YOMEDIA
NONE

Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học ra sao

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • - Chủ nghĩa nhân đạo cũng là nội dung lớn, xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam.

    - Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại vừa bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, từ cội nguồn văn học dân gian, vừa chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.

    - Truyền thống nhân đạo của người Việt Nam biểu hiện qua những nguyên tắc đạo lí, những thái độ ứng xử tốt đẹp giữa người với người... Tư tưởng nhân văn của Phật giáo là từ bi, bác ái; của Nho giáo là học thuyết nhân nghĩa, tư tưởng thân dân; của Đạo giáo là sống thuận theo tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên.

    - Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng, biểu hiện ở lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao phẩm chất, tài năng của con người; những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

    - Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo qua các tác phẩm văn học của Nguyễn Trãi (Đại cáo bình Ngô, Tùng, Cảnh ngày hè...), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Ghét chuột, Nhàn...), Nguyễn Dữ (Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên...).

    - Cảm hứng nhân đạo đặc biệt nổi bật ở các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương (Bánh trôi nước, Mời trầu, chùm thơ Tự tình), Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu...

      bởi hi hi 28/02/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF