Phân tích đặc trưng của truyện cổ tích thần kì qua truyện Tấm Cám
Trả lời (1)
-
Truyện cổ tích Việt Nam luôn có một sức hút vô cùng to lớn đối với bất cứ thế hệ người Việt nào. Yếu tố chính để làm nên sức hút này không chỉ ở cốt truyện mà còn ở đặc trưng của thể loại này. Đặc trưng đó là ở cách chọn lựa nhân vật, các tuyến nhân vật phụ, tư tưởng mà người sáng tác muốn truyền đạt tới người đọc và yếu tố thần kì - đặc trưng nổi bật nhất của thể loại truyện cổ tích. Những đặc trưng ấy thể hiện thật rõ nét qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám quen thuộc.
Những câu chuyện cổ tích mở ra trước mắt người đọc một không gian lấp lánh, ấm áp đầy diệu kì và sức hút. Có thể nói, chính những đặc trưng nổi bật của thể loại này đã đem lại cho nó một sức hút kì lạ, từ nhân vật tới tư tưởng của truyện, tới yếu tố thần kỳ. Nói về đặc trưng của thể loại truyện cổ tích, đầu tiên, ta có thể nhận thấy ngay ở thể loại này đó là cách chọn lựa nhân vật trung tâm của câu chuyện. Nhân vật trung tâm của thể loại này thường là những người lao động nghèo nhưng lương thiện, từ khi xuất hiện vốn đã chịu nhiều thiệt thòi. Thế nhưng, trải qua những khổ ải và thử thách liên tiếp, cuối cùng họ được đổi đời, sống cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ. Có thể nhận thấy, bất cứ truyện cổ tích nào cũng có lớp nhân vật chính là như thế.
Đối chiếu vào truyện cổ tích Tấm Cám, ta thấy truyện viết là nhân vật trung tâm là Tấm. Cô là một người con gái hiền lành, lương thiện, chăm chỉ, siêng năng và vô cùng nhân hậu. Thế nhưng, cuộc đời của Tấm lại đầy những chông gai khi mẹ mất sớm, cha lại lấy vợ kế. Cảnh mẹ ghẻ con chồng, Tấm đã phải bao lần nhẫn nhục chịu những bất công mà mẹ kế gây ra. Không những phải làm lụng vất vả, Tấm còn phải chịu những cảnh đối xử tệ bạc của mẹ kế và em kế. Khi đi xúc tép với Cám, Tấm đã bị Cám lừa "hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng" mà mất hết cả giỏ đầy tép, bị cướp mất tấm yếm đỏ. Rồi khi Tấm bầu bạn cùng cá bống, mẹ con Cám cũng nhẫn tâm ra tay sát hại người bạn duy nhất của Tấm. Không chỉ vậy, Tấm còn bị mẹ con Cám ghen tức khi nàng thử vừa chiếc hài và trở thành hoàng hậu của vua. Thế nhưng, Tấm lại chỉ phản kháng lại yếu ớt bằng cách khóc nức nở và chẳng đáp trả lại mẹ con Cám điều gì. Tất cả những điều đó cho thấy Tấm đã hiền lành và lương thiện tới mức nào khi hết lần này tới lần khác bị mẹ con Cám đối xử như kẻ ở đợ. Và khi trở thành hoàng hậu, chặng đường hạnh phúc của Tấm cũng bị Cám và mẹ của mình cản trở khi chúng hết lần này tới lần khác ra tay hãm hại. Dù nàng có hóa thân thành vật gì, mẹ con Cám cũng cố tình hãm hại. Thế nhưng, dù có bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu lần bị hãm hại, Tấm vẫn vươn lên mạnh mẽ trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc của mình. Và cuối cùng, nàng cũng được trở về với chồng và sống cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ. Đó là một cái kết có hậu, đúng với mong muốn của người dân lao động xưa, cũng đúng với đạo lý mà ông cha ta đã dạy "Ở hiền gặp lành". Nhân vật trong truyện cổ tích dù có chịu bao nhiêu đau khổ và ức hiếp thì cuối cùng, họ cũng được hưởng một cuộc sống viên mãn. Đó cũng chính là khát vọng của nhân dân lao động xưa.
Đặc trưng thứ hai mà người ta có thể nhận thấy được ngay khi đọc những câu chuyện cổ tích, đó là tư tưởng mà truyện thể hiện. Tư tưởng đó thường là tinh thần lạc quan, yêu đời, sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ, sự tin tưởng vào công lý, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác. Tư tưởng ấy đã thể hiện rất rõ qua truyện cổ tích Tấm Cám.
Tấm là một cô gái mồ côi, phải chịu nhiều thiệt thòi khi sống cùng mẹ và em kế, thế nhưng nàng chưa bao giờ để mình tuyệt vọng. Ở nàng, người ta luôn thấy một sức sống mãnh liệt, một tinh thần lạc quan yêu đời. Hơn thế nữa, Tấm còn cho người đọc thấy rõ niềm tin vào công lý, vào cái thiện khi chính nàng bị hãm hại và phải trải qua bao nhiêu lần chết đi sống lại để đến cuối cùng nàng được hưởng hạnh phúc còn những kẻ hãm hại nàng phải chịu đựng sự trừng phạt đau đớn nhất. Đây chính là niềm tin vào công lý mà người lao động muốn bày tỏ, họ luôn tin tưởng rằng nếu sống lương thiện thì chắc chắn cái chờ đợi họ ở phái trước sẽ là sự may mắn, hạnh phúc và cuộc sống đủ đầy. Còn những kẻ độc ác, mưu mô, hãm hại họ, chắc chắn sẽ nhận được cái kết đau đớn nhất.
Đặc trưng thứ ba cũng là đặc trưng nổi bật nhất của các câu chuyện cổ tích đó là yếu tố kì ảo, thần kỳ. Bất cứ một câu chuyện cổ tích nào chúng ta đọc đều có yếu tố này. Nó là yếu tố quan trọng nhất, đặc sắc nhất của thể loại cổ tích. Sự tham gia của yếu tố thần kỳ đã giúp cho câu chuyện được liền mạch, nó giúp giải quyết những mâu thuẫn cũng như xung đột trong cả câu chuyện.
Đối chiếu với Tấm Cám, chúng ta nhận thấy rằng yếu tố kì ảo này được kể xuyên suốt trong cả truyện, từ khi Tấm còn là một cô gái nghèo tới khi cô trở thành hoàng hậu. Ở giai đoạn đầu, khi Tấm còn là một cô gái mồ côi bình thường nhưng lại thường xuyên bị mẹ kế và em kế bắt nạt, khi đó, hiện thân của yếu tố thần kỳ này chính là ông Bụt. Ông Bụt được coi là vị thần tiên thường xuyên giúp đỡ những người hiền lành, lương thiện trong quan niệm của dân gian Việt Nam. Ông chính là hóa thân của thần thánh chuyên đi giúp đỡ mọi người lao động nghèo mà lương thiện. Vậy nên khi Tấm bị Cám lừa mất giỏ tép, mất cả yếm đỏ, Bụt đã hóa phép để Tấm có được một con cá bống làm người bầu bạn. Đến khi bống bị hại, nghe thấy tiếng khóc của Tấm, Bụt lại hiện lên chỉ bảo cho Tấm chôn xương bống vào bốn cái lọ dưới bốn chân giường để sau này chúng trở thành những bộ quần áo và giày đẹp để nàng đi dự hội. Có thể nói, Bụt chính là hiện thân của yếu tố thần kỳ giúp cho Tấm những lúc nàng gặp khó khăn nhất.
Giai đoạn thứ hai, khi Tấm đã lên ngôi hoàng hậu, hiện thân của yếu tố thần kỳ không phải là Bụt nữa mà là những lần hóa thân của Tấm. Đó là khi nàng bị hãm hại ngã cây mà chết thì liền biến thành chim vàng anh, chim vàng anh bị giết thì nàng lại biến thành cây xoan đào, rồi thành khung cửi, thành quả thị, cuối cùng là trở về với hình dáng thật của mình. Yếu tố thần kỳ không giúp Tấm chống lại kẻ thù nhưng lại giúp nàng hóa thân qua bao kiếp nạn, trải qua bao lần sống chết bất phân. Chính sự hóa thân thần kỳ ấy là minh chứng rõ ràng nhất cho sự bất diệt của cái thiện, thể hiện đúng quan điểm cũng như khát vọng của người xưa.
Yếu tố thần kỳ trong Tấm Cám đã dẫn dắt cốt truyện lên tới cao trào và giúp giải quyết những xung đột, mâu thuẫn trong đó. Nó là một phần quan trọng không thể thiếu của câu chuyện cổ tích bởi không có nó, câu chuyện sẽ bị dẫn dắt sang một hướng khác với những chuyển biến khác và có lẽ xung đột trong đó cũng không thể giải quyết được. Đồng thời, yếu tố kì ảo này đã giúp người dân thực hiện được ước mơ khát vọng của mình, những ước vọng mà trong thực tế khó lòng thực hiện được. Có thể nói, yếu tố này chính là một đặc trưng không thể thiếu của truyện cổ tích thần kì.
Tóm lại, một câu chuyện cổ tích được xây dựng lên bởi cốt truyện đặc sắc cũng như bởi các đặc trưng không thể thiếu là nhân vật trung tâm, tư tưởng phán ánh trong đó và quan trọng nhất là yếu tố thần kỳ. Qua Tấm Cám, chúng ta đã thấy rõ được những đặc trưng được thể hiện rất rõ qua từng chi tiết truyện, từ nhân vật trung tâm là Tấm - một cô gái mồ côi hiền lành, nhân hậu, tư tưởng phản ánh cái thiện sẽ luôn chiến thắng trước cái ác tới yếu tố thần kỳ, thần thánh theo sau giúp đỡ nhân vật cũng như giải quyết các mâu thuẫn trong truyện.
Có thể nói, Tấm Cám đã thể hiện thật rõ những đặc trưng của một câu chuyện cổ tích, đặc biệt là yếu tố thần kỳ. Qua đó mà chúng ta thấy được tư tưởng cũng như niềm tin bất diệt của người lao động xưa vào sức sống của cái thiện. Và chính những yếu tố ấy cũng là thành phần quan trọng tạo nên một không gian huyền ảo, đầy màu sắc, hấp dẫn, thu hút tất cả mọi người.
bởi Long lanh 12/06/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời