YOMEDIA
NONE

Chứng minh Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn

Chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Uống nước nhớ nguồn”.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Đề: Chứng minh câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trông cây”
    Bài làm:
    Tục ngữ, ca dao vốn là kho tàng trí tuệ vô cùng phong phú của ông cha ta. Nhiều bài học đạo lí đúng đắn, sâu sắc có thể tìm thấy ở đó. Một trong những câu đó là “Ăn quả nhớ kẻ trông cây”. Câu tục ngữ nói lên lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ.
    Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, giản đơn nhưng đã cho ta một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Về nghĩa đen, có thể hiểu khi ta ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào, ta phải nhớ đến công lao của người trồng ra nó. Về nghĩa bóng, “quả” là kết quả, là thành quả vật chất cũng như tinh thần, giúp ích cho đời. “Ăn quả” là hưởng thụ thành quả lao động, sản phẩm vật chất và tinh thần. “Kẻ trồng cây” là người có công lớn đóng góp vào quá trình để tạo ra kết quả, thành quả, bao gồm con người, lịch sử, truyền thống. Từ những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả để cho chúng ta hưởng thụ. Hay nói cách khác: ta phải biết ơn những người mang cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay. Câu tục ngữ là bài học sâu sắc về lòng biết ơn, về đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trông cây”.
    Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi là thờ cúng ông bà tổ tiên mỗi khi tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì thế mà:
    Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
    Cứ đến dịp lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), nhân dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của vua Hùng, ởmỗi làng, mỗi thôn xóm vẫn diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.
    Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ mồ hôi, xương máu và cả tính mạng của mình để giữ vững bình yên cho đất nước. Từ thời “mang gươm đi mở cõi” lịch sử của Việt Nam đã là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... đều trở thành những tên phố, tên đường, tên trường học... luôn nhắc nhở chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước. Khắp các địa phương trên cả nước, đền thờ các vị anh hùng dân tộc đều là những di tích lịch sử, trở thành nơi thăm viếng của cả khách trong nước và ngoài nước. Toàn thể nhân dân Việt Nam một lòng biết ơn Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Hàng năm, chúng ta có ngày 27/7 - ngày Thương binh liệt sĩ đểtỏ lòng biết ơn tới những anh hùng có công với cách mạng, lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động rất cụ thể như phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “nhà tình nghĩa”... Xã hội cũng có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
    Gần gũi với học sinh nhất là ngày 20-11 - ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tục ngữ có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “không thầy đố mày làm nên” là để nói về công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các thế hệ học trò. Vì thế cứ mỗi dịp 20-11 hàng năm, học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô. Trong tình cảm ấy, lòng biết ơn ấy không chỉ thể hiện vào dịp lễ tết, ngày nhà giáo Việt Nam mà phải thực hiện bằng sự tôn trọng, vâng lời thầy cô mỗi giờ lên lớp, bằng kết quả học tập tốt và trong suốt cả cuộc đời.
    Những phong tục, lễ hội đáng quý ấy đã trở thành hoạt động không thểthiếu hàng năm của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn Người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lễ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là một trong những đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thực hiện đạo lí làm người ấy.
    Hiểu được ý nghĩa giá trị câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trông cây”, ta càng tự hào với những gì mình đang có hôm nay. Từ đó, ta càng phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn những thành quả ấy không chỉ cho hôm nay mà cả cho mai sau như lời Bác Hồ đã ân cần dặn dò khi đứng trước đền Hùng "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

    Đề: Chứng minh câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”
    Bài làm:
    Tục ngữ, ca dao vốn là kho tàng t/tuệ vô cùng p/phú của ông cha ta. Nhiều bài học đạo lí đúng đắn, s/sắc có thể tìm thấy ở đó. Một trong những câu đó là “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ nói lên lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ.
    Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, giản đơn nhưng đã cho ta một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Về nghĩa đen, có thể hiểu khi ta uống nước, ta phải nhớ đến nguồn tạo ra dòng nước đó. Về nghĩa bóng, “nước” là kết quả, là thành quả vật chất cũng như tinh thần, giúp ích cho đời. “Uống nước” là hưởng thụ thành quả lao động, sản phẩm vật chất và tinh thần. “Nguồn” là người có công lớn đóng góp vào quá trình để tạo ra kết quả, thành quả, bao gồm con người, lịch sử, truyền thống. Từ những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả để cho chúng ta hưởng thụ. Hay nói cách khác: ta phải biết ơn những người mang cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay. Câu tục ngữ là bài học sâu sắc về lòng biết ơn, về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
    Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong p/chất của người Việt. Gần gũi là thờ cúng ông bà tổ tiên mỗi khi tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những l/hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị a/hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì thế mà:
    “Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
    Cứ đến dịp l/hội đền Hùng (Phú Thọ), n/dân cả nước lại nô nức kéo nhau về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ c/lao dựng nước của vua Hùng, ở mỗi làng, mỗi thôn xóm vẫn diễn ra h/động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư.
    Để có được c/sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ mồ hôi, xương máu và cả tính mạng của mình để giữ vững bình yên cho đất nước. Từ thời “mang gươm đi mở cõi” lịch sử của Việt Nam đã là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... đều trở thành những tên phố, tên đường, tên trường học... luôn nhắc nhở chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước. Khắp các địa phương trên cả nước, đền thờ các vị anh hùng dân tộc đều là những di tích l/sử, trở thành nơi thăm viếng của cả khách trong nước và ngoài nước. Toàn thể nhân dân Việt Nam một lòng biết ơn Đảng, cách mạng và Bác Hồ. Hàng năm, chúng ta có ngày 27/7 - ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng có công với cách mạng, lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động rất cụ thể như phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “nhà tình nghĩa”... X/hội cũng có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp đỡ g/đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
    Gần gũi với học sinh nhất là ngày 20-11 - ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tục ngữ có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “không thầy đố mày làm nên” là để nói về công lao to lớn của thầy cô giáo đối với các thế hệ học trò. Vì thế cứ mỗi dịp 20-11 hàng năm, học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn, yêu kính của mình đối với thầy cô. Trong tình cảm ấy, lòng biết ơn ấy không chỉ thể hiện vào dịp lễ tết, ngày nhà giáo Việt Nam mà phải thực hiện = sự tôn trọng, vâng lời thầy cô mỗi giờ lên lớp, = kết quả học tập tốt và trong suốt cả cuộc đời.
    Những phong tục, l/hội đáng quý ấy đã trở thành h/động không thể thiếu hàng năm của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn Người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lễ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của n/dân ta. Đó cũng là một trong những đạo lí lm người của d/tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thực hiện đạo lí làm người ấy.
    Hiểu được ý nghĩa giá trị câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, ta càng t/hào với những gì mình đang có hôm nay. Từ đó, ta càng phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn những thành quả ấy không chỉ cho hôm nay mà cả cho mai sau như lời Bác Hồ đã ân cần dặn dò khi đứng trước đền Hùng” Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

      bởi Công Tử Nhà Nghèo 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON