YOMEDIA
NONE

Kể 1 câu chuyện về tấm gương thầy hoặc cô em nhớ mãi

Kể 1 câu chuyện về tấm gương thầy hoặc cô em nhớ mãi. Em rút ra bài học gì từ câu truyện trên.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Các bạn có tin vào phép màu? Các bạn có tin vào những điều kì diệu của cuộc sống? Ngay lúc này đây, tôi trả lời với các bạn rằng tôi tin vào những điều đó, tôi tin rằng cuộc sống này thật tươi đẹp, thật đáng sống, đáng trân trọng! Và những điều kì diệu ấy thật dễ dàng tìm kiếm từ những điều đơn giản của cuộc sống, từ những con người, những tấm gương vượt khó xung quanh chúng ta. Và tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí là tấm gương mà tôi nhớ mãi.

    Nguyễn Ngọc Ký sinh ra vào thời kì đất nước bị giặc Pháp xâm chiếm. Vào một đêm cuối đông, trong chiếc hầm núp giặc giữa cánh đồng, cậu bé Ký đã bị cảm, vì lần ốm này mà Ký đã bị liệt đôi tay khi vừa tròn 4 tuổi.
    Sau những ngày ốm liệt giường, Ký đã khỏe hơn nhưng đôi tay trở nên nặng một cách kỳ lạ, cậu không đủ sức để giơ nó lên nữa. Khi ra ngõ chơi, một người bạn vui mừng chạy đến ôm và kéo cậu đi thì nó bất ngờ khi thấy tay cậu có gì khác thường: “Ôi, sao tay Ký lại nặng thế này?”.
    Bọn trẻ chơi quanh đó xúm lại, đứa sờ, đứa nghịch và có đứa giật tay cậu bé một cái rồi bỏ chạy kêu lên: “A, Ký què rồi chúng mày ạ. Ký què … Ký què”. Từ giây phút ấy, Ký thực sự hiểu ra rằng đôi tay của mình…. đã bị liệt thật rồi . hai dòng lệ ứa chào. Những cảm xúc bối rối và sợ hãi vây bám cậu, mọi chuyện diễn ra quá nhanh, chỉ vài ngày trước thôi, đôi tay vẫn còn nguyên vẹn mà giờ nó lại như hai cục thịt vậy ...
    Từ đấy Ký phải sống những ngày tháng buồn tủi, gò bó với đôi tay hoàn toàn bất động “như chú chim non đang lúc tập bay bị gãy cánh”. Cậu suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không chơi đùa được như trước nữa, chỉ biết chơi với con chó Vàng nhỏ và một con mèo Mướp. Cậu nhớ lắm những ngày tháng vui tươi nô đùa thoải mái bên bạn bè, nhớ lắm những ngày đôi tay của cậu còn lành lặn. Và cũng từ đó, mọi sinh hoạt của Ký đều phải nhờ vào bố mẹ và các chị.
    Năm Ký lên 7 tuổi, nhiều đồn bốt giặc ở quê đã được phá tan, nhờ vậy mà làng quê trở nên đông vui, nhộn nhịp hẳn lên, các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi. Có một lớp vỡ lòng được mở trong xóm, trẻ con nô nức đi học.
    Ký cũng muốn đi học, vào những ngày đầu, cậu chỉ dám đến ngoài cửa lớp nghe cô giáo giảng bài rồi cũng đọc bài theo khi nghe bọn trẻ trong lớp tập đọc. Vì rất thích đi học nên Ký đã nhờ bố đến xin cô giáo cho đi học và được đồng ý. Vì tay bị liệt nên bài vở của Ký đều được cô giáo ghi chép giúp, cậu thấy rất bất tiện và cũng muốn có thể viết được như các bạn nên đã quyết định tập viết.
    Khi nhìn thấy trên những chiếc lá có những nét vẽ rất đẹp và tinh vi mà con chim gáy dùng mỏ để vẽ, cậu đã nảy ra ý tưởng dùng miệng để viết. Cách đó đã không thành công. Lúc đang chán nản không biết sao để viết được, Ký lại thấy những con gà ngoài sân, chúng đang dùng chân bới rác tìm mồi, cậu liền nghĩ mình cũng có thể dùng chân để viết.
    Home » Bài học cuộc sống » bài học thành công » câu chuyện cảm hứng » Câu chuyện đầy nghị lực của một thầy giáo bị liệt cả hai tay

    Câu chuyện đầy nghị lực của một thầy giáo bị liệt cả hai tay

    Các bạn có tin vào phép màu? Các bạn có tin vào những điều kì diệu của cuộc sống? Ngay lúc này đây, tôi trả lời với các bạn rằng tôi tin vào những điều đó, tôi tin rằng cuộc sống này thật tươi đẹp, thật đáng sống, đáng trân trọng! Và những điều kì diệu ấy thật dễ dàng tìm kiếm từ những điều đơn giản của cuộc sống, từ những con người, những tấm gương vượt khó xung quanh chúng ta.
    Để tôi kể bạn nghe câu chuyện về một con người tật nguyền, là một tấm gương vượt khó tuyệt vời, một con người làm nên những điều kì diệu! Đó là Nhà văn, Nhà giáo ưu tú NGUYỄN NGỌC KÝ – “Người viết nên số phận bằng đôi chân”.
    Nguyễn Ngọc Ký sinh ra vào thời kì đất nước bị giặc Pháp xâm chiếm. Vào một đêm cuối đông, trong chiếc hầm núp giặc giữa cánh đồng, cậu bé Ký đã bị cảm, vì lần ốm này mà Ký đã bị liệt đôi tay khi vừa tròn 4 tuổi.
    Sau những ngày ốm liệt giường, Ký đã khỏe hơn nhưng đôi tay trở nên nặng một cách kỳ lạ, cậu không đủ sức để giơ nó lên nữa. Khi ra ngõ chơi, một người bạn vui mừng chạy đến ôm và kéo cậu đi thì nó bất ngờ khi thấy tay cậu có gì khác thường: “Ôi, sao tay Ký lại nặng thế này?”.
    Bọn trẻ chơi quanh đó xúm lại, đứa sờ, đứa nghịch và có đứa giật tay cậu bé một cái rồi bỏ chạy kêu lên: “A, Ký què rồi chúng mày ạ. Ký què … Ký què”. Từ giây phút ấy, Ký thực sự hiểu ra rằng đôi tay của mình…. đã bị liệt thật rồi . hai dòng lệ ứa chào. Những cảm xúc bối rối và sợ hãi vây bám cậu, mọi chuyện diễn ra quá nhanh, chỉ vài ngày trước thôi, đôi tay vẫn còn nguyên vẹn mà giờ nó lại như hai cục thịt vậy ...
    Ảnh Internet
    Từ đấy Ký phải sống những ngày tháng buồn tủi, gò bó với đôi tay hoàn toàn bất động “như chú chim non đang lúc tập bay bị gãy cánh”. Cậu suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không chơi đùa được như trước nữa, chỉ biết chơi với con chó Vàng nhỏ và một con mèo Mướp. Cậu nhớ lắm những ngày tháng vui tươi nô đùa thoải mái bên bạn bè, nhớ lắm những ngày đôi tay của cậu còn lành lặn. Và cũng từ đó, mọi sinh hoạt của Ký đều phải nhờ vào bố mẹ và các chị.
    Năm Ký lên 7 tuổi, nhiều đồn bốt giặc ở quê đã được phá tan, nhờ vậy mà làng quê trở nên đông vui, nhộn nhịp hẳn lên, các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi. Có một lớp vỡ lòng được mở trong xóm, trẻ con nô nức đi học.
    Ký cũng muốn đi học, vào những ngày đầu, cậu chỉ dám đến ngoài cửa lớp nghe cô giáo giảng bài rồi cũng đọc bài theo khi nghe bọn trẻ trong lớp tập đọc. Vì rất thích đi học nên Ký đã nhờ bố đến xin cô giáo cho đi học và được đồng ý. Vì tay bị liệt nên bài vở của Ký đều được cô giáo ghi chép giúp, cậu thấy rất bất tiện và cũng muốn có thể viết được như các bạn nên đã quyết định tập viết.
    Khi nhìn thấy trên những chiếc lá có những nét vẽ rất đẹp và tinh vi mà con chim gáy dùng mỏ để vẽ, cậu đã nảy ra ý tưởng dùng miệng để viết. Cách đó đã không thành công. Lúc đang chán nản không biết sao để viết được, Ký lại thấy những con gà ngoài sân, chúng đang dùng chân bới rác tìm mồi, cậu liền nghĩ mình cũng có thể dùng chân để viết.
    Ký lao ngay vào tập luyện, từ dùng những mẩu gạch non viết trên nền sân, sau đó mới chuyển sang dùng bút chì để viết vào vở. Việc tập viết bằng chân đối với Ký gặp rất nhiều khó khăn, có lúc bực vì mãi không viết được cậu quẳng sách và bút đi, nhưng rồi lại gượng dậy tập tiếp. Có những lúc hai ngón chân sưng lên và gây cho cậu những đau đớn, cậu vẫn nhắc mình phải tiếp tục.
    Cậu cố gắng rất nhiều, kiên trì ngày ngày luyện tập, nhờ sự giúp đỡ của cô giáo và một người bạn thân, Ký đã có thể viết được bằng chân sau mấy tháng luyện tập. Chữ của cậu cũng ngày càng tiến bộ và đẹp hơn.
    Có những lúc khi thấy con trai loay hoay mãi mà không viết được chữ, bố cậu đã khuyên cậu nên bỏ cuộc. Người bạn thân giúp Ký tập viết cũng từng nói cậu nên bỏ đi, chắc chẳng bao giờ thành công. Những người hàng xóm cũng nói rằng làm sao có thể dùng chân mà viết được chứ? ... Nhưng Ký vẫn luôn tin rằng mình sẽ viết được và cậu đã chứng minh được điều đó.
    Không những kiên trì với những mục tiêu mình muốn, Ký luôn luôn nghĩ làm sao để có thể làm tốt nhất và cậu rất sáng tạo trong những thứ mình làm.
    Thời gian học các môn thủ công từ đan lát đến khâu vá, Ký đều đã làm được. Lớp được chuyển sang môn thủ công mới đó là cắt chữ. Gần đến ngày 19-5 sinh nhật Bác, thầy giáo yêu cầu cả lớp cắt khẩu hiệu: “HỒ CHỦ TỊCH MUÔN NĂM”, riêng Ký thì thầy cho miễn.
    Nhưng với tinh thần tự giác và sự háo hức kì lạ, Ký quyết tâm phải cắt bằng được khẩu hiệu này và dự định sau khi chấm điểm xong sẽ mang về dán ngay dưới tấm ảnh Bác ở giữa nhà vào đúng dịp sinh nhật Bác.
    Dùng một chân không được, cậu chuyển sang cầm kéo bằng hai chân nhưng như vậy thì không có chân nào giữ giấy để cắt thành chữ được, bất lực cậu nằm khóc. Sau đó, Ký lại thử cách cầm một mắt kéo bằng chân phải, mắt kéo kia tựa xuống giường, chân trái cầm giấy nhưng khi cắt thì giấy lại không đứt do hai lưỡi kéo không nghiền sát vào nhau. Cậu nhờ bố bẻ cong hai lưỡi kéo, lần này đã cắt được giấy nhưng đường cắt luôn nham nhở vì phải dùng chân trái mở kéo sau mỗi lần cắt.
    Cuối cùng Ký nghĩ ra cách bẻ thẳng lưỡi kéo trở lại và dùng gót chân trái điều khiển mắt kéo còn lại thay vì tựa vào giường.Với cách cắt này Ký đã có thể cắt chữ theo ý mình. Những lúc ngồi cắt, cậu thỉnh thoảng nhìn lên tấm ảnh của Bác và cảm thấy như Bác đang động viên mình phải cắt thật đẹp.
    Sau rất nhiều lần cắt và chỉnh sửa, Ký đã hoàn thành xong bài thủ công và được thầy giáo cho điểm 10 trước sự ngạc nhiên vô cùng của các bạn trong lớp. Nhận bài về, cậu nhờ Bằng- bạn thân của mình bắc ghế dán ngay dưới ảnh Bác. Mỗi khi nhìn vào khẩu hiệu đó, Ký luôn có cảm giác Bác đang mỉm cười và nói với cậu: “Cháu hãy cố gắng nhiều nữa nhé”.
    Trong thơ Tố Hữu có câu:
    “Thua ván này ta bày ván khác
    Có can chi miễn được cuộc cuối cùng”
    Đây cũng là phương châm làm việc và học tập của Nguyễn Ngọc Ký, cách này không được thì thử cách khác và cho đến bao giờ hoàn thành được việc muốn làm thì thôi.
    Sau này khi đã trở thành một nhà giáo, thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng luôn có những sáng tạo, cách giảng bài rất độc đáo của mình. Thầy đã có 1042 buổi giao lưu nói chuyện truyền đi niềm tin, nghị lực của mình đến với mọi người.
    Qua câu chuyện trên em học hỏi được rằng ta cần phải chăm chỉ học tập cố gắng vươn lên cho dù có khó khăn đến mấy và nhờ có tinh thần lạc quan cố gắng thì sẽ làm nên đc điều kì diệu



      bởi Thịnh Trần 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nếu có ai hỏi: "Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?" Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: "Đó là thầy Nha". Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.

    Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,... chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: "Thật là ngược đời". Một hôm, khi tới giờ tập viết - tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:

    - Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.

    Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:

    - Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!

    Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:

    - Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.

    Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:

    - Thăng em, em có chuyện gì thế?

    Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:

    - Thưa th...â...ầy, chuyện ngày hôm qua em...

    - Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?

    Em bật khóc:

    - Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của ... bàn tay trái ạ.

    Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:

    - Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.

    Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.

    Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.

      bởi no name 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON