YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Nỗi oán của người phòng khuê

Hướng dẫn soạn bài " Nỗi oán của người phòng khuê" - Vương Xương Linh - Văn lớp 10

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Đề bài:  Soạn bài nỗi oán của người phòng khuê của Vương Xương Linh văn 10
    I.    tìm hiểu chung
    1.    tác giả

    -    Vương Xương Linh (608 – 756), tự là Chiếu Bá.
    –    Quê ở Thiểm Tây trung Quốc.
    –    Ông nổi tiếng là một nhà thơ thiên về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ông không những sử dụng thành thạo thể thơ này trong những sáng tác của mình mà ông còn đạt được nhiều thành công đối với nó.
    –    Ông để lại 180 bài thơ và một số tập văn.
    –    Nội dung thơ ông phong phú: có những bài thơ nói về tình cảm bạn bè trong sáng, khi lại là khúc oán của người cung nữ, đề cập đến cuộc sống của những người lính biên cương.
    –    Phong cách thơ: trong trẻo tinh tế.

    2.    Tác phẩm

    a.    Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
    b.    Bố cục: 2 phần.
    –    Phần 1: hai câu thơ đầu: thể hiện được cô gái phòng khuê vẫn còn vô tư trong sáng.
    –    Phần 2: cô gái nhận ra hối hận đã để chồng đi kiếm tước hầu.
    c.    Nhan đề: nỗi oán là nỗi oán hận, day dứt trong lòng, người phòng khuê là chỉ những cô gái có chồng đi lính xa xôi.
    ->    Nhan đề có nghĩa là nỗi oán hận, hối hận của người con gái khi để chồng đi lính kiếm tước hầu.


    II.    Phân tích
    1.    Cô gái phòng khuê vẫn trong sáng vô tư không biết sầu.

    –    Chồng đi lính kiếm tước hầu nhưng cô gái chẳng biết sầu là gì hoạt động hằng ngày của cô vẫn diễn ra bình thường như khi chồng còn ở nhà vậy.
    –    Cô vẫn không biết sầu là gì mặc dù thiếu bóng người chồng.
    –    Cô vẫn hàng ngày trang điểm má phấn hồng son dạo lên lầu.
    ->    Đây quả là một cô gái vô tư không lo nghĩ gì nhiều, cô vẫn còn rất trẻ và suy nghĩ còn chưa được trưởng thành. Cô hãy còn vui vẻ nhưng chỉ là vui vẻ một mình.

     

    soan bai noi oan nguoi khue phong

    soan bai noi oan nguoi khue phong

    2.    Sự hối hận của cô gái

    -    Đây quả là một bước chuyển biến tâm trạng rõ rệt của cô gái ấy.
    –    Cô trang điểm bước lên lầu nhưng để ai ngắm cô kia chứ, bỗng chốc cô nhận ra việc cô để chông đi kiếm hầu tước là sai.
    –    Cô nhìn thấy ngọn liễu xanh kia thì chợt nghĩ đến bản thân mình, khi này cô vẫn còn trẻ tươi xanh như thế kia, đẹp như thế kia.
    –    Thế nhưng cô nhận ra để người chồng đi lính là đẩy chồng mình vào biết bao nhiêu khó khăn gian khổ thậm chí nó còn đánh đổi cả tính mạng để lấy được hầu tước.
    –    Lỡ như có chuyện gì xảy ra thì nàng trẻ như liễu xanh mà không có ai để ngắm, không có ai khen ngợi vẻ đẹp của nàng, thậm chí nàng còn trở thành một người góa bụa.

    ->    Chính vì lí do ấy mà cô gái vô tư bỗng chốc trở thành một cô gái biết sầu, hối hận khi cho chồng đi lính.

    III.    Tổng kết

    -    Nội dung: bài thơ thể hiện được sự chuyển biến trong tâm trạng của một cô gái có chồng đi lính kiếm hầu tước. Cô oán hận chiến tranh khiến chồng cô phải đi lính, cô càng oán hận khi bản thân mình quá vô tư không nghĩ xa mà lại để chồng đi lính.
    –    Nghệ thuật: tả tình tinh tế, ngắn gọn, hàm súc.

      bởi NGuyễn Minh 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Bố cục

    - 2 câu đầu: Sự hồn nhiên, vô tư của cô gái

    - 2 câu cuối: Sự hối hận của cô gái khi để chồng đi nhận tước phong hầu

    Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 10 tập 1)

    Điểm độc đáo của Khuê oán ở cấu tứ, Vương Xương linh thể hiện qua sự biến chuyển tâm trạng của người khuê phụ

       + Tâm trạng ấy “bất tri sầu” sang “hối”. Cái “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng trong câu “liễu là màu của mùa xuân và tuổi trẻ”

       + Nó là màu của sự li biệt, nhìn vào bản thân, cô gái thấy tuổi trẻ bị trôi qua trong cô quạnh

       + Hoàn cảnh ấy quả thực không thể không khiến cho người thiếu phụ sầu hận, xót thương

    Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 10 tập 1)

    Màu dương liễu, màu của mùa xuân và tuổi trẻ, cũng là màu “li biệt”

    - Vì thế khi nhìn thấy “màu dương liễu” tâm trạng của khuê phụ thay đổi:

       + Từ sự vô tư nàng hối hận vì để chồng đi kiếm tước hầu

       + Nàng oán thán, ghét chiến tranh phi nghĩa

    → Người khuê phụ hiểu giá trị của chia li, sự phi lí của chiến tranh

    Câu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 10 tập 1)

    Bài Khuê oán tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường

    - Qua nỗi đau, sự xót xa của người chinh phụ trước tình cảnh u ám, buồn bã trước mắt

       + Chiến tranh phi nghĩa tạo ra sự chia ly, chôn vùi hạnh phúc, tuổi trẻ của con người

       + Chiến tranh làm mất đi sự lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sống

    → Từ cảm xúc tâm trạng, và sự oán thán của người chinh phụ là giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa

      bởi Lê Trần Khả Hân 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF