YOMEDIA
NONE

Cảm nghĩ về 1 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Cảm nghĩ về 1 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (chương trình Ngữ văn 7)

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 5. Câu tục ngữ: ‘Tấc đất, tấc vàng’ chỉ có bôn chữ rất ngắn gọn, chia thành hai vế đối nhau nêu lên nhân xét: đất là vàng, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Đất để trồng lúa, ngô, khoai, đậu, vừng, cây ăn trái, rau và các loại hoà,... Đất để làm nhà, để xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa... Đất là nguồn lợi, nguồn sống của nhân dân. Câu tục ngữ vừa nêu lên giá trị của đất, vừa khuyên mọi người phải có ý thức bảo vệ, giữ gìn đất đai, ra sức chăm bón ruộng vườn ngày thêm màu mỡ. Còn có câu ca dao tương tự:

    ‘Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,

    Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu !’

    6. Nhà nông quê ta có nhiều kinh nghiệm quý báu phát triển các ngành nghề: làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi, thả cá, xây dựng các làng nghề thủ công... làm cho kinh tế nông thôn ngày càng mở mang, giàu có. Câu tục ngữ ‘Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền’ thể hiện trí tuệ và kinh nghiệm hay trong làm ăn của nông dân nước ta.

    Trì là ao; canh trì nghĩa là đào ao thả cá...

    Viên là vườn; canh viên nghĩa là làm vườn, trồng cây ăn trái...

    Điền là ruộng; canh điển là làm ruộng, trồng lúa, hoa màu...

    ‘Nhất canh trì’:nuôi cá, nuôi tôm... thu lợi lớn, chóng làm giàu nhất. Vì thế mới có câu: ‘Một ao cá một rá bạc’.

    ‘Nhị canh viên’:làm vườn, trồng cây ăn quả, trồng rau, trồng hoa cũng là một nghề làm giàu, được xếp vào thứ hai, sau nghề nuôi trồng thủy sản.

    Nghề làm ruộng là nghề căn bản, lâu đời, được xếp vào thứ ba. Ngày nay, nền kinh tế thị trường và khoa học kĩ thuật chân nuôi, trồng trọt ở nước ta phát triển, thúc đẩy và mở mang kinh tế trang trại ở khắp mọi miền quê. Hàng triệu

    nóng dân thi đua làm giàu. Các nghề nuôi trồng thủy sản, làm vườn, làm ruộng, với kĩ thuật về giống, cây, con tiến bộ vượt bậc, đã xuất hiện nhiều triệu phú ở

    nông thôn. Qua đó, ta càng thấy câu tục ngữ: ‘Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền’ nêu lên một bài học hay và sâu sắc.

    7. Câu tục ngữ ‘Nhất nước, nhì phản, tam cần, tứ giống’ đã tổng kết và khẳng định bôn bài học lớn, kinh nghiệm hay về làm ruộng cho năng suất cao. Phải đủ nước; phải bón phân; phải cần cù cày bừa, bắt sâu, làm cỏ, vun xới,...; phải chọn được giống tốt. Cuộc cách mạng xanh ở một số nước châu Á như An Độ, Nhật Bản, Trung Quốc,... và ở nước ta cho thấy kĩ thuật về giống là hàng đầu, được coi tm-'g nhất, ưu tiên nhất. Giống lúa mới, sức đề kháng cao chống sâu bệnh, cho năng suất cao được các nhà khoa học và nôngdân quan tâm đặc biệt. Nước ta có nền nông nghiệp phát triển, là nước xuất khẩu gạo lớn, qua đó, ta càng thấy giá trị và ý nghĩa đặc sắc ở câu tục ngữ này. Còn có những câu tục ngữ:

    - ‘Phân tro không bằng no nước’.

    - ‘Không nước không phân chuyên cần vô ích’

    - ‘Ruộng không phân như thân không của’.

    8. ‘Nhất thì, nhì thục’là câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm về kĩ thuật trồng trọt, làm lúa nước. Thứ nhất là phải coi trọng thời vụ: ‘nhất thì’ (kịp thời vụ, đúng thời vụ). Trái thời vụ, thời tiết là thất bát. mất án. Thứ nhì là phải cày sâu cuốc bẫm, vun xới, chăm bón, làm cỏ, không để ruộng đất hoang hóa, bạc màu; làm cho đất đai ngày một thêm màu mỡ: ‘nhì thục’. Yếu tố thời gian, mùa vụ, yếu tố sức lao động cần cù của con người là hai yếu tố tạo nên mùa màng tốt tươi, năng suất cao, bội thu.

      bởi Lưu Ngọc Lan 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF