YOMEDIA
NONE

Thuyết minh về lòng trung thực.

Thuyết minh về lòng trung thực.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Đức tính trung thực được người ta nhăc tới không những trong đời sống thời nho giáo hà khắc ngày xưa mà còn có cả những trang viết và được gửi gắm qua những câu chuyện của hiện đại thời nay. Đây là một trong những đức tính cần thiết của mối con người, đặc biệt những con người những thế hệ trẻ trong thời đại mới thời đại mở của và phát triển nhanh chóng

    Thế nào là đức tính trung thực. Đó là cách cư xử và đối xử thật thà hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. những người mang đức tính này thường rất thẳng thắn chia sẻ và được nhiều người quí mến. Vì chính những người có đức tính này thường hào phóng thoải mái và dễ gần

    Những người mang đức tính trung thực thường biểu hiện qua cách nói chuyện và cách họ đối xử với nhữn người xung quanh đặc biệt là trong đời sống hàng ngày. Đức tính trung thực nếu như môt loài hạt mầm sẽ khiến cho xã hội và đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng hơn bơi đó chính là nguồn gốc cho mọi sự phát triển bền vững.

    Đức tính trung thực được thể hiện ở nhiều mặt và lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày của con người.Trong kinh doanh và sản xuất ra các loại sản phẩm và mặt hàng, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ’t nhũng loại kém chất lượng, bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng…

    Trong cuộc sống hiện đại vốn con người tham lam vì lợi trước mắt mà không nghĩ tới những điều làm trái với pháp luật với đạo lí làm người. có một điều chúng ta thấy rõ đó là khi người buôn bán tìm cách làm giả nhiều thứ từ gạo tới trứng gà hay các loại rau có chứa các chất gây bệnh cho người. Họ thiếu trung thực khi quảng bá là rau sạch nhưng cuôi cùng là đưa con người đi tới chỗ nguy hiểm.

    Trung thực là một thứ đúc tính mà chúng ta có thể tôi luyên được. bằng việc làm và nói những thứ chân thành thì tự khắc một khi chũng ta làm điều xấu thì sẽ cảm thấy xấu hổ với bản thân.

    Trong giáo dục biểu hiện của tính trung thưc không những được thể hiện ở những điểm những người học sinh sinh viên ngày ngày cắp sách tới trường mà còn được thể hiện ở cách mà các vị lãnh đạo trong giáo dục. Học sinh không trung thực với việc học của mình, luôn nghĩ học không phải là cho mình mà như một việc ép buộc vậy. Đồng thời ở một số trường, để đạt được những thành tích ảo họ có thể làm mọi thứ để làm giả giấy tờ hay phổ cập lượng học sinh giỏi …

    Những hành vi thiếu trung thực khiến cho xã hội và đạo đức xa hội ngày càng tha hóa đi xuống, những người thiếu trung thực sau này lại trở nên tinh vi và lì lợm hơn trước những tố cáo của xã hội. Vì vậy, từ những lúc còn bé, phu huynh thầy cô là những người dẫn dắt các thế hệ học sinh của mình có những bài học và vốn hiểu biết sâu sắc về tính trung thực. Những điều đó sẽ nhanh chóng ăn sâu vào đời sống và con người bản thân của mỗi người sẽ nhận thức đưuọc điều gì nên và không nên.

    Đức tính trung thực là một đức tính cần thiết không những của riêng một người nào hết mà là của toàn xã hội. Bản thân mỗi người phải có cái nhìn sâu sắc và nâng cao tầm hiểu biết của mình về tính trung thực hơn nữa phải khuyên răn khuyến khích bạn bè và người thân có những đức tính tốt khác để xã hội và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

      bởi minh dương 13/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

    • Mở bài:

    Nhà văn William Shakespeare đã từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Thật vậy, nếu con người không có lòng trung thực thì sẽ không được ai tin tưởng. Họ cũng không được mọi người yêu thương và kính trọng. Trung thực là vẻ đẹp đầu tiên trong kho tàng phẩm chất của con người

    • Thân bài :

    Trung thực là gì?

    Trung thực là trung thành, tôn trọng sự thật. Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc. Trung thực là luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách chân chính.

    Người có lòng trung thực là người thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người. Họ luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí. Họ không gian dối, không ích kỉ hay vụ lợi cá nhân. Người trung thực luôn hướng đến lợi ích chung của tập thể, của cộng đồng. Người trung thực có thể sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân để bảo vệ lẽ phải.

    Có biết bao câu chuyện ngợi ca lòng trung thực ở con người đáng để chúng ta tôn kính và học tập. Thời cổ đại Trung Quốc, Trử Toại Lương là quan chép sử của vua Đường Thái Tông, sẵn sàng chịu tội chết chứ không chịu chép sai lịch sử các triều đại. Ông từng nói: “Tiền bạc không là gì so với danh dự, trung thực là cái mà chúng ta không thể đánh mất”. Đến đời sau, sử gia Tư Mã Thiên cũng đã học hỏi cổ nhân. Ông nêu cao danh tiết, trung thành với sự thật, ghi chép đúng lịch sử dẫu có bị cung hình. Ông đã để lại bộ “Sử kí” vĩ đại đến muôn đời.

    Lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu là một tấm gương sáng sáng ngời về lòng trung thực. Bác luôn sống có trách nhiệm với mình, với người, với việc. lòng trung thực thể hiện sâu sắc trong tư tưởng và lẽ sống của Người. Người dạy phải luôn kết hợp chặt chẽ giữa nói và làm, không được hứa suông. Nói là làm ngay không được chần chừ hay hứa hẹn. Tấm gương của Người mãi mãi là bài học quý để chúng ta học tập và rèn luyện.

    Tại sao sống phải có lòng trung thực?

    Lòng trung thực là một đức tính tốt đẹp, thể hiện nhân, cách nhân phẩm cao quý của con người. Nhất là đối với lứa tuổi học sinh. Trong học tập, mỗi học sinh cần có lòng trung thực để đạt hiệu quả học tập tốt nhất. Bằng chính lực học của mình đạt lấy thành tích. Sống trung thực góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp trở thành người tốt.

    Tính trung thực giúp con người được tin cậy. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực làm nên tính cách tự trọng, thẳng thắng của cá nhân; tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân.

    Người thiếu trung thực thì không thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với những người xung quanh. Từ đó, không thể thắt chặt tinh thần đoàn kết, quan hệ bền chặt, đánh mất niềm tin tưởng. Một lần mất tín vạn lần mất tin. Không có lòng trung thực không thể thành công trong cuộc sống.

    Rèn luyện tính trung thực như thế nào?

    Tính trung thực cần được chú trọng giáo dục, rèn luyện ngay từ những ngày còn cắp sách tới trường mà điểm đầu rèn luyện là thành thực với chính bản thân mình. Bởi vì, “Phải thành thật với mình, có thể mới không dối trá với người khác”. Hành động trung thực phải xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn bảo vệ công bằng và lẽ phải.

    Kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực; nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân và tổ chức mình, cầu thị, tích cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm để hoàn thiện bản thân.

    Trung thực là giá trị cốt lõi làm nên phẩm giá con người. Xoay quanh nó còn nhiều đức tính khác mà quan trọng nhất là thái độ thẳng thắn, tinh thần, hành động dũng cảm. Không có đức tính này, trung thực chỉ như của quý bị dấu kín. Rèn luyện tu dưỡng các tính tốt là rất cần nhưng thể hiện nó trong xử thế còn quan trọng hơn.

    Phê phán những người sống thiếu trung thực: Tuy nhiên, có nhiều người trong xã hội sống và làm việc thiếu trung thực. Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm mống của các tiêu cực xã hội, gây băng hoại đạo đức, làm mất lòng tin, xói mòn đời sống tốt đẹp mọi người đang chung tay xây đắp.

    Bởi vậy, sống rất cần phải có lòng trung thực. Không vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ lương tâm, đạo đức giả. Nhất là những người cầm quyền phải là người chí công vô tư, cương trực, thẳng thắn thì mới đưa đất nước vững mạnh đi lên, tiến tới công bằng, dân chủ, văn minh. Rồi trong các mối quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh cũng thế. Tính trung thực sẽ giúp có được lòng tin ở mọi người, từ đó có uy tín trong sản phẩm. Thiếu trung thực sẽ gây ra hậu quả không thể lường trước được.

    Bài học về lòng trung thực: Trung thực là đức tính cần thiết trong mọi hoàn cảnh và trong mọi thời đại. Là học sinh phải luôn trưng thực trong thi cử và cuộc sống. trung thực trong mọi hành động, rèn luyện nhân cách, nhân phẩm trở thành người hữu ích sau này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

    • Kết bài:

    Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng (Walter Scott). Hãy luôn sống một cách trung thực cho du thế giới xung quanh không phải lúc nào cũng trung thực với bạn. Hãy rèn luyện và bồi đắp lòng trung thực, hoàn thiện bản thân trở thành một người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước. Quan trọng hơn hét, hãy xây dựng một lối sống trung thực, giàu tình yêu thương.

      bởi Huất Lộc 08/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON