Lập dàn ý cho đề bài nỗi đau của Thúy Kiều qua đoạn trích “Trao duyên”
Trả lời (1)
-
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du (vị trí trong nền văn học), tác phẩm Truyện Kiều (giá trị đặc sắc), đoạn trích trao duyên (vị trí và nội dung đoạn trích).
- Khái quát về nỗi đau của Kiều trong đoạn trích Trao duyên: Đó là những bi kịch đầy đau đớn của một kiếp tài hoa bạc mệnh. Qua đó thể hiện tấm lòng đồng cảm, xót thương của tác giả.
2. Thân bài:
2.1. Nỗi đau phải chọn lựa giữa tình và hiếu.
- Kiều kể về mối tình mặn nồng cùng chàng Kim:
+ Thời gian: “Khi ngày...khi đêm’: Sự gắn bó mặn nồng của Kim và Kiều
+ Hành động: “ Quạt ước, chén thề”: Gợi những kỉ niệm đẹp, những lời hẹn ước của hai người
- “Sóng gió bất kì”: Kiều nhắc đến cơn sóng gió, tai biến của gia đình.
- Thúy Kiều phải đứng giữa hai lựa chọn: Tình và hiếu, cuối cùng Kiều đã chọn chữ Hiếu và hi sinh chữ tình.
→ Mối tình Kim – Kiều là mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh. Phải hi sinh chữ tình Kiều vô cùng đau đớn, xót xa.
2.2 Nỗi đau phải trao đi duyên tình.
a. Lời lẽ và hành động trao duyên của Kiều
- Lời lẽ:
+ “Cậy”: trông mong tin tưởng, mang âm điệu nặng nề gợi sự đau đớn khó nói
+ “Chịu”:sắc điệu cầu khẩn van xin.
- Hành động: “Lạy, thưa” thể hiện sự thay đổi ngôi thức bậc, khẩn khoản vì đó là việc nhờ cậy cực kì quan trọng
→ Lời lẽ và hành động khẩn khoản, trang trọng vì Kiều biết hành động trao duyên của mình có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời Vân.
b. Lí lẽ trao duyên:
- Kiều nhắc đến tuổi trẻ của Vân, nhắc đến tình máu mủ, và cả cái chết
→ Những lí lẽ vô cùng sắc sảo đầy lí trí, thuyết phục em bằng cả lí lẽ và tình cảm khiến Vân không thể từ chối
→ Kiều đang cố gồng mình làm chủ cảm xúc dù đang vô cùng đau đớn.
c. Kiều trao kỉ vật cho em.
- Kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây
→ Kỷ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc.
→ Kiều đau đớn khi nhớ lại mối tình đẹp của mình
- Cách nói: “Duyên này thì giữ - vật này của chung”: Sự giằng xé, mâu thuẫn trong tâm trạng Kiều.
→ Kiều đau đớn, dằn vặt tột cùng khi trao đi kỉ vật tình yêu. Khi lí trí không thể là chủ, nàng đã quyết giữ lại tình yêu mà chỉ trao duyên số.
d. Kiều dặn dò em.
- Từ ngữ chỉ cái chết: lò hương, hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan,
→ Dự cảm không lành về tương lai, sự tuyệt vọng tột cùng.
⇒ Còn gì đau đớn hơn khi Kiều phải đi trao duyên trong khi trong lòng còn yêu rất nhiều. Đó là bi kịch lớn trong tình yêu.
⇒ Người mà Kiều trao duyên lại chính là em gái của mình vì đó là người mà Kiều tin tưởng nhất, nhưng nó lại khiến nỗi đau của Kiều lớn hơn vì nàng lo lắng cho tương lai của Vân rồi đây sẽ ra sao.
2.3. Nỗi đau trước cuộc đời dang dở, đổ vỡ, lênh đênh, lỡ làng
- Sử dụng một loạt các thành ngữ.
+ “Trâm gãy gương tan”: Chỉ sự đổ vỡ
+ “Tơ duyên ngắn ngủi”: Tình duyên mong manh, dễ vỡ, dễ đổ nát
+ “Phận bạc như vôi”: Số phận hẩm hiu, bạc bẽo
+ “Nước chảy hoa trôi lỡ làng”: Sự lênh đênh, trôi nổi, lỡ làng
→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi.
- Nguyễn Du đã mở ra hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Quá khứ thì “muôn vàn ái ân” đầy hạnh phúc trong khi ấy hiện tại thì đầy đau khổ, lỡ làng và bạc bẽo.
→ Sự đối lập nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch, nỗi đau của Kiều, càng nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tại càng bẽ bàng, hụt hẫng bấy nhiêu.
⇒ Thực tại cuộc đời đầy nghiệt ngã đầy đau đớn, tủi hờn của Thúy Kiều. Chính Kiều là người nhận thức được rõ nhất về cuộc đời mình, vì thế nỗi đau càng thêm xót xa.
3. Kết bài:
- Khái quát lại những nỗi đau của Kiều trong đoạn trích
- Thể hiện suy nghĩ của bản thân: Xót thương, đồng cảm, chia sẻ với những nỗi đau của Kiều.
bởi Nguyễn Xuân Ngạn 04/04/2022Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời