YOMEDIA
NONE

Chứng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Chwusng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quantrọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào cóthể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt đểđánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thứctrong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”hay “Uống nước nhớ nguồn” .

    Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhânvăn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no,hạnh phúc cho chúng ta.

    Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồngcây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tớicông sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằmkhuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với nhữngngười đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thểhiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với ngườikhác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đócũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người vớicon người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưngmà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinhtrên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồhôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéoléo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoánghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều,rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đíchphục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâmhuyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục đểngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó.Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành độngđể có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực vềđạo lí mà mỗi con người cần phải có.

    Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”.Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hìnhthức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính làngười tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốnchữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nướctrong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờvơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ýnghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với conngười. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhânvăn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùngvĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập chođất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm thángsống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm,bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giànhlấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoáhoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêmsáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ lànhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa lànhững người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tínhtoan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêucon người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

    Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu đượcvề đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi conngười, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩmchất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nókhông tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã cócông dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡchỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩnchứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộcsống trên hành tinh này....

      bởi Tuấn Võ 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON