YOMEDIA
NONE

Bàn về lòng biết ơn những người tạo ra thành quả

Đề 4:Lòng biết ơn những người tạo ra thành quả để mình được hưởng-một đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam văn nghị luận

Giúp mình với nha mọi người

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • MB: Trong văn học, xã hội, học tập, lịch sử, lòng biết ơn luôn đc thể hiện rõ nét qua từng giai đoạn. Đi đâu, về đâu thì cũng hướng đến một chân lí: Phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
    TB: Phần này mik hướng dẫn thôi nhé
    Câu mở (nói chung chung)

    + Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.
    + Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng dẫn chứng và lí lẽ.
    + Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
    Đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","Uống nước nhớ nguồn": là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
    Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
    Lịch sử:
    - Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên.
    + Giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3 âm lịch.
    + Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
    + Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh.
    - Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa.
    + Nhớ tới ông bà cha mẹ - những người đã khuất.
    + Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay.
    + Để cho người đang sống tự nhận ra những gì đã làm tốt và những gì còn thiếu sót trong lúc khấn vái với ông bà tổ tiên.
    Xã hội:
    + Thương binh liệt sĩ: để nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.
    + Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thầy cô.
    + Quốc tế Phụ nữ: để xã hội biết ơn những người phụ nữ có vai trò to lớn đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay.
    Tất cả những ngày trên là nhắc lại, nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ trên; là hành động phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc.
    Học tập:
    + Luôn cố gắng học tập đền đáp công ơn thầy cô đã dạy dỗ mình

    + Thi đua đạt hoa điểm mười tri ân bậc thầy cô giáo

    + Không bao giờ làm thầy cô giáo phiền lỏng

    Văn học:

    Có vô số các bài văn thơ nồi tiếng (tự tìm)

    Có nhiều các tục ngữ ca dao như:

    - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
    - Con ơi ghi nhớ lời này
    Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
    - Uống nước nhớ nguồn
    - Uống nước, nhớ kẻ đào giếng.
    - Uống nước chớ quên người đào mạch.
    - Ơn cha núi chất trời Tây
    Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông
    - Ơn cha trọng lắm ai ơi
    Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng ** đau
    - Ơn cha nghĩa mẹ trìu trìu
    Mưa mai lòng sở, nắng chiều dạ lo
    - Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
    - Biển Đông còn lúc đầy vơi,
    Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng

    KB: Đạo lí trên cho em những suy nghĩ sâu sắc: về lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người.
    + Truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
    - Nó cũng luôn cho em tự soi chiếu vào những hành vi hàng ngày; phải biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc hân hoan khi làm được điều tốt.
    - Đạo lí trên giúp em phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào "đền ơn đáp nghĩa".

      bởi Đạt Thành 22/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON