Phân tích nghệ thuật miêu tả trong Đại cáo bình Ngô
nghệ thuật miuee tả trong bình ngô đại cáo
Trả lời (1)
-
- Nói đến nghệ thuật Bình Ngô đại cáo là nói đến thể văn. Bài cáo của Nguyễn Trãi được viết theo lối văn biền ngẫu cặn thể vừa có đối vừa có niềm. Chữ cuối của các vế thượng. hạ đều được đối thanh (bàng, trắc) tạo nên sự nhịp nhàng, trầm bổng lôi cuốn. Bán dịch của giáo sư Bùi Văn Nguyên đã bám sát sự đối thanh (niêm) của nguyên tác:
“Ngẫm thù lớn há đội trời chung (bâng)
Căm giặc nước thề không cùng sống ! (trắc)
Đau lòng nhức óc, chốc đã mười mấy năm trời; (bằng)
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối…” (trắc)
hay:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm (trắc)
Nhân tài như lá mùa thu (bằng)
- Cáo là một trong những thể văn xuôi cổ; cách đặt câu mang tính quy phạm cổ điển. Nguyễn Trãi đã sử dụng biến hóa các kiểu câu tứ tự, bát tự, câu tứ lục, câu song quan, câu cách cú, câu gối hạc, làm cho nhịp văn lúc co ngắn, lúc duỗi dài, lúc nén xuống, lúc dồn dập. Khí văn mạnh mẽ, mang âm điệu anh hùng ca:
Câu song quan:
“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tre bay”.
“Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu;
Muôn thuở nền thái bình vững chắc”.
Cứu tứ lục (mỗi vế có 416 hoặc 6/4):
“Thừa thắng ruổi dài Tây Kinh quân ta chiếm lại;
Tuyển binh tiến đánh Đông Đô đất cũ thu về”.
hay:
“Cứu binh hai đạo tan lành / quay gót chẳng kịp;
Quân giặc các thành khốn đốn / cởi giáp ra hàng”.
Câu gối hạc (mỗi câu có 3 vế nhỏ):
hay:
“Nhân dân bốn cõi một nhà / dựng cần trúc / ngọn cờ phấp phới.
Tướng sĩ một lòng phụ tử hòa nước sông / chén rượu ngọt ngào”.
hay:
“Mã Kỳ, Phương Chính / cấp cho năm trăm chiếc thuyền /
ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc;
Vương Thông, Mã Anh / phát cho vài nghìn cổ ngựa /
về đến nước mà vẫn tim đập chân run
Ta có thể tìm thấy nhiều ví du khác để khẳng định rằng bút lực của Nguyễn Trãi rất giàu có, sáng tạo và điêu luyện.
Để làm nổi bật giữa nhân nghĩa với hung tàn, giữa chính nghĩa với phi nghĩa, giữa chiến thắng và chiến bại,… Nguyễn Trãi đã sử dụng nghệ thuật đối lập, tương phản rất tài tình, đem đến nhiều niềm tin, lòng tự hào, sự hả hê cho người nghe, người đọc. Ta với giặc Minh khác nào như mặt trời với bóng tối, như văn minh với man rợ, như tất thắng với thất bại:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn;
Lấy chí nhân để thay cường bạo…
(…)
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá;
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau…
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói, vẫy đuôi xin cứu mạng;
Thần vũ chẳng giết hai, thề lòng trời, ta mở đường hiếu sinh ”…
Một nét đặc sắc nữa về nghệ thuật là lời văn giấụ hình tượng. Bình Ngô đại cáo có ngôn ngữ trang trọng, hình tượng tráng lệ, kì vĩ. Các thủ pháp nghệ thuật như so sánh, thậm xưng, cảm thán… được Nguyễn Trãi sừ dụng rất đặc sắc gợi cảm kì lạ. Có khi là các thi liệu văn liệu cổ đi vào bài cáo một cách thanh thoát hấp dẫn như: cần trúc ngọn cờ, nước sông chén rượu, trúc chẻ tro bay, sạch không kình ngạc… Đoạn văn ghi lại những chiến công giòn giã của quân ta là hay nhất, hào hùng nhất. Cảnh tượng chiến trường, thảm đạm. Máu giặc chảy thành sông, xác giặc chất cao như núi:
“Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm;
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”
Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen Câu cảm thán có lúc nỗi đau như nén xuống, căm giận chất chứa trong lòng: “Độc ác thay, trúc Lam Sơn không ghi hết tội – Dơ bẩn thay, nước Đông Hải, không rửa sạch mùi”. Có lúc cất lên như tiếng reo trước chiến công giòn giã:
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn;
Voi uống nước, nước sông phải cạn”
(…)
“Ghê gớm thay sắc phong vẫn phải đổi;
Thảm đạm thay ! Ánh nhật nguyệt phải mờ”.
Mở đầu là hai chữ “yên dân”, kết thúc là”thái bình”, “chiến thắng”, là “thanh bình”, là “duy tân” điểu đó đã thể hiện tính nhất khí, nhất quân của Bình Ngô đại cáo. Chỉ nói về phương diện nghệ thuật, Bình Ngô đại cáo xứng dáng là bài ca thắng trận, khúc hát hòa bình của ông cha lưu mãi ngàn thu.
bởi Vũ Thanh Tùng 16/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời