Viết bài báo cáo nghiên cứu về việc vận dụng tục ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo
Trả lời (1)
-
Dàn ý bài báo cáo
1. Đặt vấn đề
Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất của dân tộc Việt Nam. Việc vận dụng tục ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật sân khấu chèo.
2. Giải quyết vấn đề
* Định hướng, phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu dựa trên định hướng từ những thành tựu riêng của chèo về ca dao, tục ngữ được sử dụng trong lời thoại của các nhân vật chèo.
- Phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích – tổng hợp qua các kịch bản mà rút ra nhận định; phương pháp thống kê để khảo sát, liệt kê những câu ca dao, tục ngữ được sử dụng trong chèo, …
* Triển khai luận điểm chính:
- Chèo đã sử dụng một cách tài tình tục ngữ, thành ngữ vốn là những kinh nghiệm được đúc kết từ trong lao động sản suất, trong đời sống xã hội, để đưa trực tiếp vào lời thoại của nhân vật. Chèo truyền thống cũng đã cải biến, thêm lời và đổi ý khi đưa những câu tục ngữ trong dân gian vào lời thoại nhân vật.
- Chèo thường đưa một số câu tục ngữ có khía cạnh đạo đức hay một số tục ngữ mang tính khẳng định triết lý, tư tưởng nào đó. Không chỉ sử dụng các câu tục ngữ thuần Việt, các tác giả chèo truyền thống còn đưa các câu tục ngữ Hán Việt vào lời thoại của nhân vật.
- Ngoài vận dụng tục ngữ thì chèo truyền thống cũng đưa những câu ca dao vào lời thoại nhân vật, có thể dùng nguyên văn hoặc sử đổi một số từ của câu ca dao khi đưa vào lời thoại.
3. Kết luận
4. Tài liệu tham khảo
Bài báo cáo mẫu
Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất của dân tộc Việt Nam. Chèo là một loại kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, sản phẩm của sinh hoạt xã hội nông nghiệp cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Việc vận dụng tục ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật sân khấu chèo.
Qua khảo sát một số kịch bản chèo truyền thống trong cuốn Tuyển tập Chèo cổ của GS. Hà Văn Cầu, chúng tôi nhận thấy không thể lấy khía cạnh văn học để nghiên cứu các câu ca dao, tục ngữ trong chèo. Qua thống kê, khảo sát có thể thấy số câu tục ngữ được cải biên được sử dụng nhiều hơn số câu tục ngữ nguyên dạng và có những câu tục ngữ được sử dụng ở những tác phẩm khác nhau, trong lời thoại của nhiều nhân vật khác nhau sẽ mang mục đích khác nhau. Điều này có liên quan đến nội dung từng kịch bản và theo từng phong cách riêng của tác giả nên cách vận dụng những câu tục ngữ truyền thống rất đa dạng.
Chèo đã sử dụng một cách tài tình tục ngữ, thành ngữ vốn là những kinh nghiệm được đúc kết từ trong lao động sản suất, trong đời sống xã hội, … để đưa trực tiếp vào lời thoại của nhân vật. Chẳng hạn như trong vở chèo Kim Nham, câu tục ngữ “lòng chim dạ cá” được sử dụng trong lời nhân vật Xúy Vân ý chỉ lòng dạ mình đã đổi thay, đã trót say giăng hoa ở ngoài:
Tôi Xúy Vân quỳ xuống thềm hoa
Nguyện thiên địa quỷ thần soi xét
Tôi có ở ra lòng chim dạ cá
Say giăng hoa không sợ thế gian cười
Khi thác thời thi thể trôi nổi
Hình hài mặc cá sông vùi lấp
(Kim Nham)
Bên cạnh việc sử dụng nguyên dạng các câu tục ngữ dân gian, chèo truyền thống cũng đã cải biến, thêm lời và đổi ý khi đưa những câu tục ngữ trong dân gian vào lời thoại nhân vật. Có những câu tục ngữ được chèo tiếp thu cả lời lẫn ý nhưng vẫn có sự sửa đổi đôi chút. Chẳng hạn như đoạn lính hầu mắng Lưu Bình: “Anh này chỉ nói láo. Quần trứng sáo, áo nước dưa khăn gói gió đưa bạn tôi không đáng mà dám bảo là bạn quan tôi à!” (Lưu Bình – Dương Lễ)
So với câu tục ngữ gốc “Quần trứng sao, áo hoa tiên” nhằm để chỉ những người nhàn hạ trong xã hội xưa, khi được vận dụng vào lời thoại của nhân vật lính hầu đã có sự thêm bớt thành câu có vần vè hơn “quần trứng sáo, áo nước dưa khăn gói gió đưa …” ám chỉ rằng lúc này Lưu Bình đang gặp khó khăn và ăn mặc như thường dân nên chỉ bằng vai với anh lính hầu thôi.
Chèo thường đề cao một khía cạnh đạo đức nào đó của nhân vật vậy nên có một số câu tục ngữ quen thuộc thường xuất hiện nhiều trong chèo như câu “xuất giá tòng phu phu tử tòng phụ” được sử dụng nhiều trong các kịch bản quen thuộc. Ngoài ra, chèo truyền thống còn xây dựng nên những mô hình nhân vật nữ chính như nhân vật Thị Kính, Thị Phương, Châu Long,… mang ý đồ giáo huấn phụ nữ về những chuẩn mực của luân lý tam tòng tứ đức.
Chèo cũng đưa một số câu tục ngữ có khía cạnh đạo đức hay một số tục ngữ mang tính khẳng định triết lý, tư tưởng nào đó, … Không chỉ sử dụng các câu tục ngữ thuần Việt, các tác giả chèo truyền thống còn đưa các câu tục ngữ Hán Việt vào lời thoại của nhân vật như “ác giả ác báo” (Quan Âm Thị Kính), “Bần tiện bất năng di” (Chu Mãi Thần), … Đây cũng là một cách để tạo nên sự kết hợp giữa tính dân gian và tính bác học trong Chèo.
Ngoài vận dụng tục ngữ thì chèo truyền thống cũng đưa những câu ca dao vào lời thoại nhân vật, có thể dùng nguyên văn hoặc sử đổi một số từ của câu ca dao khi đưa vào lời thoại. Ví dụ Châu Long đã mượn nguyên lời ca dao để bộc lộ tâm trạng của mình:
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp cũng xong một bề
Hay lời Thị Mầu trong điệu hát sắp đã được sửa đổi một vài từ trong câu ca dao:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình chẳng xinh
Một trong những giá trị độc đáo của văn học chèo chính là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố dân gian và yếu tố bác học làm cho chèo có tính chất bác học mà vẫn đậm đà tính chất dân gian. Việc sử dụng ca dao, tục ngữ đưa vào lời thoại của các nhân vật đã góp phần quan trọng tạo nên tính dân gian trong chèo, giúp chèo giữ được cái chất của mình đồng thời kết thừa và tiếp tục truyền thống dân tộc.
bởi lê Phương 24/08/2022Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời