Hãy phân tích bài Xin đổi kiếp này.
XIN ĐỔI KIẾP NÀY Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây, Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt. Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét, Thử chịu khói độc tàn, thử sống kiên trung. Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa ruộng đồng, Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất, Thử chịu bão giông, thử sâu rày, khô khát, Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng. Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa đại dương, Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối, Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói, Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên. Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí, Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè, Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ, Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề. Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người! Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại? Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải? Xin đổi được kiếp này…! Trời đất có cho tôi??? Nguyễn Bích Ngân - 14 tuổi
Câu 1: Qua bài thơ "XIN ĐỔI KIẾP NÀY", thông điệp bạn Bích Ngân muốn gửi tới cho chúng ta là gì? (0,5đ)
Câu 2: Khổ thơ cuối bạn Bích Ngân đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? (1 điểm)
Câu 3: Trong bài thơ, bạn Bích Ngân đã xin được đổi kiếp này thành nhiều thứ như cây cối, ruộng đồng, đại dương, không khí. Vậy em hãy suy nghĩ xem chúng ta nên hoán đổi thành những gì nữa để có thể thấu cảm sâu sắc hơn những nỗi đau đớn mà con người đã gây ra cho vạn vật? (0,5 điểm)
Câu 4: Từ bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ theo lối diễn dịch với câu chủ đề cho sẵn: "Cuộc đời sẽ "dịu dàng" hơn biết mấy nếu chúng ta biết đặt mình vào vị trí của nhau." (3 điểm)
Trả lời (1)
-
Câu 1 (0,5 điểm):
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm/ phương thức biểu cảm.
Câu 2 (1,0 điểm):
STUDY TIP
Ở câu 2, phần đọc hiểu, các em cần vận dụng kiến thức ngoài thực tế đời sống: thông tin về các vụ gây ô nhiễm môi trường được báo chí phản ánh trong thời gian gần đây để làm.
Những thảm họa môi trường được gợi ra từ văn bản:
- Các vụ chặt phá rừng ở Đắc Lắc, Điện Biên, Nghệ An, ... năm 2017.
- Tình trạng nước biển dâng, xâm nhậ mặn ở Nam Bộ.
- Vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung do hoa chất từ nhà máy Formosa - Hà Tĩnh.
- Vụ việc hặt nhiều cây xanh ở Hà Nội.
Cho điểm:
+ Nếu thí sinh kể được 1 sự kiện thì cho 0,25 điểm.
+ Kể được 2 sự kiện thì cho 0,5 điểm.
+ Kể được từ 3 sự kiện trở lên cho tối đa 1,0 điểm.
Câu 3 (0,5 điểm):
Tác dụng của phép lặp cấu trúc “Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa...”
- Tạo nên nhịp điệu dồn dập, da diết, khắc khoải như những lời tự vấn lương tâm.
- Cho thấy những tác hại ghê ghớm đối với môi trường sinh thái do những tham vọng, sự vô trách nhiệm của con người.
Câu 4 (0,5 điểm): Thí sinh có thể rút ra nhiều thông điệp khác nhau nhưng cần bám sát vào nội dung của văn bản. Có thể tham khảo một trong các gợi ý sau:
- Thiên nhiên chính là môi trường sống của con người nhưng con người lại đang tàn phá, hủy diệt nó.
- Con người cần phải có hành động thiết thực để cải tạo môi trường sống.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
CHÚ Ý
Nội dung vấn đề cần nghị luận được ẩn dưới các câu thơ có hình thức câu hỏi tu từ. Các em cần thấy được hiệu quả của biện pháp tu từ này: những câu hỏi dồn dập như lời tư vấn lương tâm, như sự thôi thúc mãnh liệt cần hành động để cứu lấy môi trường sống của chúng ta.
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích, hoặc song hành.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):
Trách nhiệm của con người với thiên nhiên, môi trường sống.
3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần làm rõ trách nhiệm của con người vói thiên nhiên, môi trường sống. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích ý nghĩa hai câu thơ: Hai câu thơ được viết dưới hình thức các câu hỏi như lời tự vấn lương tâm: Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người cả sự sống và nhiều điều quý giá khác nhưng con người đã làm gì để trả lại thiên nhiên? Con người đang ngày tàn phá, hủy diệt chính môi trường sống của mình. Vậy cần làm gì để thay dổi thực trạng đó?
- Thực trạng của vấn đề: Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nhức nhối của cuộc sống hiện nay: rừng bị chặt phá, nước biển bị nhiễm hóa chất, đất đai bị ngập mặn, không khí bị nhiễm độc... Thực trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, là một thách thức với sự phát triển trong tương lai của xã hội.
- Mỗi người đều có một phần trách nhiệm trước hiện tượng ấy. Vì vậy cần có những hành động thiết thực để giữ gìn môi trường sinh thái, trả lại cho thiên nhiên sự trong lành.
- Phê phán những kẻ vì lợi ích cá nhân mà tàn phá môi trường tự nhiên, thờ ơ vô cảm trước những vấn đề cấp bách của xã hội.
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,25 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 2 (5,0 điểm)
STUDY TIP
Với câu hỏi này, các em cần định hướng được ngay mình cần triển khai những ý chính sau:
- Giải thích khái niệm nghệ thuật trào phúng.
- Phân tích: 4 ý
+ Mâu thuẫn trào phúng
+ Xây dựng chân dung trào phúng
+ Xây dựng cảnh tượng trào phúng
+ Xây dựng ngôn ngữ, giọng điệu trào phúng
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):
Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia
3. Triển khai vấn đề nghị luận:
Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giũa lí lẽ và dẫn chứng.
a. Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Vũ Trọng Phụng là một nhà văn hiện thực tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Tác phẩm của ông đã lên án gay gắt xã hội lố lăng, ô trọc thời bấy giờ. Ông từng khẳng định nguyên tắc sáng tác của mình: “ Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”.
- Số đỏ (1936) được xem là tiểu thuyết thành công nhất của Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm là bức tranh biếm họa đặc sắc về bộ mặt giả dối của tầng lớp thượng lưu trong cuộc chạy đua u hóa nhố nhăng. Một trong những chương truyện tiêu biểu là Hạnh phúc một tang gia, nằm ở chương XV của tác phẩm. Đây là một chương đặc sắc, thể hiện ngòi bút trào phúng độc đáo của Vũ Trọng Phụng.
b. Giải thích khái niệm: Nghệ thuật trào phúng (0,5 điểm)
- Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật tạo tiếng cười mang ý nghĩa đả kích, lên án, vạch trần bản chất xấu xa của đối tượng thông qua việc phát hiện ra những mâu thuẫn trái với tự nhiên, sự đối lập giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong.
- Một trong những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc và cơ bản nhất của Nghệ thuật trào phúng chính là phóng đại. Nhà văn thường phóng đại cái xấu, cái lố lăng, kệch kỡm, rởm đời lên để gây tiếng cười.
c. Phân tích Nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng thể hiện trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia (2,0 điểm):
- Nghệ thuật tạo dựng mâu thuẫn trào phúng:
Mâu thuẫn trào phúng được thể hiện trước hết ở nhan đề chứa đựng nghịch lí: Hạnh phúc của một tang gia.
+ Hạnh phúc là trạng thái thỏa mãn, sung sướng của con người khi được đáp ứng một nhu cầu nào đó về tinh thần hoặc vật chất.
+ Tang gia là gia đình có tang, có người thân mất đi, thường gợi lên sự buồn đau, thương tiếc, xót xa.
Tang gia mà lại hạnh phúc. Đó là tang gia song không ai nghĩ đến người chết và việc báo hiếu. Mỗi người đều có mối quan tâm riêng nhưng đều hướng đến hai chữ danh lợi thu được từ cái chết ấy. Đó là tang gia song không ai đau buồn, thương tiếc. Nêu có đau buồn, thương tiếc cũng chỉ là cái mặt nạ, là màn kịch được dựng lên để che đậy những nhu cầu, mưu đồ, toan tính. Ẩn sau lớp mặt nạ là niềm vui thực sự của cả người thân trong gia đình và những người ngoài gia đình. Niềm vui ấy khiến đam tang có xu hướng trở thành đám hội tưng bừng, náo nhiệt. Vì sao tồn tại sự thực quái gở này? Bởi vì người mất đi là cụ cố Tổ - chủ một gia tài kếch xù. Cụ để lại di chúc sẽ chia gia tài cho các con cháu khi cụ qua đời, vì thế cụ còn sống ngày nào là đám con cháu khát bạc còn phải mòn mỏi vì phải chờ đợi ngày ấy. Cụ chết đi, cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành của nó, mang lại hạnh phúc cho đám con cháu. Qua đó Vũ Trọng Phụng vạch trần bộ mặt giả dối, tham lam của những kẻ giàu có trong xã hội thượng lưu.
- Nghệ thuật xây dựng chân dung trào phúng:
Trong nghệ thuật biếm họa , chỉ với đôi ba nét, người họa sĩ tóm được thần thái của đối tượng trào phúng, lột tả được mâu thuẫn, phơi bày được bản chất của con người xấu xa để tạo tiếng cười đầy chất trí tuệ, góp sức công phá lớn. Lần lượt các chân dung biếm họa hiện lên dưới ngòi bút như có thần của Vũ Trọng Phụng.
+ Đó là cụ cố Hồng - con trai cả của người chết. Với vị trí này trách nhiệm của ông là lo cho ma chay của cha mình cho chu tất nhưng những hành động cụ thể của ông lại hoàn toàn trái ngược. Ông nằm dài, hút thuốc phiện và mơ màng theo khói thuốc. Ông nghĩ đến việc cưới chạy cho cô con gái Tuyết nhưng lại đùn đẩy việc cưới xin cho vợ. Cái danh mà ông mơ ước và tô vẽ là gia thế của một gia đình nề nếp, gia phong, danh gia vọng tộc. Vì thế ông đã tỏ ra già cả dù chưa đến 60 đề được gọi là “cụ cố”. Ông sẵn sàng mùa hè mặc áo bông, trả nhầm tiền xe đển chứng minh mình lẩm cẩm; luôn gắt gỏng để chứng tỏ mình già cả, ốm yếu. Nghĩ đến cái chết của bố mình, ông sung sướng đến độ đê mê nên “ đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: Úi kìa, con giai lớn đã già đến thế kia kìa!” và khen “một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế".... Rõ ràng, hiện lên trước mắt người đọc là một ông con trai không phải đang đau đớn đến hao gầy vì mất cha mà là đang lâng lâng sung sướng vì đám ma của bố là dịp để ông khoe khoang sự giàu có và những sở thích gàn dở của mình.
CHÚ Ý
Cụ cố Hồng: biến đám ma thành cơ hội để:
- Khoe khoang sự giàu có
- Thực hiện sở thích quái gở ( thích khen già, yếu)
+ Ông Văn Minh là đứa cháu đích tôn, là “nhà cải cách xã hội ” danh giá, thì sung sướng tột đỉnh vì “ từ nay mà đi, cái chúc thư kia sẽ đi vào thòi kì thực hành không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Mọi hành động của ông đều đối lập với trách nhiệm và tình cảm của một người cháu. Ông mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội để đảm bảo tính pháp lí của chúc thư. Ông còn nghĩ đến cách đối xử với Xuân Tóc Đỏ mà thực chất là tìm cách bịt miệng Xuân Tóc Đỏ biết những bí mật tày đình của ông. Ông quan niệm tội bôi nhọ danh dự của người thân trong gia đình là tội nhỏ và tội làm chết người thân trong gia đình mới là cái ơn to. Để trả cái ơn to lớn ấy, ông đã dùng hạnh phúc trăm năm của cô em gái lá ngọc cành vàng để trả ơn cho một kẻ vô học. Ở ông tồn tại sự mâu thuẫn giữa cái bên ngoài là vẻ mặt “ đăm đăm chiêu chiêu” của cái bối rối lo lắng rất hợp thời trang nhà có tang với cái bên trong là việc nghĩ cách đối xử với người đã mang đến cái ơn to cho gia đình.
CHÚ Ý
Ông Văn Minh: đối lập với cái tên văn minh là một kẻ bỉ ổi, tham lam:
- Hành động mời luật sư đến
- Suy nghĩ về Xuân: Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to
+ Cô Tuyết, cô cháu gái giữ gìn nửa chữ Trinh, mới chỉ hư hỏng có một nửa . Mặt cô phảng phất vẻ buồn lãng mạn vì nhớ nhung nhân tình chứ không phải vì thương xót ông nội. Đám tang mang đến niềm hạnh phúc cho cô vì cô được mặc bộ y phục ngây thơ để chứng tỏ phẩm giá mới chỉ đánh mất nửa chữ trinh. Bộ y phục nửa kín nửa hở làm cho các ông tai to mặt lớn bạn của cụ cố Hồng cảm động thật sự, còn hơn cả “những khi nghe tiếng kèn xuân nữ ai oán, não nùng” Tuyết là đại diện cho những cô gái tân thời lẳng lơ, chạy theo lối sống lai căng mà đánh rơi mất cả nhân phẩm.
+ Cậu Tú Tân thì “ cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến”. Ông nội chết là dịp để cậu trổ tài đạo diễn, chụp ảnh trong dịp đám tang. Cậu tỏ ra là một tài tử chụp ảnh, những chiếc máy ảnh được chuẩn bị từ lâu nay sẽ có dịp dùng đến. Cậu và bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mộ khác nhau để chụp ảnh ở những góc khác nhau. Cậu đạo diễn mọi người gục đầu, cong lưng, khóc rồi đóng kịch xót thương cho đúng không khí đám tang Một kẻ ham chơi, vô tâm, vô học.
+ Ông Phán mọc sừng là con rể của cụ cố Hồng. Ông sung sướng vì “ không ngờ rằng giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông lại đến như thế” nó có giá đến “ vài nghìn đồng” Đông Dương. Ông trù tính ngay một cuộc doanh thương với Xuân Tóc Đỏ để nhân cái số vốn ấy lên. Là một diễn viên đại tài, ông Phán đã hoàn thành xuất sắc màn kịch vờ tỏ ra khóc thương. Trong đám tang ông vợ, ông mặc cái khăn trắng to tướng, áo thụng trắng lòe xòe và khóc mãi không thôi. Ngay cả Xuân Tóc Đỏ - kẻ chuyên đi lừa đảo người khác cũng bị ông lừa: Tưởng rằng ông khóc đến là oặt người đi nên đã đưa tay ra đỡ, nhưng đến khi ông Phán dúi vào tay tờ 5 đồng gấp tư hắn mới hiểu ra bộ mặt thật tham lam đến mức tình người khô héo, trái tim vô cảm và thậm chí là việc bán rẻ cả danh dự bản thân. Ngay trước mặt cha vợ, trước linh hồn ông vợ, ông ta vẫn thản nhiên hoàn thành công việc thanh toán tiền để chuẩn bị chuyển sang công việc toan tính khác.
CHÚ Ý
Phán mọc sừng: lẽ ra phải nhục nhã vì bị vợ cắm sừng, nhưng hắn lại thấy tự hào về đôi sừng hươu vô hình trên đầu mình chỉ quan tâm đến tiền, tiền là trên hết, dù có phải đổi bằng lòng tự trọng.
+ Không chỉ khắc họa chân dung châm biếm cá nhân, tác giả còn khắc họa hình tượng đám đông. Những tốp người đó là nhóm các vị quan chức cao cấp thì long trọng gắn lên ngực đủ các thư huy chương: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh,... đủ các kiểu râu ria trên cằm '“hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hoặc rầm rậm, loăn quăn,.”. Các vị đi cạnh linh cữu bị kích động, bởi “ làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết”. Nhóm đông đảo nhất gồm toàn “ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, chê bai nhau, ghen tuông hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma” Một đám đông ô hợp, láo nháo, dâm đãng.
- Nghệ thuật xây dựng cảnh tượng trào phúng: Cảnh đám ma.
Cảnh trào phúng là những cảnh tượng trái với lẽ thông thường, tập trung rất nhiều điều trái với thuần phong mĩ tục được phóng đại lên để gây cười. Cảnh đám tang là một cảnh trào phúng vì bề ngoài là đám tang nhưng thực chất lại mang tính chất đam hội, đám rước.
+ Đám ma được tổ chức linh đình, to tát:
++ Theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú - dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa như một mớ hổ lốn, một dàn nhạc phức hợp nhiều bè, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
++ Người đi đưa đông đảo, thuộc đủ mọi tầng lớp: từ già đến trẻ, từ cảnh sát đến sư sãi, từ những vị chức sắc đến phường lưu manh. Mỗi người diễn một vai khác nhau nhưng tất cả chỉ là những con rối kệch cỡm, những tên hề không hơn không kém.
+ Cảnh đưa ma được miêu tả bằng một câu văn ngắn được nhắc lại hai lần: “ Đám cứ đi” cho thấy tốc độ đi chậm chạp, dềnh dàng của đám ma mà mục đích không phải thể hiện sự quyến luyến, thương tiếc người chết mà là để trưng ra cả phố sự giàu có đến thừa thãi của gia đình mình. Thiên hạ tha hồ ngắm thật kĩ cái giả dối, vô nhân đạo của đám người ấy. “ Đám cứ đi” nghĩa là sự vô liêm sỉ không khép lại mà kéo dài tưởng như vô tận, nó kéo theo cái xác chết đến tận miệng huyệt.
+ Cảnh hạ huyệt: được xây dựng như một màn đại hài kịch. Trong đó, cậu Tú Tân là nhà đạo diễn đại tài và ông Phán mọc sừng là diễn viên đại tài nhất với tiếng khóc giả tạo: “ Hứ! Hứ! Hứ!” Khóc mà như đang nấc lên vì sung sướng.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trào phúng mỉa mai:
+ Tác giả đã sử dụng những kết hợp từ độc đáo trong các câu văn để tạo nên tiếng cười hài hước như: “Ông cụ già chết thật’”, “Cả cái gia đình ấy đã nhao lên mỗi người một cách...”, “vẻ buồn lãng mạn đúng mốt”, “ chưa đánh mất cả chữ trinh”.; những so sánh gây cười như: “ Tuyết như bị kim châm vào lòng” vì “ không thấy bạn giai đâu cả”
+ Nhà văn cũng sử dụng cách nói ngược với giọng điệu mỉa mai: “ Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...”
d. Đánh giá, bình luận (0,5 điểm):
- Bằng tiếng cười mang ý nghĩa đả kích phê phán, nhà văn đã vạch trần bản chất xấu xa của xã hội thượng lưu tư sản thành thị đương thời. Đó là một xã hội băng họa đạo đức, khô héo tình người, chạy theo lối sống văn minh rởm, vô cùng đồi bại, lố lăng. Đằng sau tiếng cười không phải niềm vui mà là nỗi đau đời,là khao khát đổi thay, muốn chôn vùi xã hội ấy. Qua đó thể hiện tấm lòng cao đẹp, mong muốn con người tránh được sự suy đồi về đạo đức do xã hội bất lương tác động.
- Ngòi bút trào phúng của Vũ Trọng Phụng sắc bén đến lạnh lùng. Nhà văn đã lựa chọn được những chi tiết đắt giá để vạch trần được bản chất của đối tượng, ngôn ngữ có vẻ khách quan nhưng cứ như cái roi mây lợi hại mà mỗi nhát quất xuống là lằn vào da thịt.
4. Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,5 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.Câu 1 (0,5 điểm):Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm/ phương thức biểu cảm.
Câu 2 (1,0 điểm):
STUDY TIP
Ở câu 2, phần đọc hiểu, các em cần vận dụng kiến thức ngoài thực tế đời sống: thông tin về các vụ gây ô nhiễm môi trường được báo chí phản ánh trong thời gian gần đây để làm.
Những thảm họa môi trường được gợi ra từ văn bản:
- Các vụ chặt phá rừng ở Đắc Lắc, Điện Biên, Nghệ An, ... năm 2017.
- Tình trạng nước biển dâng, xâm nhậ mặn ở Nam Bộ.
- Vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung do hoa chất từ nhà máy Formosa - Hà Tĩnh.
- Vụ việc hặt nhiều cây xanh ở Hà Nội.
Cho điểm:
+ Nếu thí sinh kể được 1 sự kiện thì cho 0,25 điểm.
+ Kể được 2 sự kiện thì cho 0,5 điểm.
+ Kể được từ 3 sự kiện trở lên cho tối đa 1,0 điểm.
Câu 3 (0,5 điểm):
Tác dụng của phép lặp cấu trúc “Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa...”
- Tạo nên nhịp điệu dồn dập, da diết, khắc khoải như những lời tự vấn lương tâm.
- Cho thấy những tác hại ghê ghớm đối với môi trường sinh thái do những tham vọng, sự vô trách nhiệm của con người.
Câu 4 (0,5 điểm): Thí sinh có thể rút ra nhiều thông điệp khác nhau nhưng cần bám sát vào nội dung của văn bản. Có thể tham khảo một trong các gợi ý sau:
- Thiên nhiên chính là môi trường sống của con người nhưng con người lại đang tàn phá, hủy diệt nó.
- Con người cần phải có hành động thiết thực để cải tạo môi trường sống.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
CHÚ Ý
Nội dung vấn đề cần nghị luận được ẩn dưới các câu thơ có hình thức câu hỏi tu từ. Các em cần thấy được hiệu quả của biện pháp tu từ này: những câu hỏi dồn dập như lời tư vấn lương tâm, như sự thôi thúc mãnh liệt cần hành động để cứu lấy môi trường sống của chúng ta.
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích, hoặc song hành.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):
Trách nhiệm của con người với thiên nhiên, môi trường sống.
3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận nhưng cần làm rõ trách nhiệm của con người vói thiên nhiên, môi trường sống. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích ý nghĩa hai câu thơ: Hai câu thơ được viết dưới hình thức các câu hỏi như lời tự vấn lương tâm: Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người cả sự sống và nhiều điều quý giá khác nhưng con người đã làm gì để trả lại thiên nhiên? Con người đang ngày tàn phá, hủy diệt chính môi trường sống của mình. Vậy cần làm gì để thay dổi thực trạng đó?
- Thực trạng của vấn đề: Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nhức nhối của cuộc sống hiện nay: rừng bị chặt phá, nước biển bị nhiễm hóa chất, đất đai bị ngập mặn, không khí bị nhiễm độc... Thực trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, là một thách thức với sự phát triển trong tương lai của xã hội.
- Mỗi người đều có một phần trách nhiệm trước hiện tượng ấy. Vì vậy cần có những hành động thiết thực để giữ gìn môi trường sinh thái, trả lại cho thiên nhiên sự trong lành.
- Phê phán những kẻ vì lợi ích cá nhân mà tàn phá môi trường tự nhiên, thờ ơ vô cảm trước những vấn đề cấp bách của xã hội.
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,25 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 2 (5,0 điểm)
STUDY TIP
Với câu hỏi này, các em cần định hướng được ngay mình cần triển khai những ý chính sau:
- Giải thích khái niệm nghệ thuật trào phúng.
- Phân tích: 4 ý
+ Mâu thuẫn trào phúng
+ Xây dựng chân dung trào phúng
+ Xây dựng cảnh tượng trào phúng
+ Xây dựng ngôn ngữ, giọng điệu trào phúng
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):
Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia
3. Triển khai vấn đề nghị luận:
Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giũa lí lẽ và dẫn chứng.
a. Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Vũ Trọng Phụng là một nhà văn hiện thực tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Tác phẩm của ông đã lên án gay gắt xã hội lố lăng, ô trọc thời bấy giờ. Ông từng khẳng định nguyên tắc sáng tác của mình: “ Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”.
- Số đỏ (1936) được xem là tiểu thuyết thành công nhất của Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm là bức tranh biếm họa đặc sắc về bộ mặt giả dối của tầng lớp thượng lưu trong cuộc chạy đua u hóa nhố nhăng. Một trong những chương truyện tiêu biểu là Hạnh phúc một tang gia, nằm ở chương XV của tác phẩm. Đây là một chương đặc sắc, thể hiện ngòi bút trào phúng độc đáo của Vũ Trọng Phụng.
b. Giải thích khái niệm: Nghệ thuật trào phúng (0,5 điểm)
- Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật tạo tiếng cười mang ý nghĩa đả kích, lên án, vạch trần bản chất xấu xa của đối tượng thông qua việc phát hiện ra những mâu thuẫn trái với tự nhiên, sự đối lập giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong.
- Một trong những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc và cơ bản nhất của Nghệ thuật trào phúng chính là phóng đại. Nhà văn thường phóng đại cái xấu, cái lố lăng, kệch kỡm, rởm đời lên để gây tiếng cười.
c. Phân tích Nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng thể hiện trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia (2,0 điểm):
- Nghệ thuật tạo dựng mâu thuẫn trào phúng:
Mâu thuẫn trào phúng được thể hiện trước hết ở nhan đề chứa đựng nghịch lí: Hạnh phúc của một tang gia.
+ Hạnh phúc là trạng thái thỏa mãn, sung sướng của con người khi được đáp ứng một nhu cầu nào đó về tinh thần hoặc vật chất.
+ Tang gia là gia đình có tang, có người thân mất đi, thường gợi lên sự buồn đau, thương tiếc, xót xa.
Tang gia mà lại hạnh phúc. Đó là tang gia song không ai nghĩ đến người chết và việc báo hiếu. Mỗi người đều có mối quan tâm riêng nhưng đều hướng đến hai chữ danh lợi thu được từ cái chết ấy. Đó là tang gia song không ai đau buồn, thương tiếc. Nêu có đau buồn, thương tiếc cũng chỉ là cái mặt nạ, là màn kịch được dựng lên để che đậy những nhu cầu, mưu đồ, toan tính. Ẩn sau lớp mặt nạ là niềm vui thực sự của cả người thân trong gia đình và những người ngoài gia đình. Niềm vui ấy khiến đam tang có xu hướng trở thành đám hội tưng bừng, náo nhiệt. Vì sao tồn tại sự thực quái gở này? Bởi vì người mất đi là cụ cố Tổ - chủ một gia tài kếch xù. Cụ để lại di chúc sẽ chia gia tài cho các con cháu khi cụ qua đời, vì thế cụ còn sống ngày nào là đám con cháu khát bạc còn phải mòn mỏi vì phải chờ đợi ngày ấy. Cụ chết đi, cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành của nó, mang lại hạnh phúc cho đám con cháu. Qua đó Vũ Trọng Phụng vạch trần bộ mặt giả dối, tham lam của những kẻ giàu có trong xã hội thượng lưu.
- Nghệ thuật xây dựng chân dung trào phúng:
Trong nghệ thuật biếm họa , chỉ với đôi ba nét, người họa sĩ tóm được thần thái của đối tượng trào phúng, lột tả được mâu thuẫn, phơi bày được bản chất của con người xấu xa để tạo tiếng cười đầy chất trí tuệ, góp sức công phá lớn. Lần lượt các chân dung biếm họa hiện lên dưới ngòi bút như có thần của Vũ Trọng Phụng.
+ Đó là cụ cố Hồng - con trai cả của người chết. Với vị trí này trách nhiệm của ông là lo cho ma chay của cha mình cho chu tất nhưng những hành động cụ thể của ông lại hoàn toàn trái ngược. Ông nằm dài, hút thuốc phiện và mơ màng theo khói thuốc. Ông nghĩ đến việc cưới chạy cho cô con gái Tuyết nhưng lại đùn đẩy việc cưới xin cho vợ. Cái danh mà ông mơ ước và tô vẽ là gia thế của một gia đình nề nếp, gia phong, danh gia vọng tộc. Vì thế ông đã tỏ ra già cả dù chưa đến 60 đề được gọi là “cụ cố”. Ông sẵn sàng mùa hè mặc áo bông, trả nhầm tiền xe đển chứng minh mình lẩm cẩm; luôn gắt gỏng để chứng tỏ mình già cả, ốm yếu. Nghĩ đến cái chết của bố mình, ông sung sướng đến độ đê mê nên “ đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: Úi kìa, con giai lớn đã già đến thế kia kìa!” và khen “một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế".... Rõ ràng, hiện lên trước mắt người đọc là một ông con trai không phải đang đau đớn đến hao gầy vì mất cha mà là đang lâng lâng sung sướng vì đám ma của bố là dịp để ông khoe khoang sự giàu có và những sở thích gàn dở của mình.
CHÚ Ý
Cụ cố Hồng: biến đám ma thành cơ hội để:
- Khoe khoang sự giàu có
- Thực hiện sở thích quái gở ( thích khen già, yếu)
+ Ông Văn Minh là đứa cháu đích tôn, là “nhà cải cách xã hội ” danh giá, thì sung sướng tột đỉnh vì “ từ nay mà đi, cái chúc thư kia sẽ đi vào thòi kì thực hành không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Mọi hành động của ông đều đối lập với trách nhiệm và tình cảm của một người cháu. Ông mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội để đảm bảo tính pháp lí của chúc thư. Ông còn nghĩ đến cách đối xử với Xuân Tóc Đỏ mà thực chất là tìm cách bịt miệng Xuân Tóc Đỏ biết những bí mật tày đình của ông. Ông quan niệm tội bôi nhọ danh dự của người thân trong gia đình là tội nhỏ và tội làm chết người thân trong gia đình mới là cái ơn to. Để trả cái ơn to lớn ấy, ông đã dùng hạnh phúc trăm năm của cô em gái lá ngọc cành vàng để trả ơn cho một kẻ vô học. Ở ông tồn tại sự mâu thuẫn giữa cái bên ngoài là vẻ mặt “ đăm đăm chiêu chiêu” của cái bối rối lo lắng rất hợp thời trang nhà có tang với cái bên trong là việc nghĩ cách đối xử với người đã mang đến cái ơn to cho gia đình.
CHÚ Ý
Ông Văn Minh: đối lập với cái tên văn minh là một kẻ bỉ ổi, tham lam:
- Hành động mời luật sư đến
- Suy nghĩ về Xuân: Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to
+ Cô Tuyết, cô cháu gái giữ gìn nửa chữ Trinh, mới chỉ hư hỏng có một nửa . Mặt cô phảng phất vẻ buồn lãng mạn vì nhớ nhung nhân tình chứ không phải vì thương xót ông nội. Đám tang mang đến niềm hạnh phúc cho cô vì cô được mặc bộ y phục ngây thơ để chứng tỏ phẩm giá mới chỉ đánh mất nửa chữ trinh. Bộ y phục nửa kín nửa hở làm cho các ông tai to mặt lớn bạn của cụ cố Hồng cảm động thật sự, còn hơn cả “những khi nghe tiếng kèn xuân nữ ai oán, não nùng” Tuyết là đại diện cho những cô gái tân thời lẳng lơ, chạy theo lối sống lai căng mà đánh rơi mất cả nhân phẩm.
+ Cậu Tú Tân thì “ cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến”. Ông nội chết là dịp để cậu trổ tài đạo diễn, chụp ảnh trong dịp đám tang. Cậu tỏ ra là một tài tử chụp ảnh, những chiếc máy ảnh được chuẩn bị từ lâu nay sẽ có dịp dùng đến. Cậu và bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mộ khác nhau để chụp ảnh ở những góc khác nhau. Cậu đạo diễn mọi người gục đầu, cong lưng, khóc rồi đóng kịch xót thương cho đúng không khí đám tang Một kẻ ham chơi, vô tâm, vô học.
+ Ông Phán mọc sừng là con rể của cụ cố Hồng. Ông sung sướng vì “ không ngờ rằng giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông lại đến như thế” nó có giá đến “ vài nghìn đồng” Đông Dương. Ông trù tính ngay một cuộc doanh thương với Xuân Tóc Đỏ để nhân cái số vốn ấy lên. Là một diễn viên đại tài, ông Phán đã hoàn thành xuất sắc màn kịch vờ tỏ ra khóc thương. Trong đám tang ông vợ, ông mặc cái khăn trắng to tướng, áo thụng trắng lòe xòe và khóc mãi không thôi. Ngay cả Xuân Tóc Đỏ - kẻ chuyên đi lừa đảo người khác cũng bị ông lừa: Tưởng rằng ông khóc đến là oặt người đi nên đã đưa tay ra đỡ, nhưng đến khi ông Phán dúi vào tay tờ 5 đồng gấp tư hắn mới hiểu ra bộ mặt thật tham lam đến mức tình người khô héo, trái tim vô cảm và thậm chí là việc bán rẻ cả danh dự bản thân. Ngay trước mặt cha vợ, trước linh hồn ông vợ, ông ta vẫn thản nhiên hoàn thành công việc thanh toán tiền để chuẩn bị chuyển sang công việc toan tính khác.
CHÚ Ý
Phán mọc sừng: lẽ ra phải nhục nhã vì bị vợ cắm sừng, nhưng hắn lại thấy tự hào về đôi sừng hươu vô hình trên đầu mình chỉ quan tâm đến tiền, tiền là trên hết, dù có phải đổi bằng lòng tự trọng.
+ Không chỉ khắc họa chân dung châm biếm cá nhân, tác giả còn khắc họa hình tượng đám đông. Những tốp người đó là nhóm các vị quan chức cao cấp thì long trọng gắn lên ngực đủ các thư huy chương: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh,... đủ các kiểu râu ria trên cằm '“hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hoặc rầm rậm, loăn quăn,.”. Các vị đi cạnh linh cữu bị kích động, bởi “ làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết”. Nhóm đông đảo nhất gồm toàn “ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, chê bai nhau, ghen tuông hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma” Một đám đông ô hợp, láo nháo, dâm đãng.
- Nghệ thuật xây dựng cảnh tượng trào phúng: Cảnh đám ma.
Cảnh trào phúng là những cảnh tượng trái với lẽ thông thường, tập trung rất nhiều điều trái với thuần phong mĩ tục được phóng đại lên để gây cười. Cảnh đám tang là một cảnh trào phúng vì bề ngoài là đám tang nhưng thực chất lại mang tính chất đam hội, đám rước.
+ Đám ma được tổ chức linh đình, to tát:
++ Theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú - dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa như một mớ hổ lốn, một dàn nhạc phức hợp nhiều bè, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
++ Người đi đưa đông đảo, thuộc đủ mọi tầng lớp: từ già đến trẻ, từ cảnh sát đến sư sãi, từ những vị chức sắc đến phường lưu manh. Mỗi người diễn một vai khác nhau nhưng tất cả chỉ là những con rối kệch cỡm, những tên hề không hơn không kém.
+ Cảnh đưa ma được miêu tả bằng một câu văn ngắn được nhắc lại hai lần: “ Đám cứ đi” cho thấy tốc độ đi chậm chạp, dềnh dàng của đám ma mà mục đích không phải thể hiện sự quyến luyến, thương tiếc người chết mà là để trưng ra cả phố sự giàu có đến thừa thãi của gia đình mình. Thiên hạ tha hồ ngắm thật kĩ cái giả dối, vô nhân đạo của đám người ấy. “ Đám cứ đi” nghĩa là sự vô liêm sỉ không khép lại mà kéo dài tưởng như vô tận, nó kéo theo cái xác chết đến tận miệng huyệt.
+ Cảnh hạ huyệt: được xây dựng như một màn đại hài kịch. Trong đó, cậu Tú Tân là nhà đạo diễn đại tài và ông Phán mọc sừng là diễn viên đại tài nhất với tiếng khóc giả tạo: “ Hứ! Hứ! Hứ!” Khóc mà như đang nấc lên vì sung sướng.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trào phúng mỉa mai:
+ Tác giả đã sử dụng những kết hợp từ độc đáo trong các câu văn để tạo nên tiếng cười hài hước như: “Ông cụ già chết thật’”, “Cả cái gia đình ấy đã nhao lên mỗi người một cách...”, “vẻ buồn lãng mạn đúng mốt”, “ chưa đánh mất cả chữ trinh”.; những so sánh gây cười như: “ Tuyết như bị kim châm vào lòng” vì “ không thấy bạn giai đâu cả”
+ Nhà văn cũng sử dụng cách nói ngược với giọng điệu mỉa mai: “ Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...”
d. Đánh giá, bình luận (0,5 điểm):
- Bằng tiếng cười mang ý nghĩa đả kích phê phán, nhà văn đã vạch trần bản chất xấu xa của xã hội thượng lưu tư sản thành thị đương thời. Đó là một xã hội băng họa đạo đức, khô héo tình người, chạy theo lối sống văn minh rởm, vô cùng đồi bại, lố lăng. Đằng sau tiếng cười không phải niềm vui mà là nỗi đau đời,là khao khát đổi thay, muốn chôn vùi xã hội ấy. Qua đó thể hiện tấm lòng cao đẹp, mong muốn con người tránh được sự suy đồi về đạo đức do xã hội bất lương tác động.
- Ngòi bút trào phúng của Vũ Trọng Phụng sắc bén đến lạnh lùng. Nhà văn đã lựa chọn được những chi tiết đắt giá để vạch trần được bản chất của đối tượng, ngôn ngữ có vẻ khách quan nhưng cứ như cái roi mây lợi hại mà mỗi nhát quất xuống là lằn vào da thịt.
4. Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,5 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.bởi Nguyễn Anh Hùng 22/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời