YOMEDIA
NONE

vấn đề : tác giả

soạn văn :Lượm (Tố Hữu)

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (5)

  • Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)

    Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

        + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

        + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

    - Bố cục:

        + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

        + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

        + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

    Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

    - Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

    - Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

    - Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

    - Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

    - Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

    → Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

    Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

    - Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

    - Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

    - Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

        + Nằm trên lúa

        + Lúa thơm mùi sữa

        + Hồn bay giữa đồng

    → Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

    Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...”  diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

    Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

    → Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

    - Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

    - Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

    Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

        + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

        + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

    - Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

    LUYỆN TẬP

    Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Học thuộc lòng thơ từ: "Một hôm nào đó" đến hết bài thơ.

    Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

      bởi Lê Nhật Minh 23/02/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Câu 1: Bài thơ kể và tả về chú bé Lượm qua hoạt động liên lạc, bằng lời nhân vật người chú. Bố cục : - 5 khổ đầu : Cuộc gặp gỡ ở Huế. - 7 khổ tiếp : sự hy sinh anh dũng của Lượm. - Còn lại : Lượm sống trong lòng người và đất nước. Câu 2: * Hình ảnh Lượm trong khổ 2 đến khổ 5 : - Trang phục : Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. - Hình dáng : loắt choắt. - Cử chỉ : thoăn thoắt, hồn nhiên, tinh nghịch. - Lời nói : tự nhiên, thật thà. → Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, chân thật, hồn nhiên. * Các yếu tố nghệ thuật góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm. Câu 3: - Nhà thơ miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm nguy hiểm, khó khăn. Sự hy sinh của Lượm thật dũng cảm gợi ra sự thương mến, đáng cảm phục. - Những câu thơ, khổ thơ được cấu tạo đặc biệt : + Ra thế Lượm ơi !... → diễn tả sự đau xót, sửng sốt đến lặng người. + Thôi rồi, Lượm ơi ! → lời cảm thán, niềm hy vọng đã vụt tắt. + Lượm ơi, còn không ? → sự thảng thốt trong lòng người chú khi hiểu rằng Lượm đã chết, nhưng trong lòng vẫn luôn giữ niềm tin. Câu 4: Người kể gọi Lượm bằng : cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ. Quan hệ giữa chú - cháu cũng là giữa hai đồng chí, là nhà thơ - một chiến sĩ đã hy sinh. Chú bé – người cháu của mọi người, của Tổ quốc. → thể hiện tình cảm thắm thiết, gắn bó của tác giả với chú bé. Câu 5: Lượm ơi, còn không ? Sau câu thơ, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu nhằm khẳng định Lượm không chết trong lòng chú, Lượm sống mãi cùng non sông, đất nước.

      bởi Nguyễn Huyền 13/03/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vào lol chơi

      bởi Con Của Định Mệnh 30/03/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • lên mạng mà sớt

      bởi Lê văn nùi 27/07/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

        + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

        + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

    - Bố cục:

        + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

        + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

        + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

    Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

    - Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

    - Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

    - Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

    - Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

    - Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

    → Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

    Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

    - Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

    - Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

    - Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

        + Nằm trên lúa

        + Lúa thơm mùi sữa

        + Hồn bay giữa đồng

    → Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

    Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

    Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

    → Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

    - Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

    - Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

    Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    - Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

        + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

        + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

    - Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

    LUYỆN TẬP

    Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

    Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

    Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

      bởi Lê Trần Khả Hân 12/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON