YOMEDIA
NONE

Đề thi Học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7

de thi

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

    Môn: Ngữ văn 7 ( ĐỀ 1)

    Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề)

    Câu 1 (3 điểm).

    Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:

    “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

    Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

    ( Bánh trôi n­ớc - Hồ Xuân H­ơng)

    Câu 2: (7 điểm).

    Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

    “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày tr­ớc. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở n­ớc ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ng­ợc đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu n­ớc, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu ph­ơng nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu th­ơng bộ đội nh­ con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ. … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nh­ng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu n­ớc”.

    (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu n­ớc của nhân dân ta)

    Câu 3 (10 điểm).

    Có ý kiến đã nhận xét rằng:

    "Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của ng­ời lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."

    Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã đ­ợc học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

    ĐÁP ÁN

    Câu 1 (3 điểm)

    * Yêu cầu 1 (1,0 điểm):

    Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.

    * Cho điểm:

    Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.

    * Yêu cầu 2: Phân tích đ­ợc ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm):

    - Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi n­ớc với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay ng­ời nặn nh­ng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.

    - Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của ng­ời phụ nữ.

    - Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của ng­ời phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.

    - Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực ng­ời phụ nữ của Hồ Xuân H­ơng.

    Câu 2 (7 điểm)

    * Yêu cầu:

    - Đoạn văn nói về tinh thần yêu n­ớc của nhân dân trong văn bản nghị luận về Tinh thần yêu n­ớc của nhân dân ta của Hồ Chí Minh.

    - Đoạn văn đã sử dụng phép lập luận chứng minh, cách lập luận rất rõ ràng theo quan hệ Tổng - Phân - Hợp giàu sức thuyết phục:

    + Câu mở đoạn nêu luận điểm: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày tr­ớc để giới thiệu tinh thần yêu n­ớc của nhân dân ta ngày nay đồng thời còn có sự so sánh đối chiếu với tinh thần yêu n­ớc của nhân dân ta ngày tr­ớc để bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng.

    + Các câu 2, 3, 4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện để chứng minh làm sáng tỏ tinh thần yêu n­ớc của nhân dân ta ngày nay nêu ra ở câu nêu luận điểm: các cụ già … các cháu thiếu niên nhi đồng; các kiều bào … đồng bào vùng bị tạm chiếm; nhân dân miền ng­ợc … miền xuôi; những chiến sĩ ngoài mặt trận … các công chức ở hậu ph­ơng; những phụ nữ … bà mẹ; nam nữ công nhân và nông dân … những đồng bào điền chủ …

    Cùng với những dẫn chứng tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ những hành động, biểu hiện của tấm lòng yêu n­ớc của những con ng­ời này: Ai cũng một lòng nồng nàn yêu n­ớc, ghét giặc, … nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, … nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, … khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, … săn sóc yêu th­ơng bộ đội nh­ con đẻ của mình, … thi đua tăng gia sản xuất, … không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, … quyên đất ruộng cho chính phủ…

    Kiểu câu “Từ …. đến” tạo ra lối điệp kiểu câu, cùng với điệp từ những, các và phép liệt kê rất tự nhiên, sinh động vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ đ­ợc mạch văn trôi chảy thông thoáng cuốn hút ng­ời đọc, ng­ời nghe. Tác giả đã làm nổi bật tinh thần yêu n­ớc của nhân dân ta trong kháng chiến rất đa dạng, phong phú ở các lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn, hành động, việc làm.

    + Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nh­ng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu n­ớc.

    - Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu n­ớc nồng nàn của nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi ng­ời phát huy cao độ tinh thần yêu n­ớc ấy trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

    Câu 3 (10 điểm).

    1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:

    - Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao).

    - Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng.

    - Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.

    2. Yêu cầu về nội dung:

    a) Mở bài:

    - Dẫn dắt đ­ợc vào vấn đề hợp lí.

    - Trích dẫn đ­ợc nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.

    b) Thân bài:

    * Thơ ca dân gian là gì? (thuộc ph­ơng thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao…; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nh­ng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể; "ca dao là thơ của vạn nhà" - Xuân Diệu; là suối nguồn của tình yêu th­ơng, là bến bờ của những trái tim biết chia sẻ.).

    * Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của ng­ời lao động (lập luận): Thể hiện những t­ t­ởng, tình cảm, khát vọng, ­ớc mơ.. của ng­ời lao động.

    * Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta":

    - Tình yêu quê h­ơng đất n­ớc, yêu thiên nhiên (dẫn chứng).

    - Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng: "Dù ai đi… mùng m­ời tháng ba; Bầu ơi th­ơng … một giàn; Nhiễu điều phủ lấy ... nhau cùng; máu chảy ruột mềm, Môi hở răng lạnh.. ").

    - Tình cảm gia đình:

    + Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng: Con ng­ời có tổ .. có nguồn; Ngó lên nuột lạt.. bấy nhiêu; …).

    + Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng: Công cha nh­ … là đạo con; Ơn cha … c­u mang; Chiều chiều ra đứng … chín chiều; Mẹ già nh­ .. đ­ờng mía lau…).

    + Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng: Anh em nh­ chân … đỡ đần; Anh thuận em hoà là nhà có phúc; Chị ngã em nâng…).

    + Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng: Râu tôm … khen ngon; Lấy anh thì s­ớng hơn vua… càng hơn vua; Thuận vợ thuận … cạn…).

    - Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân th­ơng (dẫn chứng: Bạn về có nhớ… nhớ trời; Cái cò cái vạc… giăng ca; …).

    - Tình thầy trò (dẫn chứng: Muốn sang thì bắc… lấy thầy…).

    - Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng: Qua đình… bấy nhiêu; Yêu nhau cới… gió bay; Gần nhà mà …làm cầu; Ước gì sông … sang chơi….).

    c) Kết bài:

    - Đánh giá khái quát lại vấn đề.

    - Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.

      bởi Nguyễn Thu Trang 16/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON