sống. Chúng ta cần thương yêu giúp đỡ nhau trong cuộc sống thực tế làm nền , rồi chúng ta mới tu tập thăng tiến về tâm linh được. Chúng ta không thể làm một phàm phu mãi mãi mà phải tiến dần lên thành một vị Thánh trong đạo Phật.

      bởi Hoàng Phúc Đạtt 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF