YOMEDIA
NONE

Sưu tầm những đoạn văn (hay bài văn) nghị luận hay, trong đó, tác giả đã sử dụng thành công các thao tác tổng hợp, phân tích, diễn dịch, quy nạp và so sánh

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • a. Hồ Chủ tịch là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam và Mặt trận dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta.

    Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta [...].

    Hoài bão lớn nhất của Hồ Chủ tịch là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc [...].

    Lúc còn sống, Người dành tất cả lòng hiền từ ấm áp cho đồng bào, con cháu, già, trẻ, gái, trai, miền Bắc, miền Nam, miền xuôi, miền ngược. Khi mất đi, Người còn "để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng".

    (Điếu văn đọc tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Tạp chí Văn học, tháng 9 - 1969)

    b. Chúng ta biết Nguyễn Du viết Truyện Kiều là dựa theo quyển Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Riêng trong đoạn này (đoạn Trao duyên - NBS), ngòi bút Thanh Tâm Tài Nhân cũng có những nét thiết tha. Trong bức thư để lại cho Kim Trọng, nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân có lời dặn : "Ngày sau, chàng cùng em thiếp đốt hương, gảy đàn, đọc ca, ngâm khúc, khói hương phảng phất, có gió lạnh như mưa tuyết đưa lại, tức là hồn thiếp đó. May mà chàng lấy chén nước chè rưới vào oan hồn của thiếp thì thiếp mang ơn nhiều lắm".

    Nhưng với Thanh Tâm Tài Nhân, Kiều chỉ hiện về trong gió. Nguyễn Du nhìn rõ Kiều hiện về như thế nào. Nguyễn Du thấy oan hồn của Kiều khi trở về vẫn mang nặng nỗi đau lời thề chưa trọn :

    Hồn còn mang nặng lời thề,

    Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

    Nguyễn Du còn cảm thấy tất cả cái u uất, cái cay cực của mảnh oan hồn trở về trong gió, biết chàng Kim ngồi đó, biết em Vân ngồi đó, mà âm dương cách trở, không được nhìn thấy mặt nhau, không sao nói được với nhau một lời cho thoả :

    Dạ đài cách mặt khuất lời,

    Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

    Do đó, cũng một chén nước mà dưới ngòi bút Nguyễn Du nó thêm ý nghĩa, thêm tình nghĩa biết bao! Nói đây là nói với Thuý Vân, nhưng qua Thuý Vân, lời dặn này chính là lời dặn chàng Kim. Liền sau đó Kiều cũng không còn nói với Vân nữa. Tình cảm lâm li đến cực độ, Kiều đã quên cả người đang ngồi với mình. Nàng như nói một mình :

    Bây giờ trâm gãy gương tan,

    Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân !

    Rồi cuối cùng chuyển hẳn sang nói với người yêu vắng mặt :

    Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

    Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi !

    Phận sao phận bạc như vôi!

    Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

    Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang !

    Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !

    Ăng- đơ- rô-mác, nhân vật của Ra-xin, một nhà viết kịch người Pháp thế kỉ XVII, cũng có lúc đang nói chuyện với Pia-ruýt, kẻ thù của chồng mình, bỗng quên hẳn Pia-ruýt, chuyển sang nói với Héc-to, người chồng đã khuất. Có thể nói, hai cây bút lớn đã gặp nhau vì cả hai đều nắm chắc những diễn biến có quy luật của lòng người, đều đi sâu vào tình cảm của người trong cuộc.

      bởi Lê Chí Thiện 19/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON