YOMEDIA
NONE

Cảm nghĩ về mùa thu

Mùa thu vốn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc, họa. Hãy viết 1 bài văn nêu cảm nghĩ về mùa thu

Càng dãi càng tốt nhé ~ ko chép mạng

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Một chút gió heo may đã lành lạnh hắt hiu đủ cho lòng chúng ta chùng xuống với chiếc lá rơi nhẹ trên mặt hồ tĩnh lặng như gương. Dẫu không nhìn thấy đâu đây “Một chiếc lá ngô đồng vừa rơi, mọi người đã nhìn thấy mùa thu trở về” (Ngô đồng nhất diệp lục. Thiên hạ cộng tri thu). Chỉ thấy sương khói xây thành cũng đủ cho lòng nhau se sắt đón thu sang. Đã hơn hàng tỷ năm từ khi có sự hiện hữu trái đất này trong vũ trụ mênh mông, mùa thu đã ra đi và trở lại biết bao nhiêu tỉ lần theo chu kỳ tuần hoàn của tạo hóa. Mùa thu, cái thời tiết lãng mạn trữ tình của thiên nhiên đã trở thành đề tài tuyệt diệu vô tận trong kho tàng văn chương nghệ thuật của nhân loại. Nó đã tạo nên bao nhiêu thi hào, thi bá lỗi lạc Đông Tây kim cổ. Không có một nhà khảo cứu văn học thế giới nào, tổng hợp cho hết được những áng văn chương toàn bích ca ngợi mùa thu. Vì hầu như trong tất cả những thi sĩ của mỗi đất nước khi mới bắt đầu yêu thơ và chọn con đường sáng tạo thi ca như một nghiệp dĩ cao quý, đều xác quyết không thể nào từ chối hấp lực tuyệt vời đầy xúc động nghệ thuật của mùa thu. Hàng ngàn năm trước, khi địa vị của dòng thơ Đường đánh giá là tuyệt đỉnh của nền văn học Trung Hoa, dòng thơ ấy đã khai mờ từ thời sơ Đường dưới thời Vua Cao Tổ năm Vũ Đức Nguyên Niên, đến thời kỳ Văn Đường dưới thời vua Chiêu Tuyên Đế, kéo dài lịch sử Đường thi lên đến cả ngàn năm. Tuy nhiên những bài thơ ca ngợi mùa thu của Lí Bạch, Vương Duy, Thôi Hiệu, Đỗ Phủ.. cho đến bây giờ chúng ta có dịp đọc lại vẫn cảm nhận được cái thâm hậu, kỳ tuyệt biết dường nào. Mùa thu là mùa mà các thi nhân đi tìm những vần thơ để sáng tác lên những tuyệt phẩm bất hủ nghìn năm. Nhiều thi tài lỗi lạc của thế giới văn chương Tây phương thường được nhắc tới như: Charles Beaudelaire, Paul Verlaine, Anatole France… đã sáng tác nhiều thi phẩm ca ngợi mùa thu diễm tuyệt. Chính những trường phái thi ca lãng mạn, tượng trưng vào cuối thế kỉ 19 ở Pháp, đã tạo nên những âm hưởng sâu đậm đối với các thi sĩ Việt Nam như: Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Huy Cận….[47,1]
    Mùa thu thời tiết lãng mạn trữ tình của thiên nhiên đã trở thành đề tài tuyệt diệu và vô tận trong kho tàng văn chương nghệ thuật của nhân loại. Có lẽ không mùa nào trong năm lãng mạn như mùa thu. Từ lâu mùa thu đã gắn liền với thi ca, hầu như trong tất cả những thi sĩ của mỗi dân tộc , khi mới bắt đầu yêu thơ và chọn con đường sáng tạo thi ca, họ đều không thể từ chối sự hấp dẫn tuyệt vời đầy xúc động của mùa thu. Ở Việt Nam, mùa thu mang đến những cảnh thật mơ màng, quyến rũ. Trong thiên nhiên mùa thu vừa là nguồn cảm hứng, vừa là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi nhân. Bước vào thiên nhiên xưa, là bước vào một thiên nhiên tĩnh lặng, yên bình và thanh vắng trở thành vẻ đẹp của thiên nhiên trong nghệ thuật cổ điển. Đêm thu, trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời, hàng phong bên sông, ngọn lửa thuyền chài hắt hiu, nửa khuya tiếng chuông chùa ngân nga làm rung động sóng nước, Trương Kế đã viết nên bài thơ để đời: Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
    Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
    Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
    (Phong Kiều Dạ Bạc)
    Nếu vị tiên thơ đã để lại cho đời những vần thơ bay bổng, lãng mạn thì vị thánh thơ lại mang duyên nợ với đời qua những trang thơ ai oán, day dứt triền miên về những cảnh đời đau khổ, bất hạnh. Đỗ Phủ thường đặt nỗi niềm vào khung cảnh thiên nhiên cao rộng.

    Lác đác rừng phong hạt móc sa
    Ngàn năm hiu hắt khí thu lòa
    Một cảnh rừng mùa thu lạnh lẽo, trắng xóa, bạt ngàn những tuyết và chỉ toàn là tuyết làm lòng người thêm hiu quạnh. Bao đau đớn, bi thương, bất hạnh dồn vào cuối cuộc đời của Đỗ Phủ làm tiếng thơ ông sầu thảm và bi lụy như vậy. Cảnh mùa thu ở đây có vẻ hoành tráng, dữ dội, đúng với phong cách trầm uất và bi tráng của Đỗ Phủ.
    Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
    Cô chu nhất hệ cố viên tâm
    Cảnh thu trong thơ xưa có khi được miêu tả qua một số câu thơ trong bài tứ tuyệt, bát cú đường luật. Nhưng cũng có khi cả bài thơ lại hướng về tả cảnh mùa thu hoàn chỉnh. Nói về đề tài “vịnh thu” trong thơ trung đại Việt Nam, cũng nghĩa là tìm hiểu quá trình phát triển của nó qua nhiều thế kỉ. Ban đầu, các nhà thơ cổ điển Việt Nam “vịnh thu” đã đi theo khuôn mòn sử dụng những hình ảnh có sẵn trong nguồn thơ Trung Quốc và mang tính ước lệ, tượng trưng. Các nhà thơ trung đại thường “vịnh thu” ở trạng thái tĩnh và buồn lặng lẽ. Nhà thơ, nhà phê bình Xuân Diệu có lời khen bài Mùa thu của Ngô Chi Lan, một nữ sĩ dưới thời Lê Thánh Tông. Xuân Diệu cho rằng bài thơ của bà là “một bước tiến của thơ, lời văn ở đây trong sáng, liền, thoải mái, không gợi và không có nhạc điệu” [2.15]. Bài thơ nôm có nhan đề Mùa thu đã thể hiện rõ chủ ý của Ngô Chi Lan, nhà thơ đã dành trọn cho việc tả cảnh thu:
    “Gió vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ
    Lẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưa
    Giếng ngọc, sen tàn, bông hết thắm
    Rừng phong lá rụng tiếng như mưa” .
    (Hồng Đức Quốc âm thi tập)
    Qua thế kỉ 16 - 18, các nhà thơ trung đại Việt Nam ít sử dụng những hình ảnh mang tính công thức, ước lệ khi, không đi theo khuôn mòn khi tả cảnh thu. Nguyễn Du tả cảnh trời thu qua sự phản chiếu của cái long lanh đáy nước in trời:
    “Long lanh đáy nước in trời
    Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”
    (Truyện Kiều)
    Một bầu trời thu xanh trong và một mặt nước thu cũng trong veo đã tạo nên một bức tranh tuyệt vời đến vậy. Từ láy “long lanh” đặt lên đầu câu càng tạo nên vẻ hấp dẫn cảnh trời thu, nước thu và âm hưởng mùa thu. Với cảnh thu man mác thơ mộng, sương khói giăng khắp núi đồi đã thoáng hiện ra não nề trong Đoạn trường tân thanh của đại thi hào Nguyễn Du:
    “Người lên ngựa, kẻ chia bào
    Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”
    (Truyện Kiều)

    Những câu thơ thu chia biệt trong Truyện Kiều đã xé nửa vầng trăng. “Thu” không những để thưởng ngắm, đồng thời còn ký thác tấm lòng của tác giả. Đúng là mùa thu đã gợi nhắc buồn mơ trong xa cách nhớ nhung, tạo nên những biến thái nhạy cảm của tâm hồn thi nhân bởi mùa thu. Mùa thu giữ lại bóng trăng mơ màng, giữ lá vàng cùng sương biếc. Bao trùm lên tất cả là màu vàng xôn xao của lá, của gió, của trăng, của thời gian đã trôi, hòa lẫn vào trong cõi lòng đơn chiếc. Mùa thu là mùa chuyển giao những động thái về tạo hóa, nó tạo nên sự mơ hồ giữa trong xanh mùa hạ chưa qua và hiu hiu cái rét của mùa đông đang chờ.
    Một trong hai đại biểu xuất sắc cuối cùng của nền văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Khuyến (1835–1909) được coi là bậc quán quân về thơ tả cảnh mùa thu. Bản nhạc của mùa thu đã đưa nhà thơ Yên Đổ về với tâm trạng cô đơn, buồn lắng, u uất hòa nhập với trời thu tĩnh vắng. Chùm thơ thu ba bài Thu vịnh, Thu điếu, Thu ấm của ông được đánh giá là tam tuyệt của thơ thu Việt Nam. Đằng sau cảnh thu tĩnh lặng là nỗi niềm tâm sự thầm kín của thi nhân. Với ba bài thơ thu nổi tiếng thì những ưu điểm trong bút pháp miêu tả của ông sáng rỡ lên như một dấu son tươi mới. Với tài năng của mình, Nguyễn Khuyến đã đưa thơ Việt Nam tiến lên một bước mới, đặc biệt là đến với hiện thực, cụ thể là sinh động hơn trong bút pháp miêu tả. Thiên nhiên làng quê trong thơ Yên Đổ đến với độc giả bằng tất cả vẻ đẹp giản dị, thanh sơ. Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, luôn tỏa ra thứ ánh sáng làm êm dịu trong trẻo và say đắm lòng người. Thiên nhiên bao la của những ngày thu muộn, có ao nước trong veo lóng lánh bóng trăng, có đom đóm lập lòe ngõ tối, đã tạo nên ba bức tranh đặc sắc về cảnh thu Việt Nam ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
    Trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ 18 đến hết thế kỉ 19, Nguyễn Lộc nhận định: “Nói về thiên nhiên trong văn học cổ có rất nhiều, tả cái đẹp của thiên nhiên mùa thu trong văn học cổ có rất nhiều, tả cái đẹp của thiên nhiên mùa thu trong văn học cổ rất hay. Nhưng trước Nguyễn Khuyến, chưa bao giờ có một thiên nhiên nào đậm đà phong vị của đất nước, quê hương đến thế” [29.57].
    Xuân Diệu cũng đã từng nhận xét: “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm, mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh” [2.34].
    Đến với Tam Nguyên Yên Đổ, mùa thu là mùa của gió heo may, của trời xanh trăng sáng, là mùa lá rụng, là mùa côn trùng sinh sản, đêm tối đóm lập lòe đầy vườn. Quả thật, phải là người đã sống và hòa mình thật sự với cảnh vật đồng quê Việt Nam như Nguyễn Khuyến, mới có thể rung động tất cả các nét đặc thù của mùa thu, để dồn vào ba bài thơ tiêu biểu cho mùa thu Việt Nam là bài thơ Thu điếu được viết bằng chữ Nôm, làm theo thể thất ngôn bát cú đường luật. Cảnh thu được miêu tả hầu hết tám câu thơ, hình ảnh con người chỉ xuất hiện trực tiếp ở hai câu cuối bài. Đọc bài thơ, chúng ta có thể tưởng tượng ra trước mắt một bức tranh thủy mặc, khung cảnh thu được gói vào trong một không gian hẹp, đó là “chiếc ao thu” nhỏ bé, xinh xắn, chiếc thuyền câu cũng bé tẻo teo. Nguyễn Khuyến dường như hóa thân thành một nhà quay phim tài ba bậc nhất. Tầm nhìn của ông bao quát cả không gian mùa thu:

    “Ao thu lạnh lẽo, nước trong veo
    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
    Sóng biếc theo làn hơi gợi tí
    Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo”
    (Thu điếu)
    Tác giả khắc họa thành công bức tranh mùa thu mang nét đặc trưng của mùa thu vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ. Cảnh thu đẹp hài hòa, vừa trong vừa tĩnh, vừa gần gũi vừa quen thuộc, mộc mạc, dân dã hồn hậu, dễ đi vào lòng người, vừa sinh động lại đượm buồn. Cả khung cảnh ấy làm phông duy nhất cho một chiếc lá thu vàng rơi trước gió. Chữ “vèo” tả dáng thanh mảnh của chiếc lá mùa thu bay. Tuy nhỏ bé nhưng dường như nó có sức thu cả đất trời vào mình.
    Bức tranh thu điếu xuất hiện nhiều gam màu lạnh: độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, độ xanh ngắt của trời. Cái lạnh của cảnh, của ao thu, trời thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật? có người cho rằng câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo có phần không hợp lý: lá vàng khẽ đưa trước gió không thể có độ “vèo” khi bay. thực ra điều đó có vẻ không hợp lý ấy lại rất lô gíc, rất thống nhất tâm trạng. Từ “vèo” chính là sự thể hiện tâm sự thời thế của nhà thơ, một tâm sự đau buồn trước hiện tình đất nước đầy đau thương. Thời thế thay đổi quá nhanh, non sông mất vào tay giặc mà mình không làm được gì để giúp đời, cứu nước. Hình ảnh ao thu như đưa ta về với mùa thu đích thực của đồng bằng Bắc Bộ, một ao thu “trong veo”, “lạnh lẽo”, một mặt nước sóng “gợn tí” tưởng chừng như phẳng lặng, mang đến cho con người một cảm giác tĩnh tại, bình yên vô cùng. Giữa mặt ao thu phẳng lặng là một chiếc thuyền câu bé nhỏ gợi lên một cảm giác lạc lõng, vô định của con người. Khi nhắc đến mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, người ta có thể liên tưởng ngay đến ao thu. Dường như chất thu thấm đượm trong hình ảnh ao thu. Ngước mắt lên nhìn là bầu trời xanh ngắt, rộng lớn, cao vời vợi:
    “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
    (Thu Điếu)

    “Ngõ trúc” là hình ảnh rất đặc trưng cho cảnh làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đọc câu thơ, ta như lạc vào một không gian vắng lặng, bình yên của mùa thu Bắc Bộ với một ngõ trúc vắng vẻ, quanh co. Nhà thơ không những cảm nhận được vẻ quạnh quẽ của đêm thu mà còn như đo được độ sâu của đêm. Quả thật không thể có được hình ảnh thơ thuần việt tuyệt đối ấy nếu không có một tình yêu quê hương đằm thắm đến vô cùng. Trước thời cuộc đảo điên, vận nước đen tối, một ông quan thanh liêm đã về vườn, liệu có thể làm được gì cho dân cho nước? Nhà thơ muốn gửi gắm tâm sự của mình vào cảnh thu để bớt đi nỗi buồn vì bất lực. Song thiên nhiên làng quê mộc mạc, thân thiết ấy lại càng làm cho ông cảm thấy day dứt về trách nhiệm của bản thân. Khát vọng phục vụ quê hương không thành, cũng giống như việc câu cá không được, ông chưa đủ kiên nhẫn để ngồi chờ vì không còn cách nào khác giải tỏa niềm u uất của mình. Nỗi trống vắng khôn cùng khiến nhà thơ nghe được tiếng cá đớp mồi thật nhỏ, đó là âm thanh duy nhất trong khung cảnh thu tĩnh lặng:
    “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
    Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
    (Thu Điếu- Nguyễn Khuyến)
    Một tư thế “tựa gối ôm cần”, một sự đợi chờ “lâu chẳng được”, một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe “cá đớp”. Người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu, đó là một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao.
    Cũng như mạch cảm xúc ấy, Nguyễn Khuyến đã đưa cái thần của cảnh thu Việt Nam vào bài Thu vịnh:
    “Trời thu xanh nắt mấy tầng cao
    Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
    Nước biếc trông như tầng khói phủ
    Song thưa để mặc bóng trăng vào”
    (Thu vịnh)
    Cái thanh thoát nhẹ nhõm, cái cao vời vợi của không gian được gói gọn trong bầu trời thu xanh ngắt. Điểm nhấn trên bầu trời ấy là “cần trúc”. “Cần trúc” còn non trông yếu ớt, khi có làn gió hiu hiu thổi nhẹ, giống như chiếc cần câu nghiêng bóng xuống mặt ao, đu đưa trước gió. Không gian mùa thu như chìm lẫn trong màn sương mờ ảo của buổi chiều. Hình ảnh mùa thu pha thêm màu “nước biếc” với khói phủ nhạt nhòa. Cảnh vật ở đây thật tĩnh lặng:
    “Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
    Một tiếng trên không ngỗng nước nào
    Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
    Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”
    (Thu vịnh)
    Chùm hoa xuất hiện trong Thu vịnh, đưa hương thơm ngạt ngào từ quá khứ bay đến hiện tại bằng trí tưởng tượng của chính nhà thơ. Tiếng ngỗng vọng tưởng kêu vang trong bầu trời như bứt tâm hồn nhà thơ về với thực tại. Âm thanh ấy vang xa sao mà xa lạ thế, bởi đó đâu phải là ngỗng quê hương. Nỗi đau của người dân mất nước, càng thấm thía hơn trong đêm thu vắng vẻ. Nguyễn Khuyến bộc lộ lòng mình, ông thấy thẹn thùng với Đào Tiềm, thi sĩ nổi tiếng ở Trung Quốc đã sớm từ quan về ở ẩn trước cuộc đời ô trọc. Cái thẹn trong lời kết ở Thu vịnh càng khiến nhân cách của Nguyễn Khuyến thêm sang đẹp. Đứng trước thiên nhiên kì diệu ấy, tâm hồn con người như được soi bằng thứ ánh sáng tinh khiết để nhân cách được bộc lộ dễ dàng hơn.
    Đến với Thu ẩm, chúng ta cũng không thấy những hình ảnh ước lệ, sang trọng mà thay vào đó là sự thanh sơ và giản dị với:

    “Năm gian nhà có thấp le te
    Ngõ tối đêm sâu đóm lập lèo
    Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
    Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”
    (Thu ẩm)
    Hình ảnh “gian nhà” vừa là tả thực, vừa khái quát tầm vóc của một làng quê ở vùng đồng chiêm trũng. Từ láy “le te” đã khắc họa hình dáng của ngôi nhà cỏ trong không gian, nó là nơi thu hút, hội tụ sự ấm áp của đời sống nông thôn đất Việt. Không gian mùa thu với bầu trời cao rộng, những gian nhà cỏ thấp như những chiếc nấm. “Thấp le te”, gợi lên cảm giác đơn sơ, nhỏ bé, “ngõ tối” và “đêm sâu” là cảnh bình thường nhưng lại có ánh lửa đom đóm, “lập lòe” làm cho “ngõ tối” và “đêm sâu” lúc tối, lúc sáng. Chữ “lập lòe” vừa gợi độ sinh động của ánh lửa đóm chớp nháy trong đêm vắng. Không gian mùa thu như chìm vào trong làn khói nhẹ chập chờn. Bắt gặp hình ảnh con đom đóm nhỏ bé trong thơ Nguyễn Khuyến, chúng ta lại thấy tràn ngập tâm hồn thứ ánh sáng của đồng nội. Tuy yếu ớt, nhưng có thể làm sáng tâm hồn con người:
    “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe”
    Qua chùm thơ thu của mình, Nguyễn Khuyến đã tài tình thâu tóm đươc cái hồn thu của làng quê Việt Nam trong các bài thơ thu. Cách cảm nhận mùa thu của Nguyễn Khuyến là cái thu của đất trời, của không gian, của làng quê đất nước. Nó mang nỗi buồn chung của vũ trụ, của thời đại, của cả một lớp ngưởi như ông. Nó mang nỗi buồn nhưng là cái buồn ẩn chứa trong thiên nhiên, trong vũ trụ, không phải la cái buồn được bộc lộ trực tiếp của cá nhân. Ta yêu biết bao cái thanh cao trong trẻo, dịu êm và không khí tĩnh lặng, thanh bình của mùa thu Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến. Cảm hứng về mùa thu đã đi vào trong thơ ca Việt Nam thật bình dị, thanh sơ và thấm đẫm tâm trạng.

      bởi Diễm My 04/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF