Cảm nghĩ về đôi mắt mẹ
Cảm nghĩ vể đôi mắt mẹ
Trả lời (1)
-
on yêu của mẹ!
Có lẽ, lúc con đọc bức thư này, mẹ đã không còn sống trên đời này nữa. Con biết không, mẹ yêu con nhiều lắm. Đừng giận mẹ, con à, nếu con cảm thấy mặc cảm và khinh thường về đôi mắt không còn nguyên vẹn của mẹ. Chớ khóc khi đọc những dòng sau đây, con nhé, vì mẹ sắp kể cho con nghe một câu chuyện, một câu chuyện mà mẹ đã giấu con từ lâu lắm rồi. Con trai ơi, trong đôi mắt của con, có một là của mẹ…”
---☻---
“Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha…”
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó. Mất cha từ nhỏ, bàn tay của mẹ đã tần tảo bao nhiêu năm mưu sinh kiếm sống, cung cấp đủ tiền cho tôi có cuộc sống giống bao người, dù không cầu kì, nhưng cũng không thua kém. Đối với tôi, mặt vất chất vậy là đủ. Nhưng tôi không hài lòng, không hài lòng chút nào về mẹ - một người mẹ với đôi mắt tật nguyền mà bất cứ ai nhìn vào cũng phải lắc đầu thương hại. Chỉ nghĩ đến thôi, tôi đã thấy mặc cảm ghê gớm. Những lúc bọn trẻ hàng xóm chọi đá vào người mẹ, gào lên chế nhạo: “Yêu quái!” chỉ khiến tôi như muốn khóc, hay khi mẹ chạy bôn ba đi xin việc làm, mòn mỏi chờ đợi từ ngày này qua tháng khác trong nỗi tuyệt vọng chiếm trọn tâm hồn.
Càng lớn dần lên, tôi càng biết được giá trị của đồng tiền. Tôi tiêu xài nhiều hơn do nhu cầu về mọi mặt: học tập, vui đùa,… Tình cảm của tôi với mẹ ngày càng rạn nứt, mỗi tối ngồi cùng mẹ ở bàn ăn mà cảm giác khó chịu cứ đè nặng lồng ngực, thức ăn ngon mấy nuốt cũng chẳng vào. Tôi không thích những cái ôm, cái hôn hay những lời hỏi thăm mỗi khi tôi đi học về của mẹ, mà thực tế, tôi muốn tránh xa chúng, thậm chí muốn mẹ đi khỏi tầm nhìn của tôi. Ngày qua ngày, tôi biết mình không còn nhỏ dại nữa.
Cuộc sống tôi cứ thế mà tiếp diễn. Mọi chuyện cứ diễn ra như vậy, hết sức bình thường, cho đến khi tôi lên lớp Sáu. Cô giáo đã cho tôi một đề văn như thế này: “Hãy tả lại người mẹ của em – người đã sinh ra em và nuôi em khôn lớn.” Tôi như chết lặng người? Tôi sẽ phải làm thế nào đây? Nộp bài trắng với con điểm 0 to tướng, hay kể sự thật rồi sống nửa quãng đời còn lại trong sự hắt hủi của bạn bè? Tôi đã nghĩ, nghĩ rất lâu, rồi cuối cùng không viết được chữ nào cả. Tôi bị điểm dưới trung bình. Ừ, mẹ la tôi, tất nhiên rồi, và hỏi lý do tại sao tôi bị điểm kém. Lúc đó, tôi chỉ biết nói rằng: “Con xấu hổ vì mẹ. Mẹ có biết hình dáng mẹ đáng khinh như thế nào không? Khi con tả mẹ, ai cũng cười vào mặt con cả. Họ bảo con thật tội nghiệp, rằng con có một người mẹ vô dụng cho xã hội này, như một thứ phế phẩm.”Mẹ đã nhìn tôi với cặp mắt đớn đau, rồi ngã xuống sàn ngất xỉu.
Tôi không muốn tin mình là con mẹ, hay nói cách khác, tôi không tin mình là con mẹ. Tôi ghét phải đi với mẹ trước đám đông hay cùng mẹ đến trường những lần họp phụ huynh. Mọi người đều nhìn tôi bằng ánh mắt e dè, thương hại như thể tôi là một đứa con hoang ngoài đường vậy. Thà nói dối rằng tôi không có mẹ còn hơn là bảo với toàn dân thiên hạ rằng mẹ tôi mất một mắt. Tôi căm thù cái cảnh họ dúi vào tay tôi những tờ năm chục, một trăm, thì thầm nào là biếu, chúc mừng điểm tốt, này nọ. Họ chỉ tội nghiệp cho gia đình tôi thôi, tôi biết mà, tôi hiểu mà.
Thật kinh khủng làm sao khi một ngày nọ, mẹ tự đến trường đóng học phí. Là dân quê, đến đây chẳng khác nào mẹ đang phô trương chữ “mù” và chữ “dốt” của mình ra cả. Sao mà mẹ tự tiện quá vậy, chả thèm hỏi ý tôi một câu, mẹ xem tôi là cái gì cơ chứ? Trường của tôi đâu phải là nơi mẹ muốn đi thì đi, muốn đến thì đến? Bị bao người châm chọc mẹ thấy chưa đủ hay sao mà còn dẫn xác tới? Mẹ bước đến bên tôi, giọng run run, nói: “Cầm lấy tiền này mà đóng học phí con nhé!” ; “Bà già này, ai biểu bà đến đây thế hả?” – Tôi lớn tiếng quát trong cơn giận dữ của mình. – “Về nhà lo mà bếp núc giặt giũ đi, ai cần bà, bà nên nhớ bà chẳng là gì cả đấy. Tự mà lo đi nếu không muốn bị tôi tống ra ngoài đường! Cút ngay khỏi mắt tôi!”. Mẹ thả rơi những tờ tiền xuống đất, giọt nước mắt chảy dài trên đôi gò má gầy hốc hác. Rồi như chợt nhận ra mình đang làm bẽ mặt tôi, mẹ vội vã lượm đồ lên, cúi chào tôi và quay lưng ra về. Thấy bọn bạn trố mắt ngạc nhiên, tôi giả bộ nói lớn: “Bà già ấy lẩm cẩm cả rồi, người làm nhà tớ đấy thôi.” Tôi không biết lũ bạn cảm thấy ra sao, chỉ biết mẹ buồn nhưng vẫn hả dạ lắm.
…
Nhà nghèo, cuộc sống chật vật thiếu thốn đủ điều, tôi quyết tâm thực hiện cho bằng được ước mơ đi du học. Tôi muốn sống một cuộc đời khác, trở thành một người nào đó được kính trọng hơn, hay ít nhiều là tránh xa khỏi mẹ. Tôi dốc tâm học ngày đêm, nhốt mình trong căn phòng bốn bề là sách. Từng ngày từng giờ, mẹ nhìn tôi từ xa, cặp mắt buồn rầu tội nghiệp.
Có cái lần, mẹ tự ý vào phòng tôi, dọn dẹp sách vở. Khi kiểm tra lại, tôi thấy mất quyển sách ngữ văn mà tôi luôn luôn yêu quý. Tôi nổi cơn giận, và la mẹ đủ điều. Nhưng sao mẹ cứ im lặng chịu đựng thế? Sao mẹ không nói gì cho dù mẹ biết tôi đã cất nó cẩn thận trên tủ rồi quên mất?
Tháng năm trôi qua, tôi cuối cùng cũng thành công. Với học bổng toàn phần trong tay, tương lai tôi ngời sáng. Ngày cuối cùng còn ở Việt Nam, mẹ xin tôi cho mẹ được ôm đứa con này lần cuối. Đến lúc đấy, tôi mới nhận ra tôi ghê tởm vòng tay của mẹ biết bao nhiêu, và chưa khi nào mừng hơn khi được sống xa nhà. Mẹ đòi tiễn tôi đến sân bay.
“Bà có thể đến, nhưng phải đứng từ xa và giả vờ như không quen biết tôi.” Mẹ lẳng lặng gật đầu với con tim quặn thắt.
…
Thành công trong cuộc sống, tôi nhanh chóng trở thành một nhà doanh nghiệp trẻ. Thật chẳng khó khăn gì để kiếm được một ngôi nhà cùng một người vợ đẹp, rồi trở thành người trụ cột trong một gia đình êm ấm hạnh phúc. Đều đặn, tôi gửi tiền về cho mẹ, với những bức thư bề ngoài giả tạo hỏi thăm đủ điều do cô thư kí của tôi viết mà chưa một lần tôi đụng lấy. Mẹ già rồi, mắt mũi lại lem nhem, sao mà biết được, thấy có tiền xài là sướng, còn muốn gì hơn.
Tưởng rằng từ đó sẽ không bao giờ phải nhìn thấy mặt người mẹ tật nguyền nữa, chỉ ít lâu sau, tôi đã bị một cú sốc ghê gớm khi nghe tiếng hét váng của bọn trẻ trước nhà. Hoảng hồn nghĩ điềm xui đến, nhưng tôi đã mém ngã xuống đất khi nhìn thấy một người đàn bà lớn tuổi ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm, cái khăn đen to quấn quanh đầu nhìn trông rất nhếch nhác. Khuôn mặt bà gầy giơ xương, miệng móm mém và kinh khủng hơn, một mắt bà bị mù. Mẹ… là mẹ tôi đấy…
Tôi giận đến điên người. Tại sao mẹ tôi lại ở đây? Tại sao mẹ có thể tìm đến nhà tôi được trong khi mẹ còn lầm lạc giữa những con đường nơi thường lui tới? Bọn trẻ sẽ nghĩ gì? Rằng cuộc đời chúng từ nay sẽ phải tiếp đón thêm một con quái vật, hay chúng phải cúi đầu chào mẹ và miễn cưỡng gọi mẹ là “bà”? Những ý nghĩ xoay trong đầu tôi như chong chóng. Mẹ bước tới, thều thào: “Cho tôi hỏi, đây có phải là nhà Quang không?”; Cố gắng che giấu bọn trẻ, tôi lắc đầu dứt khoát: “Bà lầm rồi, không ai tên Quang ở đây cả. Mời bà ra khỏi nhà tôi mau.” Mẹ nhìn tôi, rồi khổ sở cầm cái túi nhỏ bên mình bước đi.
Sau đó, tôi không bao giờ thấy mặt mẹ nữa.
…
Vài năm sau đó, tôi nhận được một lá thư mời về thăm trường cũ. Đã lâu xa Tổ quốc yêu thương, tôi quyết định đi một mình, coi như để ôn lại kỉ niệm. Bè bạn năm xưa gặp lại, chơi một bữa thả cửa, rồi giật mình, tôi nhớ đến mẹ. Không biết giờ này mẹ sao rồi nhỉ? Có thể đang hưởng thụ tuổi già ở một dinh thự nào đó đây. Tiện đường, tôi kêu tài xế chở tôi về nhà.
Nhưng tôi đã lầm. Tất cả không có gì thay đổi cả. Vẫn căn nhà bốn vách nghèo rách rưới, vẫn những chồng sách mà tôi để lại trước khi đi. Nhưng… có gì đó khác… sao mà trống vắng thế cơ chứ? Mẹ tôi đâu rồi?
Tôi đã mất một khoảng thời gian dài để tìm kiếm mẹ. Tôi chạy khắp nhà, gào lên tên người mẹ mà bao nhiêu năm qua tôi đã trốn tránh. Mệt mỏi, tôi chịu thua. Ngồi trên bàn ăn, tôi ngẫm nghĩ. Đây là nơi tôi cùng mẹ đã dùng những bữa cơm đạm bạc mà vui biết bao nhiêu, hồi tôi còn nhỏ dại.
Chợt, tôi thấy một phong thư có đề chữ “Gửi con trai”
Là của mẹ, dành cho tôi.
Chậm rãi, tôi mở ra đọc.
“Thứ…, ngày… tháng… năm…
Con yêu của mẹ!
Có lẽ, lúc con đọc bức thư này, mẹ đã không còn sống trên đời này nữa. Con biết không, mẹ yêu con nhiều lắm. Tất nhiên rồi, con nhỉ, có người mẹ nào mà không yêu con trai của mình không? Mẹ là người đã sinh con ra, chăm sóc con từng li từng tí, mẹ không quản ngại gian lao làm việc cật lực để nuôi sống con, mẹ thế với trời đất sẽ làm mọi việc cho con nên người, mẹ hứa đấy, con yêu của mẹ.
Mẹ biết con giận mẹ, con ghét mẹ nhiều lắm.
Mỗi lúc mẹ con ta ra ngoài công viên chơi, thấy các bạn khác có cha mẹ đầy đủ, mẹ buồn đến não ruột. Mẹ nhìn con chơi đùa, dù cha không còn nữa, nhưng con luôn là nguồn động viên lớn lao của mẹ đấy. Mẹ có thể nói, mẹ không cần gì ngoài con cả. Cái vẻ bề ngoài đáng khinh của mẹ đã làm phẩm giá của con bị hạ xuống rất nhiều, và điều đó không đáng. Hồi con vừa đủ tuổi đi học, háo hức với chiếc cặp sách nhỏ nhắn mà mẹ đã chắt chiu từng đồng bạc để mua cho con, mẹ muốn khóc lắm, vì mẹ giận mình vô cùng vì chưa xin được cho con vào học. Chỉ là, mẹ không đáng tin, và người ta nghĩ con cũng sẽ như mẹ - một đứa trẻ không có sự giáo dục và dạy dỗ, một đứa trẻ chỉ biết bạo lực đến nỗi tàn tật đáng thương. Con người thường đánh giá kẻ khác qua vẻ bề ngoài mà, con nhỉ?
Mẹ luôn muốn bảo con rằng, đừng bao giờ bắt chước họ. Nhưng không được rồi, con ạ, con đã theo dòng đời ngược xuôi mà trở nên ích kỷ như thế. Mẹ chưa bao giờ giận con vì hắt hủi mẹ, vì đã nói những lời hỗn láo mà mẹ chưa bao giờ dạy con cả. Mẹ đã nhìn thấy con trưởng thành, vậy là quá đủ rồi, con trai ạ. Đừng giận mẹ, con à, nếu con cảm thấy mặc cảm và khinh thường về đôi mắt không còn nguyên vẹn của mẹ. Chớ khóc khi đọc những dòng sau đây, con nhé, vì mẹ sắp kể cho con nghe một câu chuyện, một câu chuyện mà mẹ đã giấu con từ lâu lắm rồi. Con trai ơi, trong đôi mắt của con, có một là của mẹ đó!
Trước đây, chúng ta từng là một gia đình giàu có và hạnh phúc. Ba con là một nhà doanh nghiệp thành đạt, có đầy tiền tài và địa vị trong xã hội, và rất yêu gia đình mình. Trong một lần đi chơi, chiếc xe hơi ba lái đã rơi xuống vực, tai họa xảy ra với chúng ta. Ba con chết trong cơn nguy cấp, con lúc bấy giờ là một đứa bé 3 tuổi, bị thương rất nặng, vì bị mảnh thủy tinh đâm vào mắt nên bị mù con bên trái. Quá thương con, mẹ đã hy sinh con mắt của mình, chỉ mong con không bị mọi người cười chê.
Sau cú sốc ấy, mẹ không gượng dậy nổi. Trong cơn mù quáng, mẹ đã bị một kẻ gian lừa sạch tiền, hay đúng hơn, mẹ đã tung hết vào cổ phiếu, một hành động mà từ trước đến giờ mẹ chưa bao giờ nghĩ tới. Cái con dao hai lưỡi đó, xui xẻo làm sao, mẹ nợ nặng. Dùng hết của cải mới đủ để trả, mẹ phải bán nhà để đóng tiền ghép mắt cho con. Khổ lắm con à, ngay cái hôm đó, chúng ta quay lại từ con số 0, chúng ta thành những người vô giá trị trong xã hội. Nhưng, mẹ vẫn có nghị lực để vươn lên, vì mẹ còn có con.
Con trai ơi, con đừng buồn nhé. Dù mẹ đã mất, nhưng mẹ vẫn ở đây, bên cạnh con từng ngày, từng giờ, luôn ngắm nhìn con từ mọi góc độ. Mẹ mãn nguyện lắm, con à, còn gì sung sướng hơn khi thấy con trai mình trở thành người có ích cho đất nước. Mẹ không đòi gì hơn cả, đối với mẹ, vậy là quá đủ rồi. Mẹ hạnh phúc vô cùng! Quang này, hãy cho mẹ gửi lời hỏi thăm đến các cháu nhé! Nói với chúng rằng, bà nội yêu chúng lắm. Và con ơi, mẹ cũng yêu con.
Mẹ của con”
Tôi khuỵu xuống, đầu đau như búa bổ. Mắt tôi hoa lên, hai hàng lệ chảy ra, lăn dài trên má. Vội vã, tôi đến nấm mồ của mẹ, và đứng lặng nhiều giờ liền. Bức ảnh của mẹ vẫn cười tươi, như thể mẹ chưa bao giờ biết khóc. Mẹ của tôi… Tôi đã làm gì thế này? Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ lắm!
bởi Phạm Tuấn 26/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
phương thức biểu đạt của bài “Tiếng Hát Tháng Giêng ( Y PHƯƠNG )
Giúp Mình với ạ!
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
Về một mua xuân
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Mọc giữa đong sông xang Một bông hoa tím biếc Ơi,con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọi long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về biện pháp tu từ có vị chí nổi bật nhất trong bài thơ "mùa xuân nho nhỏ"
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn BIỂU CẢM về lợi ích của cây CÀ PHÊ.
04/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em hãy viết bài văn kể lạu một trận thi đấu bóng rổ mà em ấn tượng nhất khi bắt đầu vào trường thcs(lớp 7)
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
Em sẽ hành động như thế nào để "những tục lệ tốt đẹp ấy" và "những thức quý của đất mình" luôn có một vị trí quan trọng trong tâm hồn của người Việt? (Trả lời từ 3-5 câu)
Em đang cần gắp ạ!
11/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cảnh vật được miêu tả qua màu sắc nào trong bài thơ "Chiều sông thương".
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ giải thích câu ca dao :
"Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá bụi sò huyết Pước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An"
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Nêu những điểm cần chú ý về văn bản thông tin. TT
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
sos . mọi người nhanh giúp mình với
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
đề tài của lừa và ngựa
Giúp Em Vs
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
'Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng.Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết.Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng.Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt.Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn.Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài'.
Từ nội dung của phần đọc hiểu , em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp được rút ra từ câu chuyên trên.
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! phần trên thui Câu 1 : Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của con mối và con kiến. Qua những từ ngữ ấy , tác giả muốn thể hiện điều gì? Câu 2 : Chỉ ra sự khác nhau trong hình thức kể chuyện của truyện Con mối và Con kiến với các chuyện Đèo cày giữa đường và Ếch ngồi đáy giếng. Câu 3 : Thủ pháp nào đc sd để lm nổi bật đặc điểm của hai con mối và kiến? Câu 4 : Hình ảnh con mối và con kiến để chỉ kiểu ng nào trong xã hội?
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
bằng một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật ngụ ngôn mà em yêu thích
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ai giỏi văn thì giúp mình nhé đừng lên gg ạ
19/02/2023 | 1 Trả lời
-
chỉ ra và nêu cách hiểu của em về các từ ngữ được dùng phép nói quá trong các câu sau :
1. " Nhớ đêm dài đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng "
2. " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng gửi trời "
3. " Gươm mài đá, đá cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn "
4. " Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chua bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khảng khái tâu lên : Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một toàn điện Diên Hồng "
Liên quan đến biện pháp tu từ nói quá ạ, mong mọi người giúp mk ạ!
21/02/2023 | 0 Trả lời
-
lập dàn ý ghi lại cảm xúc bài thơ mẹ và quả nguyen khoa diem lớp 7 dàn ý chi tiết nha
văn học lớp 7
24/02/2023 | 0 Trả lời
-
22/03/2023 | 2 Trả lời
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống( trình bày ý kiến phản đối )về các vấn đề của học sinh
26/03/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm hiểu về Vẻ đẹp của cây tre và con người Việt Nam
30/03/2023 | 0 Trả lời
-
có gì mới ở phương tây
có ngày có đêm
có máu và nước mắt
có sói lang và những anh hùng
31/03/2023 | 3 Trả lời
-
Hãy nêu tất cả các văn bản thông tin từ lớp 6 đến lớp 7 sách Ngữ văn Kết nối tri thức
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK tr76 tập 2 KNTT và trả lời câu hỏi: Phát biểu suy luận của em về mối liên hệ giữa chủ đề bài học và loại văn bản chính cần đọc.
09/04/2023 | 0 Trả lời
-
Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ phần văn bản Những câu chuyện của người thầy
23/04/2023 | 0 Trả lời