YOMEDIA
NONE

Giá trị nhân đạo trong Độc tiểu Thanh ký của Nguyễn Du

văn mẫu bài Giá trị nhân đạo trong Độc tiểu Thanh ký của Nguyễn Du

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Nguyễn Du-đại thi hào, nhà thơ hiện thực và nhân đạo lớn nhất trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII,ngoài tập thơ về “ Truyện Kiều” ông còn nỗi tiếng về chùm thơ “Độc tiểu Thanh Ký” -kể về câu chuyện nói về số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh, qua đó ông cũng muốn nói lên cuộc đời mình cũng heo hắc như nàng, đó là một trong những sáng tác được nhiều người biết đến, thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân đạo và làm người đọc xúc động vì tình cảm nhân đạo cao cả của nhà thơ.

    “Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
    Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
    Chi phấn hữu thần liên tử hận,
    Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.
    Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
    Phong vận kì oan ngã tự cư.
    Bất tri tam bách dư niên hậu,
    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

    Có thể cả bài thơ được Nguyễn Du viết trong thời gian đi xứ sang Trung Quốc thăm mộ Tiểu Thanh và đọc tập thơ của nàng mà cảm động viết ra bài thơ này.Tiểu Thanh-một ngươờ con gái tài sắc nhưng bất hạnh, lấy lẽ người tên là Phùng, bị vợ cả ghen, hành hạ, nàng buồn khổ đến chết khi mới 18 tuổi. Nàng có tập thơ bị vợ cả ghen đem đi đốt.Tập thơ còn lại một phần và được người đời chép lại. Nhờ tập thơ cháy dở ấy mà ND đã sáng tác ra được những dòng thơ thương xót này:

    Tây Hồ hoa uyễn tẫn thành khư”

    Câu thơ đầu mở ra cho ta thấy một hình ảnh đối lập nhau. “Tây Hồ, hoa uyễn” đối lập với “ tẫn thành khư”. Gò hoang bên cạnh cảnh đẹp Tây Hồ càng gợi nỗi thương tâm của nàng Tiểu Thanh. Cảnh đẹp ngày xưa nay đã không còn dấu vết gì,cảnh vật đã theo qui luật của tự nhiên biến đổi theo thời gian.Tác giả đã sử dụng phép hoán dụ bằng cách nhắc đến Tây Hồ để liên tưởng đến nơi mà nàng Tiểu Thanh đã từng sống.

    " Độc điếu song tiền nhất chỉ thư "

    Câu thơ thứ hai xuất hiện đến hai từ chỉ sốt ít đó là "độc" và "nhất". Ngồi bên cửa sổ, nhà thơ thổn thức khi đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh. Văn chương của nàng cũng chịu bi đát của hồng nhan và dường như giữa tác giả và nàng Tiểu Thanh đều phải sống trong cảnh cô đơn nên dễ có sự đồng cảm.

    Qua hai câu thơ, tác giả đã cho ta thấy bài thơ như một tiếng thở dài trước sự biến thiên, dâu bể của cuộc sống tự nhiên.Tuy cuộc sống, thiên nhiên cho nhiều thay đổi nhưng tác giả vẫn nhớ, vẫn cảm thông trước nỗi đau của một con người tài hoa nhưng bạc mệnh.
    Cuộc sống của nàng Tiểu Thanh kiếp người và số phận nàng luôn chịu cái số xấu đã được sắp đặt:

    "Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
    Văn chương vô mệnh luỵ phần dư."

    Nguyễn Du đã chọn "chi phấn" và ông đã nhân cách hoá son phấn để suy tưởng. "Chi phấn" có thần chắc phải xót xa vì nó đã gắn bó với con gái bạc mệnh thế nên "Chi phấn" là một cách nói hoán dụ để nói về tài và tâm hồn nàng. "Hữu thần" từ chỉ sự việc cuộc đời Tiểu Thanh và rồi "liên tử hận" nói lên cái chết oan ức của Tiểu Thanh. Chỉ bằng một câu thơ, Nguyễn Du đã tái hiện lại được bi kịch cuộc sống của Tiểu Thanh.

      bởi Nguyễn Thị Ánh Nguyệt 17/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON