YOMEDIA
NONE

Dàn ý Phương pháp liên khúc trong Đọc Tiểu Thanh kí?

Dàn ý Phương pháp liên khúc trong Đọc Tiểu Thanh kí?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 1. Mở bài

    • Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du - một đại thi hào dân tộc với tài năng kiệt xuất của mình ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị to lớn có sức ảnh hưởng đến muôn đời sau.
    • Truyện Kiều là một kiệt tác bất hủ đi cùng với tên tuổi Nguyễn Du
    • Độc tiểu thanh ký là một trong những viên ngọc sáng được Nguyễn Du đặt hết tâm huyết và trái tim của mình đồng cảm nói về thân phận người phụ nữ bất hạnh xưa.

    2. Thân bài

    • Giới thiệu vài nét về nàng Tiểu Thanh: Người con gái có tài sắc vẹn toàn nhưng chịu số phận bất hạnh hẩm hiu nàng phải đành chịu kiếp làm vợ lẽ cô đơn lẻ bóng. Cuộc đời nàng Tiểu Thanh côi cút chốn Côn Sơn cạnh Tây Hồ.

    * Hai câu đề:

    Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư

    Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

    (Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

    Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)

    • Nguyễn Du mượn sự thay đổi của cảnh sắc để nói lên được sự thay đổi của cuộc sống.
    • Nhìn hiện tại mà nhớ về quá khứ Tây Hồ nơi cảnh đẹp hút hồn người nay đã hóa gò hoang.
    • Tâm trạng nỗi niềm của chính tác giả người đang ngậm ngùi xót thương thân phận của một người con gái đẹp đã không còn, chỉ còn lại đây với những mảnh giấy tàn.

    → Sự đồng cảm của tác giả.

    *Hai câu thực:

    Chi phấn hữu thần liên tử hậu

    Văn chương vô mệnh lụy phần dư

    (Son phấn có thần chôn vẫn hận

    Văn chương không mệnh đốt còn vương

    • Nhà thơ mượn hình ảnh “son” “phấn” để diễn tả sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng Tiểu Thanh.
    • Mượn vật để nói người nhà thơ đã bày tỏ được đau đớn dày vò về cả thể xác lẫn tinh thần của nàng Tiểu Thanh, cuộc đời nàng được gửi gắm qua vần thơ bởi lẽ thú vui duy nhất trong không gian ấy giúp nàng bớt thấy tủi cực chỉ có thơ ca, nhạc họa.
    • Lối nhân cách hóa thể hiện rõ cảm xúc xót thương của Nguyễn Du về những bất hạnh của kiếp người qua số phận của Tiểu Thanh. Kết cục bi thảm của tiểu Thanh xuất phát từ sự ghen tuông, lòng đố kỵ tài năng của người đờ, đúng là “ hồng nhan bạc mệnh”.

    *Hai câu luận:

    Cổ kim hận sự thiên nan vấn

    Phong vận kỳ oan ngã tự cư

    (Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

    Cái án phong lưu khách tự mang)

    • Nỗi oan khuất của thân phận người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến đầy bất công.
    • Sự đồng cảm, khóc người để thương mình, cảm xúc đồng điệu đã làm thành câu thơ bất hủ “phong vận kỳ oan ngã tự cư” -> Tác giả hóa thân vào nhân vật.
    • Nói lên tâm sự của số phận con người ai oan, cái oán khó giải trên đời không chỉ riêng Nguyễn Du mà còn là nỗi niềm của các nhà thơ thời bấy giờ.

    * Hai câu kết:

    Bất tri tam bách dư niên hậu

    Thiên hà hà nhân khấp Tố Như

    (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

    Người đời ai khóc Tố Như chăng)

    • Tiếng khóc cho nàng Tiểu Thanh nay đã có tác giả thấu hiểu và giải oan cho nàng.
    • Tác giả nghĩ đến mình thương cho số phận cô độc lẻ loi trng hiện tại. Câu hỏi tự đặt ra cho mình liệu răng có ai đồng cảm khóc Tố Như chăng. → Khao khát tìm gặp được tấm lòng tri kỉ giữa cuộc đời.

    3. Kết bài

    • Bài thơ thay cho tiếng khóc đồng tâm, đồng cảm cho những số phận người phụ sống trong xã hội phong kiến xưa.
    • Khẳng định cái tài của Nguyễn Du, lòng thương mình, thương người.
      bởi bach dang 25/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON