Hãy giải thích theo ý hiểu câu tục ngữ “Con dại cái mang”?
Hãy giải thích theo ý hiểu câu tục ngữ “Con dại cái mang”?
Trả lời (1)
-
Một trong số những điều quan trọng nhất của một con người là gia đình. Chính gia đình là nơi nuôi dưỡng, phát triển cái nôi cho sự hoàn thiện mỗi chúng ta. Điều đó được nhắc đến trong câu tục ngữ xa xưa sâu sắc “con dại cái mang” cho ta thêm những suy nghĩ về bổn phận, trách nhiệm về “đạo làm con” để ta có thêm nhiều xúc cảm, nhắc nhở ta những điều nên tránh, đem đến cho ta những thay đổi tích cực hơn.
Trong câu tục ngữ có nhắc đến những từ ngữ thân thuộc, ta có thể hiểu được phần nào, có thể thấy được mối liên hệ giữa những điều đó. Vâng, đôi từ “con-cái” ở đây, không gì khác chính là sự hiện diện lên hai thành phần trong gia đình đó là người con và người mẹ, người cha của họ, “dại” ở đây là sự mắc lỗi lầm còn “mang” chính là có lỗi có sự gánh chịu hậu quả dù cho có là vô tình hay cố ý. Và khi người con mắc tội, lỗi lầm gì đó, người mẹ, người cha chính là người phải chịu trách nhiệm vì đã “không dạy con”,gánh vác, giảm nhẹ tội lỗi đó giúp người con, chịu tai tiếng vì đã “không biết dạy con”- sự sỉ nhục đau đớn nhục nhã ê chề, kể cả khi tuổi đứa con còn nhỏ hay đã lớn, vì dễ hiểu đã làm cha mẹ là cả đời theo con.
Một lần nữa cho ta hiểu được rằng, sự giáo dục trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người làm cha làm mẹ là người chịu trách nhiệm xây dựng nên gia đình, rồi làm vất vả, vun đắp, hy sinh, dành tình yêu cho những đứa con, xem đó là những nguồn vui, mục đích của cuộc sống, đem đến hạnh phúc bền vững cho họ. Vẫn biết sinh được người con ra đã khó, đã đau đớn, đã là sự dồn tâm sức, tiền bạc, nhưng điều đó cũng chưa tính gì đến những tháng ngày đằng đẵng về sau, vì sự giáo dục chúng thành người khó hơn nhiều, không dạy con thành một người tử tế là tội lỗi rất lớn, sự dằn vặt vì đã không làm tròn nhiệm vụ.
Ta thường nghe thấy có câu: "Dạy con từ thuở còn thơ". Vì dạy dỗ một đứa trẻ, cũng giống như chăm cái cây vậy, nếu cứ chăm bón, mà không có uốn nắm, tỉa tót như loại “cây cảnh”, thì đâu có giá trị cao. Hay cũng chỉ giống như loài “cây hoang, cây dại” vì nó sẽ mọc lung tung, không có hàng lối, không quy củ…. Con người nếu không có giáo dục, cũng sẽ trở thành mất nhân cách, vô ý thức, không có học, không có định hướng rõ ràng, dựa dẫm, liên tiếp vướng vào những tội lỗi không đáng có,..
Trong xã hội ngày nay, sự việc “con dại cái mang” diễn ra phổ biến. Trong định kiến, suy nghĩ của mọi người, thì người mẹ cầm giữ trọng trách quan trọng, việc “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” giờ đây vẫn thường được đem ra nói dù bất kể nông thôn hay thành phố. Vì người ta coi người mẹ tác động trực tiếp lên người con, vì người mẹ là người trách nhiệm xây dựng “tổ ấm”,…. Đã có những trường hợp, do người mẹ quá nuông chiều, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con, không đánh, không trách, chỉ toàn cưng với nựng, để con thiếu ý thức tự lập, ăn chơi sa ngã, tệ nạn, vướng vào vòng vây pháp luật, điển hình là việc sống thử mang bầu trước khi cưới…Hay quá bận bịu không cân bằng được thời gian bên con, chia sẻ, chỉ gửi con cho người thân, chẳng quan tâm cảm xúc của con cái, thì đương nhiên, không sớm thì muộn, con cái sẽ lâm vào hoàn cảnh vô cùng “tệ hại, đáng thương”, và đến khi người mẹ nhận ra thì tất cả đã quá muộn màng, chẳng có cách nào làm lại.
Chỉ khi ta hiểu được điều đó, chỉ khi ta đã có gia đình, ta cần hiểu được việc này không phải của riêng ai. Một mình người mẹ quá vất vả nên cần cả sự trân trọng sự giúp đỡ, đồng lòng, hỗ trợ với người cha, sẽ giúp vượt qua được mọi chuyện, kể cả trong việc dạy dỗ, giúp con cái phát triển, cùng tìm cách chấn chỉnh chúng qua từng ngày, không bỏ mặc nó. Có như thế chúng mới không dễ mắc vào những sai lầm nghiêm trọng, những cám dỗ vô hình và hữu hình trong cuộc sống phức tạp này.
Câu tục ngữ dù có trải qua bao nhiêu thời gian, vẫn tồn tại trong lòng người, vẫn là bài học quý giá trong việc dạy dỗ các thế hệ sau, bên cạnh đó cũng là lời khuyến khích cho sự giáo dục con cái luôn quan trọng, là việc hàng đầu. Ta càng thêm trân trọng, tôn kính, thấu hiểu những bậc sinh thành, ta càng phải cố gắng hoàn thiện bản thân, càng phải làm những điều tốt, đúng đắn, có ích để cho cha mẹ tự hào, chấn chỉnh những hành động sai trái của bản thân để không phải hối hận khi đã được sống, được nhận sự yêu thương, giáo dục tuyệt vời từ họ.
bởi minh vương 24/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời