YOMEDIA
NONE

Chép tiếp các câu thơ Tiếng suối trong như tiếng hát xa... để hoàn thiện bài thơ

" Tiếng suồi trong như tiếng hát xa "

1.Chép tiếp các câu thơ sau để hoàn thiện bài thơ

2.Bài thơ em vừa chép có tên là gì?Tác giả?Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

3.Tìm biện pháp tu từ có trong bà thơ và nêu tác dụng của phép tu từ đó?

5.Viết đoạn văn ( 12 - 15 câu ) nêu cảm nhận của em về bài thơ em vừa chép. Trong đoạn văn em có sử dụng phép nối(gạch chân từ thể hiện phép nối)

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • " Tiếng suồi trong như tiếng hát xa "

    1.Chép tiếp các câu thơ sau để hoàn thiện bài thơ

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa
    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

    2.Bài thơ em vừa chép có tên là gì?Tác giả?Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

    - tên bài thơ: Cảnh khuya
    - Tác giả: Hồ Chí Minh
    - Hoàn cảnh sáng tác: đc Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).

    3.Tìm biện pháp tu từ có trong bà thơ và nêu tác dụng của phép tu từ đó?
    -điệp ngữ: lồng , chưa ngủ
    -so sánh:tiếng suối-tiếng hát, cảnh vật đẹp-bức tranh
    -điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm
    -điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
    -So sánh tiếng suối chảy róc rách,văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi, cần thiết.
    -So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác

    5.Viết đoạn văn ( 12 - 15 câu ) nêu cảm nhận của em về bài thơ em vừa chép. Trong đoạn văn em có sử dụng phép nối(gạch chân từ thể hiện phép nối)

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa
    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

    Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người.

    Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người.

    Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Ta thấy như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

    Từ đồng nghĩa: hoang vu/ heo hút

    Từ trái nghĩa: sáng- tối, cao – thấp.


      bởi Hoàng thị Nga 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF