YOMEDIA
NONE

Có ý kiến cho rằng Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp của những giọt nước mắt. Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • I. Mở bài

    Nam Cao từng nói: "Giọt nước mắt là miếng lăng kính là biến hình vũ trụ". Trong tác phẩm của mình, các nhà văn luôn sử dụng những giây phút yếu lòng, những giọt nước mắt để khắc họa diễn biến tâm lí và làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật. Trong đó phải kể đến Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

    II. Thân bài

    1. Khái quát

    a. Giới thiệu vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

    b. Khái quát giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm

    c. Giải thích:

    - Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu luôn cố gắng bóc tách từng vấn đề, lật ngược tình huống và thử thách nhân vật bằng những nghịch lí éo le. Những giọt nước mắt là một điển hình. Trong tác phẩm, những giọt nước mắt đã làm nổi bật vẻ đẹp và phẩm chất của người đàn bà hàng chài. Chị tuy nghèo khổ lam lũ nhưng lại là người hiểu chuyện, từng trải và thấu hiểu lẽ đời.

    - Những giọt nước mắt xuất hiện trong cảnh thằng Phác giật chiếc thắt lưng, cầm con dao găm trong tay để hòng đánh lại cha, bảo vệ mẹ. Khi ấy, người đàn bà đã ngăn nó lại và vái sống nó, khóc lóc van vỉ. Ngoài ra, những giọt nước mắt dường như còn rơi trong lòng của Phùng, nhân vật chính của chuyện.

    - Khẳng định nhận định trên là hoàn toàn đúng.

    II. Phân tích

    Phân tích chi tiết trên để làm sáng tỏ ý nghĩa của dòng nước mắt.

    - Người đàn bà ngăn thằng Phác đánh bố bởi chị biết: con đánh bố là đại nghịch bất đạo. Và việc thằng Phác đánh bố cũng chỉ lành hành động bế tắc xuất phát từ tình thương mẹ. Vì vậy khi chị giằng lại được từ tay nó chiếc thắt lưng, con dao găm, chị đã khóc lóc van vỉ thằng con. Thằng Phác - đứa con giống bố như đúc nhưng lại là đứa thương chị nhất và chị cũng yêu nó nhất. Chị khóc, thằng Phác còn dùng đôi bàn tay nhỏ bé lau đi những giọt nước mắt trên khuôn mặt rỗ của mẹ nó. Giọt nước mắt rơi là biểu hiện của tình thương con, sợ con bị tổn thương, thay đổi tâm tính. (Chị muốn xin với chồng đưa chị lên bờ mà đánh để các con khỏi bị nhìn thấy) Người đàn bà khi bị chồng đánh không hề khóc lóc van xin, không đánh trả cũng không trốn chạy nhưng khi nhìn thấy con, sự kiên cường cứng cỏi như bị sụp đổ. Tình mẫu tử khiến chị rơi những giọt nước mắt của tuyệt vọng.

    - Phùng: người nhiếp ảnh có chuyến công tác đến vùng biển này để chụp cảnh biển buổi sáng mờ sương đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện nhà người đàn bà hàng chài. Anh ban đầu xông vào can ngăn. Không thể lí giải được vì sao người đàn bà không chịu bỏ chồng. Rồi hoàn toàn chấp nhận lí lẽ của người đàn bà từng trải mà thấu hiểu lẽ đời. Cảnh nhà người đàn bà khiến anh nhận ra lằn ranh giữa nghệ thuật và cuộc sống, anh nhận thấy những bế tắc và sự bất lực của nghệ thuật. Để khi trở về, anh vẫn luôn ngắm tấm ảnh đã được in trong bộ lịch do chính tay anh chụp. Khi ngắm bức ảnh ấy, anh luôn ám ảnh và nhìn thấy hình ảnh người đàn bà bước ra từ tấm ảnh đen trắng ấy. Dường như mỗi lần nhìn thấy là một lần ám ảnh. Mỗi lần nghĩ là một lần khóc thương cho thân phận người phụ nữ trước cuộc sống quá đói nghèo tăm tối sau chiến tranh.

    3. Đánh giá

    III. Kết luận

    - Khẳng định lại giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm

    - Liên hệ bản thân.

      bởi Hoàng My 08/07/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF