YOMEDIA
NONE

Cảm nhận về Thiện Sĩ và Mãng Ông

Cảm nhận của em về Thiện Sĩ và Mãng Ông trong tác phẩm "Quan Âm Thị Kính"

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Trong những tác phẩm văn học nghệ thuật thì chèo có lẽ là một trong những thể loại có từ lâu đời nhất. Sức sống của chèo có thể đi cùng năm tháng với rất nhiều những giá trị mà nó mang lại cho tất cả chúng ta. Và trong những tác phẩm chèo mà em biết thì có lẽ “ Quan âm thị kính” là một trong những vở chèo mà em yêu thích nhất bởi những chi tiết và ý nghĩa hàm chưa trong nó. Qua đó chúng ta cũng học hỏi rất nhiều điều về những gì mà mình cần học hỏi và cố gắng. Mở đầu tác phẩm chính là đoạn trích Nỗi oan hai chồng chính là nguyên nhân gây nên những đau khổ và hiểm lầm của gia đình nhà chồng đối với Thị Kính.

    Giới thiệt về Thị Kính thì cô là một người con gái đoan trang và phúc hậu. Cô luôn luôn chăm lo cho cuộc sống của gia đình nhà chồng và biết quán xuyến gia đình nhà chồng cẩn thận. Bỗng nhiên có một hôm, đang ngồi bên cạnh thêu thùa quần áo còn người chồng thì đang nằm ngủ, cô bỗng thấy chồng mình có một sợi râu mọc ngược. Suy nghĩ trong chốc lát, vì cho rằng trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta hơn thế nữa râu mọc ngược cũng mang những ý nghĩa xấu mà người vợ cầm cây kéo toan cắt chiếc râu của người chồng. Và mọi hiểu lầm cũng bắt đầu từ đây. Đang mơ màng trong giấc ngủ say thì bỗng người chồng chợt thức giấc. Khi tỉnh dậy thấy người vợ của mình đang cầm kéo kề sát cổ của mình thì Thiện Sĩ- chồng của Thị Kính cảm thấy nghi ngờ và sợ hãi. Hành động đấu tiên của người chồng chính là đã hô hoán lên. Và sự nghi ngờ này đã khiến cho cuộc sống của Thị Kính sau này trở nên vất vả và khó khăn hơn bao giờ hết. Nghe tiếng con trai kêu lên như vây thì lập tức Sùng ông và Sùng bà cùng nhau chạy vào.

    Sùng bà vốn là người đanh đá chua ngoa. Thấy sự tình như vậy, không chịu hỏi đầu đuôi như thế nào, bà ta liền hô hoán lên và đổ mỗi tội lỗi lên người của cô con dâu với tội danh muốn giết chồng. Mà trong xã hội cũ thì đó chính là một trong những tội lớn nhất. Cứ thế Thị Kính không thể nào tự thanh minh cho chính bản thân của mình được bởi cứ mỗi lúc nàng muốn nói thì lại bị người mẹ chồng hắt hủi quở nạt. Tận cho tới lần thứ tư thì lúc này, người cha mới đáp lại những câu nói thanh minh của nàng nhưng đó cũng chỉ là sự bất lực mà thôi. Bởi chính Sùng ông lại là người sợ vợ, luôn chịu sự đàn áp và chỉ đạo của Sùng bà. Xã hội phong kiến cũ chính là xã hội mà ở đó, trọng nữ khinh nam đặc biết nhiều người bị ảnh hưởng. Thế nhưng trong gia đình của Sùng ông và sùng bà thì dường như cả hai người đàn ông trong gia đình đều là những người hết sức nhu nhược và không hề có những chính kiến của chính bản thân mình.

    So với những người khác thì Thiện Sĩ mới là nỗi đau lớn nhất của Thi Kính. Bởi cha me chồng không hiểu nàng đã đành, thế nhưng, người chồng luôn đầu gối tay ấp với mình lại không hề nghĩ và có hành động gì thể hiện vài trò của một người chồng, người đàn ông trong chuyện này. Đó chính là cái bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Có người chồng bên cạnh nhưng lại người đàn ông ấy lại không thể một lần bảo vệ mình khỏi những hiểu lầm. Trong trường hợp này, có những khi chỉ một câu nói của người chồng hay là một lần người chồng đứng ra để tìm hiểu nguyên nhân của sự việc theo đúng những gì mà trách của người chồng phải làm thì mọi thứ có lẽ đã xoay chuyển theo một chiều hướng khác. Đó cũng chính là một trong nhưng điều đau khổ của những người phụ nữ thời kì lúc bấy giờ. Sự đau khổ của Thị Kính trong những lần bị người mẹ chồng và người chồng của mình hắt hủi, xa lánh càng ngày mức độ càng tăng cao. Cô không thể làm được bất cứ một điều gì. Mọi chuyện chỉ bắt đầu từ một hành động, một suy nghĩ tốt nhưng lại gây ra biết bao nhiêu phong ba, vất vả. Trong đoạn trích sử dụng rất nhiều những cặp từ ngữ đối lập nhau như: “ bấy lâu- bỗng”, “sắt cầm tịnh hảo- chăn gối lẻ loi” lại càng làm rõ nét sự đau khổ tới tột cùng của người phụ nữ. Tình cảm vợ chồng bao nhiêu lâu chỉ bị đổ vỡ bởi một lí do không đáng có.

    Đó chính là điều mà người vợ cảm thấy bi ai nhất. Có những khi, chúng ta thậm chí còn cảm thấy nhân vật Thiện Sĩ thật là đáng trách. Chàng là người dùi mài kinh sử, đáng lẽ ra chàng phải là người hiểu biết nhất trong số những người trong gia đình và phải biết giải quyết những việc quan trọng trong gia đình, Thế nhưng chàng không hề làm như vậy. Chàng chỉ biết đứng đó và nhìn người vợ của mình bị mẹ mắng chửi mà không hề có những hành động mà đáng lĩ những người đấng nam nhi phải làm. Đó cũng chính là nỗi khổ của những người phụ nữ thời bấy giờ.

    Tóm lại, đoạn trích trên là một trong những đoạn trích mang rất nhiều kịch tính mà thông qua những nhân vật, chúng ta càng hiểu thêm nhiều về số phận của những người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ phải chịu đựng. Đó là những nỗi khổ mà không thể nói cùng với ai mà chỉ có thể chịu đựng một mình mà thôi.

      bởi đinh thị dung 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON