YOMEDIA
NONE

Cảm nhận về 2 câu Nhớ nước đau lòng con quốc quốc....

cảm nhận về 2 câu thơ

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Giúp mình với nhé. Ngày mai mình nộp rồi.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Bà Huyện sống trong khung cảnh thanh bình. Tại sao lại "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc ", "Thương nhà mỏi miệng cái gia gia "? Qua hai câu này, chắc không phải bà Huyện đang diễn tả tâm trạng đất nước của mình mà có lẽ lúc đi qua Đèo Ngang, bà Huyện nghe được tiếng kêu của con chim cuốc và con chim đa đa nên nhớ lại tích xưa. Chữ "quốc' dùng trong câu thơ thứ năm là để đối với chữ "nước" . Chữ "gia dùng trong câu thơ thứ sáu là để đối với chữ "nhà". Lới đối này hiển nhiên không phải luật đối của thơ thời nhà Đường.

    Bây giờ chúng ta đi vào điển tích chim cuốc và chim đa đa.

    Chim cuốc, hay chim quốc quốc còn có tên là Đỗ Quyên, Tử Quy, Thục Vũ hay Đỗ Vũ. Chim có mỏ dài và cong. Lưng chim màu xám, bụng trắng có một vệt đen. Thường sống trong bụi rậm. Mùa hè chim kêu rỉ rả ngày đêm. Có người cho rằng chim cuốc kêu nguyên đêm, sáng ra khan cổ, máu chảy ra khỏi miệng rồi chết.

    Chuyện kể vua Đỗ Vũ nước Thục, yêu bà Biết Linh, vợ của một ông tướng dưới quyền. Vì thế bị ông tướng cướp mất ngôi vua. Đỗ Vũ phải trốn vào rừng, thương tiếc một sự nghiệp của thời vàng son, chết hoá thành con chim Đỗ Quyên. Bởi thế mới "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc ". Trong truyện Kiều, Nguyễn Du hỏi "Ấy hồn Thục đế hay là Đỗ Quyên" là tích này đây. Vì chim cuốc kêu vào mùa hè nên có thể bà Huyện viết bài thơ này vào mùa hè ở Đèo Ngang.

    Cuối đời nhà Thương, vua Trụ tàn ác, hoang dâm vô độ, giết người không gớm tay. Khi Văn Vương là chư hầu vua Trụ mới từ trần, con lên nối ngôi là Vũ Vương. Vừa lên ngôi, thấy lòng người lầm than cực khổ than oán vua Trụ, Vũ Vương dấy binh đi dẹp Trụ. Nhiều người bỏ vua Trụ theo Vũ Vương, chẳng hạn Khương Tử Nha. Vua Trụ thua phải tự thiêu mà chết. Khi Vũ Vương dấy binh thì có hai người là Bá Di, Thúc Tề cản Vũ Vương viện cớ cha mới mất mà can qua là bất hiếu, làm bầy tôi vua Trụ mà phản chúa là bất trung.

    Vũ Vương trả lời rằng vua là bạo quân trừ đi sao gọi bất trung, cứu trăm họ khỏi lầm than để tiếng thơm cho cha ta sao gọi bất hiếu ? Nói rồi cất quân diệt nhà Trụ mà lập nên nhà Chu. Sau này ở ngoài Huế có từ "phản chủ đầu trâu" là lấy từ tích "phản Trụ đầu Châu" mà ra.

    Khi Vũ Vương thay thế nhà Trụ thì Bá Di, Thúc Tề bỏ lên núi sống. Không ăn cơm, chỉ ăn rau và hoa quả vì nghĩ cơm gạo là của nhà Chu, mình đã không theo nên không ăn. Nhưng có người bảo với hai ông rằng đất này giờ của nhà Chu thì một cộng cỏ cũng của nhà Chu huống gì cây rau, hoa trái trên rừng trên núi. Hai ông cho là có lý nên nhịn ăn mà chết. Chết đi hoá thành hai con chim suốt ngày kêu " Bất thực túc Chu gia" , " Bất thực túc Chu gia", nghĩa là "Không ăn lúa nhà Chu". Kêu mãi sau líu lưỡi chỉ còn hai chữ "gia gia". Người đời đặt tên cho là chim đa đa. "Thương nhà mỏi miệng cái gia gia". Truyện Tam Quốc Chí kể lại chuyện Ngô vương là Tôn Quyền sai anh ruột của Khổng Minh là Gia Cát Cẩn sang Tây Thục dụ Khổng Minh về với Đông Ngô. Gia Cát Cẩn hỏi Khổng Minh: "Em còn nhớ chuyện Bá Di, Thúc Tề không ? ". Khổng Minh trả lời :" Bá Di, Thúc Tề sống chết không rời nhau, anh với em đều là tôi nhà Hán, chi bằng rước anh về với Hoàng Thúc cho em được đêm ngày hầu hạ".

    Nhân bà Huyện nhắc đến chim. Ở ngoài trung, hình như ở Quảng Nam hay Quảng Ngãi, có con chim Điều, sống ở trên cây, núi đá cao. Săn bắt rất cực khổ. Nhiều người bỏ mạng. Nhưng chim Điều có trong các vị thuốc loại Nhất Dạ Ngũ Giao của vua Minh Mạng nên hàng năm có lệ tiến cống chim Điều. Khi biết chuyện săn bắn lầm than, bà Huyện có lần xin vua Minh Mạng cho bỏ lệ cống chim Điều và nhà vua đã nhậm lời tâu cho bỏ lệ này.

      bởi Phạm Hạnh 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON