YOMEDIA
NONE

Đánh giá chung về tư tưởng đoạn trích. Trong cuộc tái ngộ Kim Trọng nói với Kiều: Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay?. Theo anh (chị) đoạn trích này có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • - Trước hết đoạn trích khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Kiều qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước bi kịch của cuộc đời.

    + Thái độ, tâm trạng của Kiều là thái độ, tâm trạng của một con người luôn ý thức về nhân phẩm lại phải từ bỏ nhân phẩm; khao khát tình yêu trong sáng tốt đẹp, lại rơi vào cuộc sống bẩn thỉu, nhơ nhớp. Vì thế mà đau đớn, ê chề, bẽ bàng, chua chát

    + Tâm trạng, thái độ của Kiều được khắc họa trong bối cảnh "khi tỉnh rượu lúc tàn canh". Đó là lúc đêm khuya, con người trở về sống thật với mình nghe lòng nức nở, thổn thức

    - Câu thơ có tới ba chữ mình với cách ngắt nhịp bất thường (2/4/2) đã diễn tả trạng thái tâm hồn đầy biến động: bàng hoàng - thảng thốt - đau đớn.

    - Bốn câu tiếp theo là bốn câu hỏi liên tiếp, dồn dập (Khi sao...? Giờ sao...? Mặt sao..? Thân sao...?). Câu thứ nhất gợi nhớ về quá khứ, ba câu sau gợi nỗi đau đớn, xót xa, ê chề trước hiện tại. Sự đối lập hiện tại không quá khứ đã khắc sâu hơn nỗi đau. Hiện tại bao trùm, đè nặng, chôn vùi quá khứ. Quá khứ thoảng qua làm đau hơn hiện tại. Bốn từ ''sao'' láy đi láy lại bộc lộ nỗi xót xa đến cùng cực của Thúy Kiều. Những lời thương thân xót phận ấy và sự tự ý thức của Thúy Kiều về nhân phẩm, về nhân cách con người. Điều đó làm vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn.

    - Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" và giá trị nhân phẩm của nàng. Vì chữ "hiếu", nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh... nhưng "bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.

    => Đó cũng là biểu hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.

      bởi Thành Tính 19/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF