YOMEDIA
NONE

Dàn ý chi tiết cho đề bình giảng bài thơ Cảm xúc mùa thu.

Dàn ý chi tiết cho đề bình giảng bài thơ Cảm xúc mùa thu.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 1. Mở bài

    Giới thiệu về tác giả Đỗ Phủ và tác phẩm “Cảm xúc mùa thu”

    • Trong nền văn học đỉnh cao thời Đường, Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn và được tôn xưng là “Thi Thánh”. Trong thơ Đỗ Phủ, chúng ta thấy được sự đặc sắc trong giá trị nội dung và nghệ thuật, đồng thời thấy được nỗi niềm đồng cảm, thương xót thầm đẫm nước mắt đối với đời sống cực khổ của nhân dân thời buổi loạn lạc và chan chứa tinh thần yêu nước.
    • “Thu hứng” (“Cảm xúc mùa thu”) là một trong những bài thơ thể hiện rõ điều này. Thông qua thi phẩm, chúng ta thấy được bức tranh về mùa thi hiu hắt, ảm đạm quyện hòa cùng bức tranh tâm trạng buồn lo của tác giả trong thời cuộc loạn lạc

    2. Thân bài

    • “Thu hứng” đã phác họa thành công bức tranh mùa thu ảm đạm, hiu hắt thông qua những nét vẽ chấm phá tài tình:
      • + Bức tranh mùa thu ảm đạm, hiu hắt với “ngọc lộ”, “phong thụ”
      • + Cảnh vật càng thêm hoang vu với sóng cuồn cuộn và mây đùn sà xuống mặt đất.
    • Bức tranh tâm trạng của tác giả được làm nổi bật ở nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi niềm “dân nước”:
      • Tầm nhìn trong bài thơ có sự vận động giữa bốn câu thơ trên và bốn câu thơ dưới:
        • Ở bốn câu thơ đầu, cảnh vật được miêu tả trong tầm nhìn rộng và xa: rừng phong, núi vu, kẽm vu, sóng dợn, mây trùm cửa ải,…
        • Ở bốn câu thơ sau, không gian bị thu hẹp lại ở những sự vật ở tầm nhìn gần và cụ thể và cuối cùng là đi vào tình và cảm xúc của nhà thơ.

    → thể hiện mạch vận động của tứ thơ: từ cảnh đến tình.

    • Nỗi nhớ quê hương luôn khắc khoải trong tâm hồn thi nhân.
    • “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ”: khóm cúc nở hoa hai lần chính là những giọt lệ ngày trước; tạo nên sự đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại
    • “Cô chu” không chỉ là hình ảnh ẩn dụ cho ý niệm về sự trôi nổi mà còn là phương tiện duy nhất để tác giả gửi gắm tấm lòng của mình về nơi chôn rau cắt rốn.

    3. Kết bài

    Khái quát về giá trị của bài thơ: Như vậy, trong bài thơ “Thu hứng”, mùa thu được nói đến xuyên suốt và giữa “thu tình” và “thu cảnh” có sự thống nhất. Thông qua mối quan hệ này, một lần nữa tài năng cũng như nỗi niềm của tác giả Đỗ Phủ đã được thể hiện rõ.

      bởi can tu 25/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON