YOMEDIA
NONE

Chứng minh hãy biết quý thời gian

chứng minh hãy biết quý thời gian

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • BÀI LÀM
    Thời gian luôn đi cùng sự sống trên trái đất. Thời gian của vũ trụ là vô hạn. Thời gian là hữu hạn đối với con người. Do vậy, mọi người (trong dó có bạn và tôi) cần phải biết quý thời gian.
    Muốn quý thời gian, trước hết, cần hiểu thời gian là gì? Thời gian là thứ trừu tượng ta chỉ có thể cảm nhận thời gian qua sự vận động tự nhiên của mọi sự vật: trái đất sinh ra ngày đêm, tháng, năm; động thực vật sinh ra, lớn lên, mất đi; con người trong công việc và tuổi tác,... Vạn vật trên trái đất sinh ra, trưởng thành và tàn lụi theo thời gian. Trong vũ trụ, thời gian tính bằng triệu triệu năm, nhưng thời gian của người chỉ tính bằng năm, nhiều nhất là trên trăm năm. Thời gian của người là hữu hạn.
    Chúng ta cần thời giạn vì thời gian thật đáng quý đối với cuộc sống con người, trong khi thời gian của người là hữu hạn.
    Có bạn chia sẻ với chúng ta cảm nghĩ về thời gian như sau: mỗi buổi sáng thức dậy, nhận ra bầu trời trong xanh có ánh nắng ban mai ửng hồng, hoặc một chồi non vừa nhú còn ướt đẫm sương đêm,... nhắc nhở cho ta biết đời sống của ta đang tồn tại, và ta tự nhủ với mình sẽ không bỏ phí một phút giây nào được tồn tại trong cuộc sống nhiệm màu này. Ta sẽ sống như thế nào để bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người. Cảm nhận đó cho thấy bạn ý thức được hạnh phúc trong thời gian. Khi chúng ta ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở ngay những gì ta đang sống, thì chúng ta sẽ biết quý thời gian.
    Có bạn muốn nói với chúng ta rằng thời gian không chờ đợi, ai biết tận dụng thời gian vào công việc và nghỉ ngơi thì có lợi cho bản thân và xã hội, ai bỏ phí thời gian thì thiệt thòi cho tất cả. Đó là suy nghĩ đúng đắn về thời gian của người.
    Ngày trước, ông cha ta quý thời gian như vàng ngọc.
    Thời Bắc Tống có người tên là Lưu Thứ chăm chỉ học hành, tu dưỡng bản thân, mỗi ngày đều sắp xếp thời gian làm việc hợp lí, không bao giờ lãng phí. Từ nhỏ ông đã học tặp kinh thư của nhà nho, mỗi ngày đều đọc sách, ghi nhớ trong lòng, thường hay quên ăn bỏ ngủ. Năm 18 tuổi, Lưu Thứ đậu tiến sĩ. Một lần, Lưu Thứ biết có học giả tên là Tống Thứ Đạo làm quan tại
    Bạc Châu, trong nhà có rất nhiều sách quý cho nên tìm đến xin đọc, cho dù bất đường sá xa hàng trăm dặm. Cả ngày lẫn đêm, Lưu Thứ ở tại nơi này, miệng đọc tay chép, ròng rã mười ngày. Chủ nhà sách nhận xét: “Ngài có tinh thần chịu khổ nhọc như vậy thật khiến cho người ta khâm phục!”. Lưu Thứ cười nói: “Với tôi, đọc sách là niềm vui. Mỗi lần đọc sách là mỗi lần được sáng tỏ”. Suốt mười năm liền, ngày nào Lưu Thứ cũng đọc sách, ông làm theo lời dạy của cổ nhân: “kịp thời ráng gắng sức, tuế nguyệt chẳng chờ ai”, và trở thành nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc.
    “Đời sống chỉ là khoảnh khắc, nhưng với khoảnh khắc ấy người ta có thể làm nên những việc trường cửu.” (Bơ-sớt)
    Bác Hồ của chúng ta là người luôn biết trân trọng thời gian. Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Trong công việc không bao giờ Người để bất cứ ai phải đợi mình. Năm 1953, Bác đến thăm lớp Chỉnh huấn của anh chị em trí thức. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi. Bỗng trời đổ mưa xối xả kéo dài không dứt. Ai cũng nghĩ mưa thế này, Bác đến sao được! Giữa lúc trời đang trút nước thì Bác bước vào trong, chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần xắn quá đầu gối, đầu đội nón. Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!”. Ba năm sau, giữa Hà Nội đang vào dịp Tết cổ truyền, hàng trăm đại biểu nhân dân ở Thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính Thành phố để lên chúc Tết Bác Hồ. sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện thì một chiếc xe đậu trước cửa, Bác Hồ bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay chúc Tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu. Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của Ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động đến chúc Tết các đại biểu. Cho đến tận phút lâm chung, Bác vẫn không muốn lãng phí thời gian của nhân dân: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”.

    Ngày nay, biết bao người tận dụng thời gian cho việc học tập nghiên cứu, lao động sáng tạo để làm ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội, nhưng cũng có không ít thanh niên, học sinh lãng phí thời gian.

    Nếu đặt câu hỏi: “Một ngày bạn học mấy tiếng?”, thì nhiều bạn sẽ giật mình. Không đến thư viện, không ôn lại bài hàng ngày, chỉ đến khi gần thi mới quáng quàng xem lại sách vở là hiện tượng thường thấy trong trường học. Có bạn tự hào rằng mình nhấp chuột lên mạng rất nhanh, nhưng thực tế có bao nhiêu bạn sử dụng in-tơ-nét phục vụ cho học tập hay chỉ biến nó thành công cụ giải trí, hoặc “chát chít”. Tình bạn thời di động cũng là hình thức đốt thời gian của nhiều bạn. Trong lớp học, giờ ra chơi, cả khi đi ngủ... họ đều chơi trò tin nhắn. Còn nhiều kiểu chơi khác cũng rất hợp với bạn thừa thãi thời gian như rong ruổi phố xá cả ngày, ngồi lì hàng giờ trong quán game,...
    Thời gian của người thật đáng quý. Vậy cần sử dụng thời gian như thế nào để khỏi lãng phí?
    So với trước đây, nhờ những phát minh khoa học và công nghệ tiên tiến, con người đã đẩy cuộc sống ngày nay phát triển với tốc độ như vũ bão “một ngày bằng hai mươi năm”. Chính là nhờ tinh thần làm việc vượt thời gian mà nhân loại có được những bước tiến dài như vậy. Thời gian không thể dự trữ, không thể tái sử dụng, không thể bắt nó dừng lại nên chúng ta chỉ có thể tận dụng nó, vượt lên nó nếu muốn kiến tạo cuộc sống tốt đẹp trên trái đất này. Sống, học tập và lao động hăng say, mãnh liệt là cách sống bảo tồn thời gian của người. Sống buông xuôi, đủng đỉnh lười nhác là sự huỷ hoại thời gian.
    Cách sử dụng thời gian tốt nhất là làm sao để khiến cho bạn cảm thấy cuộc sống thật tuyệt vời. Mỗi ngày có 24 tiếng cho mọi người. Sự khác nhau là ở chỗ bạn sử dụng 24 tiếng đó như thế nào? Nếu một người làm việc hoặc học tập gấp ba lần người khác trong một ngày thì anh ta sẽ có ba ngày vượt trước hơn người khác.
    Người lớn khuyên ta dùng thời gian một cách khôn ngoan. Mỗi giây phút chỉ đến một lần và những gì chỉ đến một lần đều quý. Điều quan trọng hơn là thời gian khi bạn còn trẻ thì quý giá hơn tới ba bốn lần lúc bạn đã già. Khi còn trẻ, cách sử dụng thời gian của bạn sẽ quyết định chất lượng và tiêu chuẩn cho phần đời còn lại. Nếu sử dụng thời gian một cách hũu hiệu thì cuộc đời sẽ đủ dài để làm được điều gì đó vĩ đại. Cuộc sống con người không thể nói là dài. Nếu lãng phí thời gian chính chúng ta làm cho nó thêm ngắn lại.
    “Thời gian là tài sản quý báu nhất nhưng cũng dễ mất nhất”. (J.R. Rca-nô-kê)
    Thời gian vẫn liên tục trôi phải không bạn? Vậy thì chúng ta hãy sống như thế nào để thời gian của chúng ta trở thành một dòng sông đỏ nặng phù sa, một dòng suối mát mẻ tràn trề niềm vui. Và nếu không thể tìm lại được thời gian đã mất thì khi còn trẻ, có lẽ nào bạn và tôi lại thất hứa với chính mình về những điều tốt đáng làm, về những hi vọng mà cha mẹ, gia đình và xã hội đang mong đợi chúng ta.

      bởi Mile long Duy 05/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Có rất nhiều những biểu hiện chứng mình sự quý trọng thời gian của chúng ta, họ luôn chân trọng từng giây từng phút không để thời gian trôi đi vô ích, vô vọng học biết chắt chiu chân trọng từng giây từng phút họ không  để thời gian trôi đi trong sự vô vọng và hoài phí, trong học tập học biết chia khoảng thời gian ra để học tập, những người  biết chân trọng thời gian thì chắc chắn họ sẽ thành công trong học tập, một người khoa học học có thể phân chia thời gian ra thành nhiều khoảng khác nhau, họ có một lịch trình thời gian cụ thể cho bản thân mình, thời gian này học làm việc này thời gian này học làm việc kia, cứ như vậy trôi qua khi thời  gian vẫn luôn chuyển động và người đó vẫn làm được những người có ích cho xã hội, con người chúng ta thường  bị lu mờ trước mắt khi nhiều cám dỗ của cuộc sống khiến chúng ta bỏ qua những khoảng thời gian tốt đẹp vì vậy để không lãng phí những khoảng thời gian bên cạnh mình, từng giây từng phút hãy nâng niu và yêu quý nó. Nhiều cá nhân trong xã hội không biết quý trọng thời gian khi tuổi trẻ  đã bỏ qua thời  gian học tập và khi trưởng thành học cảm thấy hối tiếc vì những điều mà mình đã bỏ phí và cảm thấy luyến tiếc vì những điều đó nữa. Thời gian đi qua sẽ không bao giờ quay trở lại chúng ta hãy biết chân trọng và giữ gìn những khoảng thời gian mà chúng ta đang có, có như vậy chúng ta mới thực sự trở thành những con người của xã hội, những con người biết cống hiến hết mình cho xã hội này.

      bởi Tuyền Khúc 09/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thời gian là sự vận động vĩnh hằng trong vũ trụ, vũ trụ sinh ra thời gian thời gian luôn luôn vận động và không ngừng chuyển động, mỗi giây mỗi phút có thời gian nếu chúng ta biết quý trọng nó thì chúng ta sẽ làm được những điều có ích cho xã hội này, để thời gian trôi đi và lãng phí  khoảng thời gian đó khi ngoảnh đầu lại chúng ta sẽ cảm thấy hối tiếc vì những gì mà mình đã đánh mất, trên đời này có rất nhiều thứ đi qua có thể lấy lại được nhưng duy nhất có thời gian nếu đi qua chúng ta sẽ vĩnh viễn sẽ không bao giờ lấy lại được. Khi để thời gian trôi đi khỏi vòng tay chúng ta mới cảm thấy yêu quý thời gian. Quý trọng đó là chúng ta phải biết giữ gìn và chân trọng những giây những phút đó, nếu chúng ta biết quý trọng thời gian chúng ta thực sự sẽ trở thành những con người khoa học. Những ai biết quý trọng thời gian thì học sẽ thành công và làm được những điều có ích cho xã hội này.

    Có rất nhiều những biểu hiện chứng mình sự quý trọng thời gian của chúng ta, họ luôn chân trọng từng giây từng phút không để thời gian trôi đi vô ích, vô vọng học biết chắt chiu chân trọng từng giây từng phút họ không  để thời gian trôi đi trong sự vô vọng và hoài phí, trong học tập học biết chia khoảng thời gian ra để học tập, những người  biết chân trọng thời gian thì chắc chắn họ sẽ thành công trong học tập, một người khoa học học có thể phân chia thời gian ra thành nhiều khoảng khác nhau, họ có một lịch trình thời gian cụ thể cho bản thân mình, thời gian này học làm việc này thời gian này học làm việc kia, cứ như vậy trôi qua khi thời  gian vẫn luôn chuyển động và người đó vẫn làm được những người có ích cho xã hội, con người chúng ta thường  bị lu mờ trước mắt khi nhiều cám dỗ của cuộc sống khiến chúng ta bỏ qua những khoảng thời gian tốt đẹp vì vậy để không lãng phí những khoảng thời gian bên cạnh mình, từng giây từng phút hãy nâng niu và yêu quý nó. Nhiều cá nhân trong xã hội không biết quý trọng thời gian khi tuổi trẻ  đã bỏ qua thời  gian học tập và khi trưởng thành học cảm thấy hối tiếc vì những điều mà mình đã bỏ phí và cảm thấy luyến tiếc vì những điều đó nữa. Thời gian đi qua sẽ không bao giờ quay trở lại chúng ta hãy biết chân trọng và giữ gìn những khoảng thời gian mà chúng ta đang có, có như vậy chúng ta mới thực sự trở thành những con người của xã hội, những con người biết cống hiến hết mình cho xã hội này.

      bởi _TOM_ 21/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON