Sưu tầm những mẩu chuyện hay về Bác Hồ
Trong các câu chuyện về bác hồ câu chuyện nào để lại ý nghĩa sau sắc nhất, ý nghĩa bài học và em phải làm gì đề thực hiện được lời dạy của bác Giúp mình với thứ 2 phải nộp roài huhuhu
Trả lời (1)
-
Đây là một số mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Pn có thể chọn một trong số đó :::
Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền
Đầu năm 1946, cả nước ta tiến hành cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên. Gần đến ngày bầu cử, tại Hà Nội – là nơi Bác Hồ ra ứng cử – có 118 Chủ tịch ủy ban nhân dân và đại biểu các giới hàng xã đã công bố một bản đề nghị: “Yêu cầu cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa”.
Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng cử ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác vào Quốc hội.
Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình: “Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới”.
Sau ngày hòa bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư chủ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật, sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại:
– Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình.
Bác nhớ các cháu thiếu niên dũng sĩ miền Nam
Tháng chạp năm 1968, các dũng sĩ thiếu niên miền Nam đang học ở khu Tả Ngạn thì có mấy chú đưa xe ô tô đến đón về Hà Nội. Luyện, Thu, Nết, Phổ, Mên, Hòa… chưa hiểu có chuyện gì. Về Thủ đô hôm trước thì 5 giờ chiều ngày hôm sau có xe đến đón đi, vào đến sân Phủ Chủ tịch mới biết là được vào gặp Bác Hồ.
Vừa bước chân xuống xe, các cháu đã thấy Bác Hồ và Bác Tôn ngồi trên một cái ghế gỗ dài kê trước cửa nhà. Tất cả chạy ào tới chào hai Bác.
Bác cháu trò chuyện với nhau. Sau đó Bác Hồ bảo:
– Thôi các cháu vào ăn cơm với hai Bác!
Bữa cơm chẳng có thịt cá gì nhiều, nhưng rất ấm cúng. Các dũng sĩ thiếu niên được ngồi ăn cùng Bác Hồ và Bác Tôn. Nết người nhỏ nhất đoàn, cái đầu chỉ lấp ló cạnh bàn, được Bác gắp thức ăn cho luôn.
Vừa ăn, Bác cháu vừa nói chuyện rất vui. Ăn xong, hai Bác cho mỗi cháu một bông hồng, một quả táo, một quả lê và ba quyển sách “Người tốt việc tốt”.
Sau đó Bác Hồ bảo:
– Các cháu lại cả đây hôn hai Bác rồi về.
Các dũng sĩ hôn hai Bác xong, Bác Hồ căn dặn:
– Các cháu về trường cố gắng học tập cho giỏi.
Tất cả đều cảm động. Đoàn Văn Luyện khi đó mới mạnh dạn thưa với Bác:
– Thưa Bác, chúng cháu cứ tưởng hai Bác gọi chúng cháu về có việc cần.
Bác Hồ cười hiền từ và bảo:
– Hai Bác nhớ các cháu cho nên gọi các cháu về để hai Bác gặp hỏi chuyện.
Nghe nói, Luyện và các bạn cảm động muốn trào nước mắt. Hai Bác tuổi đã cao, trăm công nghìn việc, vậy mà vẫn nhớ đến các cháu miền Nam. Luyện nghĩ:
“Mình được ở ngoài Bắc mà hai Bác còn lo và thương biết chừng nào!…”.
Tôi là người cộng sản như thế này này!
Bác Hồ của chúng ta, từ sau khi bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba tại Đại hội Tua Đảng Xã hội Pháp đêm 30/12/1920, thì cũng từ giờ phút ấy, Người trở thành người cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời cũng là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Từ người yêu nước trở thành người cộng sản, như Người đã nói rõ, là do trải qua thực tế đấu tranh và nghiên cứu lý luận, Người đã hiểu được rằng “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nộ lệ”.
Trong gần 50 năm mang danh hiệu người cộng sản, khi thuận lợi, lúc khó khăn, dù khi chỉ là một người thợ ảnh bình thường hay đã trở thành vị Chủ tịch nước đầy uy tín và danh vọng, ở buổi cách mạng thắng lợi ròn rã hay khi bị kẻ thù dồn dập phản kích, lúc nào Bác Hồ của chúng ta cũng tỏ ra là một người cộng sản kiên định, thủy chung, nghĩa khí, thắng không kiêu, bại không nản, vô cùng khiêm tốn nhưng cũng rất mực tự hào về danh hiệu người cộng sản của mình.
Đã có thời, có người nhấn mạnh quá đáng phẩm chất siêu việt của người cộng sản, cho rằng đó là những người có một tính cách đặc biệt riêng, v.v… được cấu tạo bằng một chất liệu đặc biệt riêng. Không biết đó có phải là một trong những nguyên nhân đẻ ra cái gọi là “thói kiêu ngạo cộng sản” hay không?
Có điều chắc chắn rằng Bác Hồ của chúng ta không tán thành cách nói thậm xưng đó, nhất là khi Đảng cầm quyền, vào lúc cách mạng đang thuận lợi. Người nói: “Đảng viên chúng ta là những người rất tầm thường, vì chúng ta đều là con của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động… thế thôi. Chính vì chúng ta rất tầm thường nên Đảng ta rất vĩ đại”.
Người đã từng nói nhiều lần: Người cộng sản cũng là con người, nên có ưu, có khuyết, có tốt, có xấu.
“Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”. “Cũng như những người hàng ngày lội bùn mà trên người họ có hơi bùn, vết bùn… Cần phải tắm rửa lâu mới sạch”. Vì vậy, Người dạy: Không phải cứ khắc lên trán hai chữ “cộng sản” là được nhân dân tín nhiệm đâu; phải khiêm tốn, không hiếu danh, không kiêu ngạo, phải nhớ mình vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân.
Bác Hồ của chúng ta, trong cuộc đời hoạt động cách mạng đi Âu về Á, đã từng giáp mặt với bao gian khổ, khó khăn (hai lần ngồi tù: 1931 – 1933 và 1942 – 1943), đã từng lĩnh án tử hình vắng mặt (năm 1929); nhưng vì tin vào lý tưởng, tin vào nhân dân, tin ở chính mình, nên lúc nào Người cũng ung dung, tự tại, luôn thể hiện nhân cách cao đẹp của người cộng sản.
Năm 1931, khi Người bị giam trong nhà ngục Victoria của đế quốc Anh tại Hồng Kông hoặc khi bị bệnh phải đưa vào nhà thương, nhiều “ông bà” người Anh có quyền thế và cả một số nhân viên người Trung Quốc đã rủ nhau đến xem, ý chừng họ muốn thấy mặt mũi “lạ lùng” của một người cộng sản! Cuối cùng, họ đã bắt gặp một nhân cách lớn mà họ rất khâm phục và sẵn lòng giúp đỡ từ đó.
Năm 1944, tại Liễu Châu, tuy Người được ra khỏi ngục Quốc dân đảng, nhưng vẫn bị quản thúc vì họ biết Người là lãnh tụ cộng sản, không muốn thả cho về nước. Bác Hồ nói thẳng với Trương Phát Khuê: “Tôi là người cộng sản, nhưng điều mà tôi quan tâm hiện nay là độc lập và tự do của nước Việt Nam”. Chính lòng yêu nước, đức độ và tài trí của Bác Hồ đã làm cho Trương cảm phục, trả lại tự do và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Người trở về Việt Nam.
Năm 1946, ở Pa-ri, trong một cuộc họp báo, một nhà báo Pháp muốn làm giảm thiện cảm của những người Pháp không ưa cộng sản đối với Bác, bằng cách đưa ra một câu hỏi:
– Thưa Chủ tịch, Ngài có phải là cộng sản không?
Bác Hồ của chúng ta liền đi đến lẵng hoa bày trên bàn, vừa rút ra từng bông tặng mỗi người, vừa vui vẻ nói:
– Tôi là người cộng sản như thế này này!
Đó cũng là điều giúp ta có thể hiểu được vì sao mấy chục năm qua, thế giới có bao sự đổi thay, Bác Hồ vẫn luôn được cả thế giới tôn kính và ngưỡng vọng, coi như một biểu tượng cao cả của nhân đạo, chính nghĩa của hòa bình, một kiểu người cộng sản hài hòa giữa yêu nước và quốc tế, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa, phương Đông và phương Tây.
Có thể dẫn ra đây một ý kiến, trong rất nhiều ý kiến của nhà báo Mỹ Sa-phơ-len, viết từ năm 1969:
“Trong rừng Việt Bắc, Cụ Hồ như một ông tiên. Nếu có ai bảo đấy là một người cộng sản thì tôi có thể nói Cụ là một người cộng sản khác với quan niệm chúng ta vẫn thường nghĩ; và theo tôi, có thể dùng một từ mới: Một người cộng sản phương Đông, một người cộng sản Việt Nam”.
Bác Hồ với Trung thu độc lập đầu tiên
Chiều hôm đó, thứ sáu, ngày 21/9/1945 tức ngày 15/8 năm Ất Dậu, tan giờ làm việc, Bác bảo đồng chí thư ký về nhà trước, còn Bác ở lại Bắc Bộ phủ để đón các em thiếu nhi vui Tết Trung thu.
Ngay từ chiều, Bác đã cho mời đồng chí Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và một đồng chí phụ trách thiếu nhi của Thanh niên đến hỏi về tổ chức Trung thu tối nay cho các em. Nghe báo cáo chỉ có ba địa điểm xung quanh Bờ Hồ để bày mâm cỗ cho hàng vạn em, Bác bảo các anh chị phụ trách phải tổ chức cho thật khéo để em nào cũng có phần. Về chương trình vui chơi, Bác khen là có nhiều cố gắng về mặt hình thức và căn dặn là phải đảm bảo an toàn, nhất là đối với các em nhỏ.
Sau đó, Bác trở về phòng làm việc của mình trên căn gác 2 ở Bắc Bộ phủ. Nhưng chốc chốc Bác lại hỏi:
– Các em đã tập trung đủ ở Bờ Hồ chưa?
Trăng đã bắt đầu lên. Bác Hồ ra đứng ở cửa ngắm đêm trăng và lắng nghe tiếng trống rộn ràng từ các đường phố vọng đến. Ai mà biết được niềm vui lớn đêm nay của Bác Hồ, người chiến sĩ cách mạng bôn ba khắp năm châu, bốn bể, nếm mật nằm gai, vào tù ra tội, chỉ nhằm một mục đích duy nhất là đem lại độc lập cho Tổ quốc, no ấm cho nhân dân và đặc biệt, cháy bỏng trong lòng Người là niềm mong ước hạnh phúc ấm no cho lớp trẻ thơ.
Đêm nay giữa lòng Hà Nội, ngay trong Dinh Chủ tịch, Bác Hồ hồi hộp chuẩn bị đón tiếp “Bầy con cưng” của mình.
Trước Trung thu mấy hôm, Bác đã viết một lá thư dài gửi các em nhân ngày tựu trường. Liền sau đó, Bác lại viết “Thư gửi các cháu thiếu nhi” nhân dịp Tết Trung thu. Thư viết trước Trung thu một tuần lễ để kịp đến với các em khắp các miền đất nước. Bác Hồ bao giờ cũng chu đáo như thế.
Và đêm nay, Trung thu đã thực sự đến trong nỗi bồi hồi mong đợi của Bác. Theo chương trình thì đúng 21 giờ các em mới đến vui chung với Bác Hồ. Thế mà lúc này chưa đến 20 giờ Bác đã bồn chồn đi lại trong phòng, xem lại đề cương bài phát biểu lát nữa sẽ nói với các em, xem lại những tấm ảnh lát nữa Bác sẽ tặng cho mỗi em một tấm… Thật khó mà hình dung một cụ già đã gần tuổi 60, một vị Chủ tịch nước, một nhà hoạt động quốc tế nổi tiếng, một con người vốn có bản lĩnh ung dung, bình thản trong mọi tình huống, đêm nay lại nóng lòng chờ đợi, gặp gỡ các em nhỏ như vậy.
Hồ Hoàn Kiếm tưng bừng náo nhiệt. Những bóng điện lấp lánh trong các vòm cây. Hàng ngàn, hàng vạn đèn giấy trên tay các em soi bóng xuống mặt hồ. Trên đỉnh Tháp Rùa rực sáng ánh điện với băng khẩu hiệu “Việt Nam độc lập”.
Đúng 20 giờ, lễ Trung thu độc lập đầu tiên bắt đầu. Sau lễ chào cờ, một em đại diện cho hàng vạn thiếu nhi Hà Nội phát biểu niềm vui sướng được trở thành tiểu chủ nhân của nước độc lập. Tiếp đó đồng chí Trần Huy Liệu, đại diện Chính phủ, trịnh trọng đọc thư của Bác Hồ gửi thiếu nhi, căn dặn các em cố gắng học tập để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của Bác.
Buổi lễ kết thúc, các đoàn đội ngũ chỉnh tề đều bước trong tiếng trống vang vang hướng về Bắc Bộ phủ. Dẫn đầu đoàn là những đội múa lân, múa sư tử cùng hàng ngàn, hàng vạn chiếc đèn giấy lung linh uốn lượn như một dòng sông sao…
Đúng 21 các em có mặt trước Bắc Bộ phủ. Bác Hồ xuất hiện tươi cười, thân thiết. Tiếng hoan hô như sấm dậy. Tiếng trống rộn ràng. Sư tử lại nhảy múa. Tất cả sung sướng hò reo. Chúc mừng Bác Hồ kính yêu.
Bác Hồ xúc động bước xuống thềm đón các em, tiếng hoan hô lại dậy lên. Một em đứng trước máy phóng thanh đọc lại lời chào mừng. Đọc xong em hô to “Bác Hồ muôn năm!”.Lập tức tiếng hô “Muôn năm” rền vang không ngớt.
Bác Hồ giơ cao hai tay tỏ ý cám ơn các em rồi Bác lần lượt bước đến bắt tay từng em đứng ở hàng đầu. Cặp mắt của Bác ánh lên một niềm vui đặc biệt. Trong lúc ở phía ngoài, các đoàn “xe tăng”, các binh sĩ của Hai Bà Trưng, của Đinh Bộ Lĩnh, các đội sư tử với rất nhiều em đeo mặt nạ… ùn ùn kéo vào dinh của Chủ tịch trong tiếng trống hò reo vang dậy, khu vườn Phủ Chủ tịch bỗng nhiên im phăng phắc khi đồng chí phụ trách giới thiệu Bác Hồ sẽ nói chuyện với các em.
Bằng giọng xứ Nghệ có pha lẫn giọng các miền của đất nước, Bác thân thiết trò chuyện với các cháu: “Các cháu! Đây là lời Bác Hồ nói chuyện…”.
Cuối cùng Bác nói: Trước khi các cháu phá cỗ, ta cùng nhau hô hai khẩu hiệu: “Trẻ em Việt Nam sung sướng!”, “Việt Nam độc lập muôn năm!”.
Tiếng hô hưởng ứng của các em rền vang cả một vùng trời.
Trăng rằm vằng vặc tỏa sáng. Niềm vui tràn ngập cả Hà Nội. Bác Hồ vui sướng đứng nhìn các em vui chơi.
Ai hiểu được hết niềm vui của Bác Hồ lúc này. Bao nhiêu năm xông pha chiến đấu, phải chăng Bác cũng chỉ mong ước có giây phút sung sướng như đêm nay.
“Trẻ em Việt Nam sung sướng!”. Khẩu hiệu đó của Bác Hồ cách đây 45 năm, vẫn đang là mục tiêu phấn đấu của các thế hệ hôm nay và mãi mãi mai sau.
Việc nào cũng có tầm quan trọng của nó
Mọi việc Bác nêu ra đều thiết thực, ngắn gọn, cụ thể. Lời lẽ của Bác là những lời lẽ quen thuộc, mộc mạc, nhân dân thường dùng từ xưa đến nay trong sinh hoạt hằng ngày. Chỉ có khác ở chỗ Bác đã đưa vào đó một nội dung mới. Nhưng dù mới đến đâu, người nghe vẫn thấy dễ hiểu, hợp lý, hợp tình.
Các việc Bác nêu lên để yêu cầu đồng bào thực hiện đều là những điều Bác đã làm bền bỉ trong suốt cuộc đời. Nếu những điều bây giờ mới đề ra thì Bác gương mẫu làm trước. Ví dụ như việc hô hào nhân dân mười ngày nhịn ăn một bữa để cứu đói. Mỗi tháng ba lần, đến bữa không ăn, Bác tới lấy phần gạo của mình, tự tay đổ vào hòm gạo chống đói. Một hôm, đúng vào bữa cơ quan nhịn ăn để gom gạo thì Tiêu Văn mời Bác đến dự chiêu đãi. Khi Bác về, anh em báo cáo đã đem gom phần gạo của Bác rồi. Bác vẫn quyết định nhịn ăn một bữa vào ngày hôm sau.Đối với Bác, việc lớn, việc nhỏ, việc nào cũng có tầm quan trọng của nó. Bác thường dặn cán bộ tự mình “phải làm gương mẫu cho đồng bào”, “miệng nói tay phải làm”, “chớ vác mặt làm quan cách mạng cho dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ”.
Bác dành nhiều thời giờ đi thăm các nơi xa gần. Nhiều cuộc đi thăm, Bác không cho báo trước. Khi Bác đi thăm hội nghị thanh niên, khi thăm cơ quan Ủy ban Hành chính Hà Nội, Trường Quân chính Việt Nam…Khi Bác đi thăm Nam Định, thăm nhà máy dệt, khi đi Bắc Ninh, Thái Bình. Ngoài việc động viên, giáo dục, Bác còn muốn tìm hiểu tình hình đời sống, tư tưởng, tình cảm của Nhân dân và cách thức làm việc của cán bộ.
bởi hong an nguyen anh 16/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời