Tưởng tượng Tấm đang ở nhà bà hàng nước, nhớ nhà, nhớ vua, mong được đoàn tụ viết lại bài văn diễn tả cảnh ấy
Trả lời (1)
-
Sau ngày bị bà cụ hàng nước phát hiện, xé mất vỏ thị, Tấm ở lại cũng bà cụ, ngày ngày giúp bà nấu cơm, dọn dẹp, têm trầu. Tấm và bà cụ vô cùng yêu thương nhau, bà coi Tấm như con đẻ của mình vậy. Về phần Tấm, Tấm cũng coi bà cụ như mẹ của mình. Nàng chăm chỉ, siêng năng, lo toan hết công việc trong nhà, để bà thảnh thơi bán nước. Nhưng vì lo sợ thân phận của mình bị phát hiện, bị hại thêm lần nữa, Tấm chỉ ở trong nhà, không dám ra khỏi cửa. Thế nên, những lúc thảnh thơi, Tấm lại trầm ngâm suy tư về những ngày xưa.
Tấm ngồi lặng người, nhớ lại ngày còn được sống cùng người cha già đau yếu. Cuộc sống với cha tuy có nghèo khó nhưng vô cùng vui vẻ, hạnh phúc. Cha Tấm yêu thương con vô cùng cho đến khi cha lấy thêm dì. Dì và cô em kế tới ở cùng cha con Tấm. Tấm cứ ngỡ tưởng sẽ có một gia đình êm đềm, có thêm tình yêu thương của người mẹ thứ hai, có em gái để bầu bạn. Nào ngờ, mẹ con Cám đến chỉ rắp tâm đày đọa cô. Sau khi cha nàng ra đi, cuộc sống của nàng lại ngày càng vất vả hơn nữa. Nếu trước chỉ quanh quẩn việc nhà thì nay lại thêm chăn trâu, cắt cỏ, xúc tép. Nàng phải làm đủ mọi công việc mà Cám lại chỉ ở nhà thảnh thơi. Tuy những công việc đồng áng nàng vốn quen thuộc, nhưng không khỏi những lúc tủi thân một mình. Những lúc như thế, nàng chỉ dám chia sẻ cùng chú trâu già. Cuộc sống vất vả, nhưng nàng vẫn giữ cho mình tinh thần vui vẻ, tìm những giây phút vui vẻ trên cánh đồng lúa, giữa thiên nhiên tươi đẹp, giữa những cơn gió lộng bát ngát. Giờ ngồi đây, Tấm rất nhớ cuộc sống trước kia của mình, vất vả nhưng cũng được vui vẻ. Càng nhớ nhà, nhớ quê, Tấm lại càng nhớ đến phu quân của mình. Gương mặt ấm áp của nhà vua khi nhìn nàng lại hiện ra trước mắt. Nàng lại hồi tưởng tới khung cảnh đẹp đẽ, những kỉ niệm hạnh phúc giữa hai người.
Vào buổi lễ hội ấy, khi Tấm vội vã qua cầu, đánh rơi chiếc hài xuống dòng sông, Tấm đâu ngờ nàng sẽ gặp được đức lang quân yêu dấu của đời mình. Nàng nhớ ngày hội ấy, khi chiếc hài ướm vừa khít đôi chân của mình, bao tiếng trầm trồ vang lên giữa những con mắt tràn đầy sự ngưỡng mộ. Nàng cũng nhớ ánh mắt ấm áp của nhà vua trẻ dành cho mình, thật ấm áp nồng nàn biết bao. Rồi những ngày bên chàng, nàng ngồi thêu thùa, may vá, têm trầu, chàng ngồi đọc sách thư thả buông chiếc cần câu hóng mát ngoài đình. Thật là những ngày hạnh phúc êm đềm! Thi thoảng, chàng ngẩng đầu khỏi trang sách, ngắm nhìn bóng nàng thướt tha, yểu điệu. Thấy nàng đang têm trầu, chàng chợt ngừng lại, cầm miếng trầu nàng vừa têm ngắm nghía rồi hỏi nàng:
-Chẳng hay đây là cách têm trầu kiểu gì? Trước đây, ta chưa từng thấy bao giờ!
-Bẩm bệ hạ, đây là têm trầu cánh phượng, cách têm này là do thiếp nghĩ ra!
-Ồ, quả là một cách têm độc đáo!
Thế nhưng những ngày bình yên ấy chẳng đặng lâu dài khi mẹ con Cám chẳng để nàng yên ổn. Nàng về nhà giỗ bố thì mẹ con Cám bày mưu để nàng ngã mà chết để chiếm lấy thân phận của nàng. Nàng biến thành con chim vàng anh về bầu bạn cùng chồng cũng bị vặt lông vứt ra ngoài bờ rào. Nàng biến thành cây, liền bị chặt làm khung cửi, từ khung cửi lại bị đốt ra tro. Thế nhưng, tình cảm vợ chồng sâu nặng như núi, hẳn nhà vua cũng cảm thấy trong những vật ấy là hình bóng của Tấm, thế nên chàng cứ gần gũi ở bên chúng. Giờ đây, tưởng nhớ lại những điều hạnh phúc ấy khiến nàng không khỏi rơi nước mắt. Xa cách đã lâu, liệu chàng có còn tưởng nhớ tới nàng hay không?
Từ ngày Tấm đến, hàng nước của bà cụ ngày thêm đông khách ghé qua. Ai cũng tấm tắc khen miếng trầu ai têm mà khéo mà đẹp tới vậy. Ai hỏi, bà cụ cũng trả lời rằng: "Của con gái tôi têm đấy!", thế nhưng chẳng ai có diễm phúc được biết mặt người con gái khéo léo, giỏi giang ấy! Còn Tấm, khi ấy, nép mình bên khung của, mong mỏi một ngày, biết đâu có một ngày nhà vua sẽ vi hành qua đây mà nhận ra miếng trầu têm cánh phượng của nàng.
Cho đến một hôm, một chàng trai trẻ tuổi, dáng vẻ thư sinh, tay cầm chiếc quạt nhỏ cùng tiểu đồng của mình ghé quán nước bà cụ nghỉ chân. Uống chén nước chè xanh, cầm miếng trầu, chàng giật mình mà hỏi bà cụ:
-Thưa cụ, miếng trầu này là của ai têm vậy?
-Miếng trầu này là do con gái lão têm! - bà cụ vẫn trả lời như thường lệ!
-Nhưng chàng trai vẫn gặng hỏi thêm rồi nói:
Con gái của cụ ư? Không thể nào vì đây là cách têm của vợ tôi, chỉ vợ tôi mới biết cách têm này! Cụ ơi, xin hãy cho tôi được gặp con gái cụ, biết đâu đó lại là người vợ mà tôi tìm kiếm bấy lâu khắp nơi!
Khi ấy, Tấm đang dọn dẹp trong nhà, nghe thấy những lời nói ấy, nàng lặng người hồi lâu. Còn bà cụ cũng động lòng trước lời nói chân thật của chàng trai mà cất lời gọi Tấm. Nàng giật mình, vén mành, bước vội ra ngoài. Nhà vua và Tấm gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi. Sau bao biến cố thăng trầm, cuối cùng hai người đã được trùng phùng hạnh phúc.
Bà cụ hàng nước không ngờ rằng, chàng thư sinh trẻ tuổi kia chính là nhà vua còn người con gái bà nhận làm con chính là hoàng hậu. Sau này, bà được Tấm đón vào cung, trả ơn bà những ngày đã cưu mang nàng và để bà an hưởng tuổi già thảnh thơi.
bởi Nguyễn Thanh Hà 09/04/2022Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời