Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ.
Trả lời (2)
-
Đỗ Phủ là cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa, ông sống vào giai đoạn cực thịnh sau đó là suy vong của đời Đường, nên đã chứng kiến tận mắt chiến tranh liên miên, thiên tai địch hoạ, bao cảnh thương tâm, khổ cực của dân chúng dưới chế độ phong kiến đương thời. Tất cả những cảnh ngộ éo le ấy trong đó có bản thân nhà thơ đều được ghi lại đầy đủ và rõ nét trong hầu hết thơ của ông. Ngoài giá trị hiện thực lịch sử to lớn, còn thể hiện cái nhìn yêu thương đối với nhân dân lao động. Bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá đã phản ánh được điều này.
Bài thơ này được xếp vào những bài thơ hay nhất của ông. Vào những năm cuối đời sau khi đã nếm trải đủ những tủi cực, đắng cay của cuộc đời bôn ba thiên hạ. Ông trở về sống ở Thành Đô, gia cảnh của ông vẫn cực khổ bần hàn, nghèo túng. Được bạn bè giúp đỡ, ông đã có một căn nhà tranh bên cạnh Khe Cán Hoa phía Tây Thành Đô.
Căn nhà tranh ấy là đối tượng miêu tả trong sự chống đỡ, vật lộn với trận thu phong.
Tháng tám, thu cao, gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa
Mảnh thấp quay lộn vào mương xa.
Đoạn thơ là bức tranh về một trận thu phong vào tháng tám Gió thét già. Qua cách kể của tác giả ta hình dung trận gió thu rất mạnh, trong phút chốc những tấm tranh kia bị lật tung bay khắp mọi nơi. Có mảnh tốc bay cao, bay thấp, bay xa, bay gần rải khắp bờ, treo tót ngọn cành cây, quay lộn vào mương... Thật là trớ trêu cho cảnh ngộ của ông già Đỗ Phủ, ngước mắt nhìn theo những tấm tranh bị gió cuốn mà lòng xót xa và bất lực. Vậy là thiên nhiên vô tình cũng chẳng buông tha cho người áo vải bao năm tháng bôn ba mưu sinh giờ đây mới có được ngôi nhà tranh trú mưa trú nắng.
Những năm đó loạn An Sử vẫn còn rất khốc liệt, đời sống nhân dân vô cùng cơ cực, li tán, chết đói đẫy rẫy. Nhà nhà, người người bị ném vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. Có những gia đình mà đến hơn một nửa bị chết trong khói lửa sa trường.
Van rằng: có ba trai
Nghiệp thành đều đi thứ
Một đứa gửi thư nhắn
Hai đứa vừa chết trận
Đứa chết đành thôi rồi
Đứa còn đâu chắc chắn.
(Viên Lại ở Thạch Hào)
Có ba trai phải tòng quân, hai đứa chết trận, đứa còn biết sống chết ra sao. Rồi cả bà lão đã gần đất xa trời cũng phải ra chốn Hà Dương. Nghèo khổ, túng bấn cả con dâu không còn quần áo lành lặn. Hiện thực xã hội là như vậy. Một xã hội mà đảo điên, loạn li như vậy thì chắc chắn đạo đức suy đồi xuống cấp nghiêm trọng. Căn nhà đã bị gió thu phá sạch, lũ trẻ thôn Nam nghịch ngợm quá mức kéo nhau đến cướp tranh đi mất. Nhà thơ già yếu, chân chậm mắt kém làm sao đuổi được.
Môi khô, miệng cháy gào chẳng được
Quay về, chống gậy lòng ấm ức!
Cảnh ngộ cười ra nước mắt, chống gậy quay về ngôi nhà tuềnh toàng mà lòng đau đớn, xót xa. Những bước chân mỏi mệt, đắng cay và bất lực, tràn lên tận cuống họng mà không nói thành lời.
Trong lòng tác giả đang oán hận và trách móc, có chăng lũ trẻ tinh nghịch, đói nghèo thất học tràn lan. Lấy ai nuôi dạy chúng khi:
Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ,
Mở cõi nhà Vua ý chưa bỏ...!
Hay:
... Cửa son rượu thịt ôi,
Ngoài đường, xương chết buốt!
Sự trớ trêu trong cảnh ngộ của Đỗ Phủ không chỉ là thu phong tốc mái căn nhà tranh mà về đêm thêm một tai hoạ mới. Mưa thu dầm dề, sùi sụt, dai dẳng kéo dài suốt đêm, kéo theo cái lạnh càng thêm lạnh. Nhà dột lung tung khác chi ở ngoài trời. Chăn, mền cũ, bị con quẫy đạp rách. Mãi chưa sáng... mưa mãi không tạnh... làm sao nhà thơ có thể ngủ được. Ông trằn trọc suốt đêm trong mệt nhọc, đói rét, lo lắng, buồn rầu, thương vợ, thương con.
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê,
Đêm dài ướt át sao cho trót.
Đêm dài như dài thêm, ông già cũng chĩ đành cay đắng, ấm ức và bất lực ngồi đếm từng nhịp trống canh.
Ta thấy hiện lên trên khuôn mặt nhà thơ sự đau khổ, cay đắng. Một kẻ sĩ có học thức mà công danh thì lận đận, cuộc đời thì long đong, túng bấn khổ cực. Ông trách mình đã chẳng giúp gì cho vợ con và gia đình trong cảnh nghèo khổ ấy. Băn khoăn trăn trở hơn là kẻ sĩ mà chẳng giúp gì được cho đời, chiến tranh liên miên, dân chúng loạn lạc cực khổ. Càng nghĩ ông càng phê phán và lên án chiến tranh, lên án xã hội phong kiến gây bao cảnh đời vất vả như chính gia đình tác giả. Nỗi khổ về vật chất và tinh thần của Đỗ Phủ cũng là cái khổ chung của nhân dân lao động, của các nhà nho, trí thức thời đó. Sự khốn cùng của gia đình tác giả là chứng tích cho một thời kỳ lịch sử xã hội Trung Quốc hay đó chính là xã hội thời Đường thu nhỏ lại. Chỉ đơn thuần là nhà bị gió phá, mưa dột nghèo túng nhưng bài thơ có giá trị hiện thực to lớn, phản ánh nhiều mặt đang nóng bỏng của xã hội Trung Quốc lúc đó. Những nỗi đau của dân đen ông cũng đã từng chứng kiến nếm trải để rồi từ hiện thực của gia đình, xã hội, nhà thơ thể hiện khát vọng hoà bình, dân chúng ấm no:
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!
Than ôi! bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
Cùng với giá trị hiện thực sâu sắc của bài thơ, khổ thơ cuối thể hiện sâu sắc khát vọng cao đẹp, ước mơ cao cả, vị tha. Nhà mình thì dột nát, sắp đổ đến nơi, biết bao giờ dựng lại được? Vậy mà ông luôn nghĩ tới tương lai, không hề nghĩ cho mình, gia đình, lại nghĩ đến ngôi nhà chung, to cao, rộng rãi, vững chắc muôn nghìn gian, bất chấp mưa nắng, vững như thạch bàn dành cho muôn nghìn dân đang đói rách, cơ cực bần hàn trú ngụ. Dù đau khổ chất chồng, nhưng không dập tắt được nhân tính, không làm mất được niềm tin, con người không bị hoàn cảnh đè bẹp mà ngạo nghễ vượt lên trên hoàn cảnh. Thương người là nhân, yêu người là ái. Lòng nhân ái của Đỗ Phủ thật cảm động và thiết thực cụ thể. Điều cao cả và đáng kính trọng hơn nữa là ở chỗ mơ ước ấy mang tinh thần vị tha tới mức xả thân vì người khác. Ông vui lòng chịu chết cóng, chết rét để có được ngôi nhà trong mơ ấy.
Thực tế xưa nay không có ngôi nhà rộng muôn ngàn gian như thế. Khổ thơ được sáng tạo bằng biện pháp tu từ so sánh và thậm xưng đế diễn tả ước mơ to lớn và cảm hứng lãng mạn dạt dào, làm sáng bừng lòng nhân ái bao la của một con người từng trải qua bao bất hạnh giữa thời loạn lạc. Vì vậy nhà thơ mong mỏi ai ai cũng được sống cuộc sống yên ấm hạnh phúc.
Dù đã qua đi hơn mười hai thế kỷ nhưng bài thơ này vẫn giữ được cho mình chỗ đứng trong trái tim mỗi chúng ta bởi vì giá trị hiện thực và tính nhân đạo bao la luôn toả sáng trong đó.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/gia-tri-hien-thuc-va-nhan-dao-trong-bai-tho-bai-ca-nha-tranh-bi-gio-thu-pha-c34a1577.html#ixzz4wPB6KPmqbởi Nguyễn Soa 25/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Đỗ Phủ là cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa, ông sống vào giai đoạn cực thịnh sau đó là suy vong của đời Đường, nên đã chứng kiến tận mắt chiến tranh liên miên, thiên tai địch hoạ, bao cảnh thương tâm, khổ cực của dân chúng dưới chế độ phong kiến đương thời. Tất cả những cảnh ngộ éo le ấy trong đó có bản thân nhà thơ đều được ghi lại đầy đủ và rõ nét trong hầu hết thơ của ông. Ngoài giá trị hiện thực lịch sử to lớn, còn thể hiện cái nhìn yêu thương đối với nhân dân lao động. Bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá đã phản ánh được điều này.
Bài thơ này được xếp vào những bài thơ hay nhất của ông. Vào những năm cuối đời sau khi đã nếm trải đủ những tủi cực, đắng cay của cuộc đời bôn ba thiên hạ. Ông trở về sống ở Thành Đô, gia cảnh của ông vẫn cực khổ bần hàn, nghèo túng. Được bạn bè giúp đỡ, ông đã có một căn nhà tranh bên cạnh Khe Cán Hoa phía Tây Thành Đô.
Căn nhà tranh ấy là đối tượng miêu tả trong sự chống đỡ, vật lộn với trận thu phong.
Tháng tám, thu cao, gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa
Mảnh thấp quay lộn vào mương xa.
Đoạn thơ là bức tranh về một trận thu phong vào tháng tám Gió thét già. Qua cách kể của tác giả ta hình dung trận gió thu rất mạnh, trong phút chốc những tấm tranh kia bị lật tung bay khắp mọi nơi. Có mảnh tốc bay cao, bay thấp, bay xa, bay gần rải khắp bờ, treo tót ngọn cành cây, quay lộn vào mương... Thật là trớ trêu cho cảnh ngộ của ông già Đỗ Phủ, ngước mắt nhìn theo những tấm tranh bị gió cuốn mà lòng xót xa và bất lực. Vậy là thiên nhiên vô tình cũng chẳng buông tha cho người áo vải bao năm tháng bôn ba mưu sinh giờ đây mới có được ngôi nhà tranh trú mưa trú nắng.
Những năm đó loạn An Sử vẫn còn rất khốc liệt, đời sống nhân dân vô cùng cơ cực, li tán, chết đói đẫy rẫy. Nhà nhà, người người bị ném vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. Có những gia đình mà đến hơn một nửa bị chết trong khói lửa sa trường.
Van rằng: có ba trai
Nghiệp thành đều đi thứ
Một đứa gửi thư nhắn
Hai đứa vừa chết trận
Đứa chết đành thôi rồi
Đứa còn đâu chắc chắn.
(Viên Lại ở Thạch Hào)
Có ba trai phải tòng quân, hai đứa chết trận, đứa còn biết sống chết ra sao. Rồi cả bà lão đã gần đất xa trời cũng phải ra chốn Hà Dương. Nghèo khổ, túng bấn cả con dâu không còn quần áo lành lặn. Hiện thực xã hội là như vậy. Một xã hội mà đảo điên, loạn li như vậy thì chắc chắn đạo đức suy đồi xuống cấp nghiêm trọng. Căn nhà đã bị gió thu phá sạch, lũ trẻ thôn Nam nghịch ngợm quá mức kéo nhau đến cướp tranh đi mất. Nhà thơ già yếu, chân chậm mắt kém làm sao đuổi được.
Môi khô, miệng cháy gào chẳng được
Quay về, chống gậy lòng ấm ức!
Cảnh ngộ cười ra nước mắt, chống gậy quay về ngôi nhà tuềnh toàng mà lòng đau đớn, xót xa. Những bước chân mỏi mệt, đắng cay và bất lực, tràn lên tận cuống họng mà không nói thành lời.
Trong lòng tác giả đang oán hận và trách móc, có chăng lũ trẻ tinh nghịch, đói nghèo thất học tràn lan. Lấy ai nuôi dạy chúng khi:
Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ,
Mở cõi nhà Vua ý chưa bỏ...!
Hay:
... Cửa son rượu thịt ôi,
Ngoài đường, xương chết buốt!
Sự trớ trêu trong cảnh ngộ của Đỗ Phủ không chỉ là thu phong tốc mái căn nhà tranh mà về đêm thêm một tai hoạ mới. Mưa thu dầm dề, sùi sụt, dai dẳng kéo dài suốt đêm, kéo theo cái lạnh càng thêm lạnh. Nhà dột lung tung khác chi ở ngoài trời. Chăn, mền cũ, bị con quẫy đạp rách. Mãi chưa sáng... mưa mãi không tạnh... làm sao nhà thơ có thể ngủ được. Ông trằn trọc suốt đêm trong mệt nhọc, đói rét, lo lắng, buồn rầu, thương vợ, thương con.
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê,
Đêm dài ướt át sao cho trót.
Đêm dài như dài thêm, ông già cũng chỉ đành cay đắng, ấm ức và bất lực ngồi đếm từng nhịp trống canh.
Ta thấy hiện lên trên khuôn mặt nhà thơ sự đau khổ, cay đắng. Một kẻ sĩ có học thức mà công danh thì lận đận, cuộc đời thì long đong, túng bấn khổ cực. Ông trách mình đã chẳng giúp gì cho vợ con và gia đình trong cảnh nghèo khổ ấy. Băn khoăn trăn trở hơn là kẻ sĩ mà chẳng giúp gì được cho đời, chiến tranh liên miên, dân chúng loạn lạc cực khổ. Càng nghĩ ông càng phê phán và lên án chiến tranh, lên án xã hội phong kiến gây bao cảnh đời vất vả như chính gia đình tác giả. Nỗi khổ về vật chất và tinh thần của Đỗ Phủ cũng là cái khổ chung của nhân dân lao động, của các nhà nho, trí thức thời đó. Sự khốn cùng của gia đình tác giả là chứng tích cho một thời kỳ lịch sử xã hội Trung Quốc hay đó chính là xã hội thời Đường thu nhỏ lại. Chỉ đơn thuần là nhà bị gió phá, mưa dột nghèo túng nhưng bài thơ có giá trị hiện thực to lớn, phản ánh nhiều mặt đang nóng bỏng của xã hội Trung Quốc lúc đó. Những nỗi đau của dân đen ông cũng đã từng chứng kiến nếm trải để rồi từ hiện thực của gia đình, xã hội, nhà thơ thể hiện khát vọng hoà bình, dân chúng ấm no:
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!
Than ôi! bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!
Cùng với giá trị hiện thực sâu sắc của bài thơ, khổ thơ cuối thể hiện sâu sắc khát vọng cao đẹp, ước mơ cao cả, vị tha. Nhà mình thì dột nát, sắp đổ đến nơi, biết bao giờ dựng lại được? Vậy mà ông luôn nghĩ tới tương lai, không hề nghĩ cho mình, gia đình, lại nghĩ đến ngôi nhà chung, to cao, rộng rãi, vững chắc muôn nghìn gian, bất chấp mưa nắng, vững như thạch bàn dành cho muôn nghìn dân đang đói rách, cơ cực bần hàn trú ngụ. Dù đau khổ chất chồng, nhưng không dập tắt được nhân tính, không làm mất được niềm tin, con người không bị hoàn cảnh đè bẹp mà ngạo nghễ vượt lên trên hoàn cảnh. Thương người là nhân, yêu người là ái. Lòng nhân ái của Đỗ Phủ thật cảm động và thiết thực cụ thể. Điều cao cả và đáng kính trọng hơn nữa là ở chỗ mơ ước ấy mang tinh thần vị tha tới mức xả thân vì người khác. Ông vui lòng chịu chết cóng, chết rét để có được ngôi nhà trong mơ ấy.
Thực tế xưa nay không có ngôi nhà rộng muôn ngàn gian như thế. Khổ thơ được sáng tạo bằng biện pháp tu từ so sánh và thậm xưng đế diễn tả ước mơ to lớn và cảm hứng lãng mạn dạt dào, làm sáng bừng lòng nhân ái bao la của một con người từng trải qua bao bất hạnh giữa thời loạn lạc. Vì vậy nhà thơ mong mỏi ai ai cũng được sống cuộc sống yên ấm hạnh phúc.
Dù đã qua đi hơn mười hai thế kỷ nhưng bài thơ này vẫn giữ được cho mình chỗ đứng trong trái tim mỗi chúng ta bởi vì giá trị hiện thực và tính nhân đạo bao la luôn toả sáng trong đó
bởi Nguyễn Thị Cẩm Nhung 08/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
phương thức biểu đạt của bài “Tiếng Hát Tháng Giêng ( Y PHƯƠNG )
Giúp Mình với ạ!
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về biện pháp tu từ có vị chí nổi bật nhất trong bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn BIỂU CẢM về lợi ích của cây CÀ PHÊ.
04/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em hãy viết bài văn kể lạu một trận thi đấu bóng rổ mà em ấn tượng nhất khi bắt đầu vào trường thcs(lớp 7)
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em sẽ hành động như thế nào để "những tục lệ tốt đẹp ấy" và "những thức quý của đất mình" luôn có một vị trí quan trọng trong tâm hồn của người Việt? (Trả lời từ 3-5 câu)
Em đang cần gắp ạ!
11/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cảnh vật được miêu tả qua màu sắc nào trong bài thơ "Chiều sông thương".
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ giải thích câu ca dao :
"Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá bụi sò huyết Pước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An"
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Nêu những điểm cần chú ý về văn bản thông tin. TT
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
sos . mọi người nhanh giúp mình với
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
đề tài của lừa và ngựa
Giúp Em Vs
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
'Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng.Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết.Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng.Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt.Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn.Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài'.
Từ nội dung của phần đọc hiểu , em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp được rút ra từ câu chuyên trên.
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! phần trên thui Câu 1 : Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của con mối và con kiến. Qua những từ ngữ ấy , tác giả muốn thể hiện điều gì? Câu 2 : Chỉ ra sự khác nhau trong hình thức kể chuyện của truyện Con mối và Con kiến với các chuyện Đèo cày giữa đường và Ếch ngồi đáy giếng. Câu 3 : Thủ pháp nào đc sd để lm nổi bật đặc điểm của hai con mối và kiến? Câu 4 : Hình ảnh con mối và con kiến để chỉ kiểu ng nào trong xã hội?
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
bằng một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật ngụ ngôn mà em yêu thích
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ai giỏi văn thì giúp mình nhé đừng lên gg ạ
19/02/2023 | 1 Trả lời
-
chỉ ra và nêu cách hiểu của em về các từ ngữ được dùng phép nói quá trong các câu sau :
1. " Nhớ đêm dài đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng "
2. " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng gửi trời "
3. " Gươm mài đá, đá cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn "
4. " Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chua bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khảng khái tâu lên : Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một toàn điện Diên Hồng "
Liên quan đến biện pháp tu từ nói quá ạ, mong mọi người giúp mk ạ!
21/02/2023 | 0 Trả lời
-
lập dàn ý ghi lại cảm xúc bài thơ mẹ và quả nguyen khoa diem lớp 7 dàn ý chi tiết nha
văn học lớp 7
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
22/03/2023 | 2 Trả lời
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống( trình bày ý kiến phản đối )về các vấn đề của học sinh
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu về Vẻ đẹp của cây tre và con người Việt Nam
30/03/2023 | 0 Trả lời
-
có gì mới ở phương tây
có ngày có đêm
có máu và nước mắt
có sói lang và những anh hùng
31/03/2023 | 3 Trả lời
-
Hãy nêu tất cả các văn bản thông tin từ lớp 6 đến lớp 7 sách Ngữ văn Kết nối tri thức
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK tr76 tập 2 KNTT và trả lời câu hỏi: Phát biểu suy luận của em về mối liên hệ giữa chủ đề bài học và loại văn bản chính cần đọc.
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản Những câu chuyện của người thầy
23/04/2023 | 0 Trả lời