YOMEDIA
NONE

Phân tích truyện cười dân gian Mua cua.

Phân tích truyện cười dân gian Mua cua.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Như một màn hài kịch ngắn, truyện "Mua cua" có bốn vai hề, nhưng buồn cười nhất là vị quan huyện.

    Chuyện vợ chồng anh chàng nhà quê là một tình tiết bi hài. “Đi cho biết đó biết đây… ”, anh nhà quê cũng phải ra chơi thiềng thị một chuyến. Nghe người ta nói đến con cua, con hoành hành, con công tử vô tràng, con hai càng tám ngoe, cái tên lạ hoắc, nhưng người ta nói thịt nó ngon. Lên giọng phong lưu trưởng giả, về nhà anh ta sai vợ xuống chợ Dinh "mua cho được một con cua, để mà ăn thử cho biết nó ngon thế nào"… Vợ đem tiền xuống chợ, thấy con sam cũng có ngoe, có càng, ngỡ là cua, bèn mua một con đem về cho chồng. Dân nhà quê thì lạ chi con cua nữa? Anh chồng quê mùa cục mịch học đòi làm sang, còn mụ vợ thì đần, đến con cua cũng không biết. “Khổ nhất vợ dại trong nhà… Vô duyên vớ được chồng đần”, đó là bi kịch. Hai vợ chồng anh nhà quê “đánh lộn, la lảng” về chuyện con cua, con sam, đó là chuyện bi hài.

    Chú xã xuất hiện. Chú xã ở đây là bọn “lý toét” ở chốn hương ẩm. Chú xã thấy con sam có đuôi, “nói là con cá đuối, xử hai đàng phải thất”, nghĩa là cả hai vợ chồng anh nhà quê đều sai, đều thua kiện. Cái đáng cười ở đây là lý sự của chú xã, của bọn hào lí làng quê ngày xưa.

    Màn hài kịch lại có thêm vai hề mới. Công đường, chốn nha môn trở thành sân khấu hề. Quan huyện xuất hiện và “dạy” đem cua cho người xem, rồi “phê thị” vào giấy để “cho làng cùng hai vợ chồng biết ai quấy, ai phải”

    Hình như quan huyện là “một nhà thơ”, nên quan đã "phê thị” bằng thơ. Bốn câu đầu, quan đã chỉ ra: cua, rùa, cá đuối đều là sai cả, sai hết: “Cả ba đường giai quấy cả ba”.

    Quan lớn là “cha mẹ”, là bậc “phụ mẫu chí tôn”, là "đèn giời soi xét”. Quan rất tự hào về vị thế, về trách nhiệm của mình:

    “Hễ con dại thì có mẹ cha

    Dân dại cậy cùng quan trưởng”.

    Chúng ta từng biết quan trưởng là một nhà thơ, nhưng khi nghe quan xướng đọc lời phê thì ta lại biết thêm “ngài” còn là một vị quan rất hay chữ. Quan nói bằng chữ Hán. Nào là “phê minh chỉ thượng”, nào là “giao phi”. “Phê minh ” nghĩa là phê rõ ràng, minh bạch; “chỉ thượng” nghĩa là trên giấy (chỉ: giấy; thượng: trên). “Phê minh chỉ thượng” nghĩa là phê rõ ràng minh bạch lên trên giấy. “Giai phi” nghĩa là đều sai. Đúng là “giọng nhà quan có gang có thép”

    “Để ông phê minh chỉ thượng cho khỏi hoài nghi:

    Cua, rùa, cá đuối – giai phi! ”

    Không khí nha môn trở nên nghiêm trang. Câu chuyện như được “thắt lại” để tiếng cười bật ra trước cử chỉ “coi lại” và lời phê phán của quan với giọng “ờ, ờ”:

    “Ờ, ờ đem cho ông coi lại,

    Ấy chỉ thị là con bò cạp nước”

    Con sam mà mụ vợ anh nhà quê tưởng là con cua, anh nhà quê cho là con rùa; thằng cha xã bảo là con cá đuối. Đến quan huyện thì con sam đã trở thành con bò cạp nước. Xưa nay, chưa hề có con vật nào gọi là con bò cạp nước cả. Quan bịa ra một cách buồn cười. Đúng là “muốn nói gian làm quan mà nói”

    Truyện “Mua cua” châm biếm sự dốt nát và cách chống chế sự dốt nát trong cuộc đời. Sâu xa hơn nữa, qua truyện "Mua cua", dân gian đã chế giễu sự dốt nát nhưng lại làm ra vẻ công minh, sáng suốt của bọn quan lại. Những vị “quan trưởng” ấy trong xã hội nào cũng chỉ là những vai hề lố bịch. Dân đen biết cậy nhờ vào ai?

      bởi thủy tiên 25/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF