YOMEDIA
NONE

Bình luận về chiến thắng sông Bạch Đằng.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Những tác phẩm của Trương Hán Siêu thường là những áng văn bất hủ, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc. Một trong những nét điển hình cho phong cách của Trương Hán Siêu là cái nhìn về lịch sử, mang dấu ấn hoài niệm, hoài cổ nhưng vẫn đầy trữ tình. Và bài Bạch Đằng Giang Phú (Phú sông Bạch Đằng) chính là một tác phẩm minh chứng cho điều này.

       Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông kết thúc thắng lợi, cuộc sống tiếp diễn bình thường thì 50 năm sau, Trương Hán Siêu sáng tác bài Phú sông Bạch Đằng, bài thơ là nỗi niềm hoài niệm của tác giả về một thời kỳ lịch sử vàng son, chói lọi của dân tộc. Sông Bạch Đằng là chứng nhân lịch sử, cùng đồng hành với những sự kiện nổi tiếng như: Chiến thắng quân Nguyên Mông năm 938 của Ngô Quyền, Chiến thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Tác phẩm được viết theo thể phú, một thể văn xuất phát từ Trung Quốc. Thể loại này thường được viết bằng văn vần hoặc văn xuôi xen lẫn văn vần. Nội dung kể về những sự việc khách quan trong cuộc sống, từ những sự vật, những phong tục, tập quán…. Về nghệ thuật của tác phẩm thì đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất, đỉnh cao nhất của thể loại thơ phú. Bằng tài năng tả cảnh, bút pháp trữ tình đan xen giọng kể mang tính sử thi của tác giả, con sông Bạch Đằng đã hiện lên với những chiến tích lịch sử oanh liệt, hào hùng. Qua đó mà ta thấy thêm tự hào về lịch sử của dân tộc, đồng thời cũng cảm nhận được tình yêu nước, nỗi niềm hoài cổ của tác giả.

       Đoạn trích Phú sông Bạch Đằng được chia làm bốn phần. Phần 1 là những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng của người khách:

    “Khách có kẻ:
    Chèo quế bơi trăng
    Buồm mây giong gió
    Sớm ngọn Tương kia
    Chiều hang Vũ nọ
    Vùng vẫy Giang, Hồ
    Tiêu dao Ngô, Sở
    Ði cho biết đây
    Ði cho biết đó

    Chằm Vân, Mộng chứa ở trong kho tư tưởng, đã biết bao nhiêu:
    Mà cái chí khí tứ phương, vẫn còn hăm hở
    Mới học thói Tử Trường
    Bốn bể ngao du
    Qua cửa Ðại Thần
    Sang bến Ðông Triều
    Ðến sông Bạch Ðằng
    Ðủng đỉnh phiếm chu
    Trắng xoá sóng kình muôn dặm
    Xanh rì dặng ác một màu
    Nước trời lộn sắc
    Phong cảnh vừa thu
    Ngàn lau quạnh cõi
    Bến lách đìu hiu
    Giáo gãy đầy sông
    Cốt khô đầy gò
    Ngậm ngùi đứng lặng
    Ngắm cuộc phù du
    Thương kẻ anh hùng đâu vắng tá?
    Mà đây dấu vết vẫn còn lưu”

    Tác giả đã hóa thân vào nhân vật khách trong một tâm thế dạo chơi, thưởng thức phong cảnh của đất nước. Tác giả đã nêu ra những địa danh của Việt Nam như: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng… và cả những địa danh của Trung Quốc: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Tam Ngô…. Cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng cùng với lòng tự hào, tình yêu của Trương Hán Siêu đối với đất nước.

       Phần hai nói về những chiến công lịch sử của sông Bạch Đằng được thuật lại qua lời kể của các bô lão:

    “Bên sông bô lão, hỏi ý ta sở cầu?

    Có lẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau,

    Vái ta mà thưa rằng:

    Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã,

    Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Tháo.

    Đương khi ấy:

    Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới.

    Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.

    Trận đánh được thua chửa phân,

    Chiến lũy bắc nam chống đối.

    Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

    Bầu trời đất chừ sắp đổi.

    Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,

    Những tưởng gieo roi một lần,

    Quét sạch Nam bang bốn cõi!

    Thế nhưng: Trời cũng chiều người,

    Hung đồ hết lối!

    Khác nào như khi xưa:

    Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,

    Trận Hợp Phì Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.

    Đến nay nước sông tuy chảy hoài,

    Mà nhục quân thù không rửa nổi!

    Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi.”

    Thái độ của các bô lão đối với nhân vật khách thể hiện sự hiếu khách và nhiệt tình. Họ là những người đại diện cho cả một thế hệ đi trước, những người chứng kiến các cột mốc chói lọi khi xưa. Những lời kể của các bô lão về trận đánh làm hiện ra sự thất bại nhục nhã của quân giặc và chiến thắng oanh liệt của quân dân ta.

       Phần 3 là lời nhận xét, bình luận về chiến công trên sông Bạch Đằng:

    “Tuy nhiên: Từ có vũ trụ, đã có giang san.

    Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,

    Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.

    Hội nào bằng hội Mạnh Tân: Như vương sư họ Lã,

    Trận nào bằng trận Lưu Thủy: Như quốc sĩ họ Hàn.

    Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,

    Bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn.

    Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn.

    Đến bên sông chừ hổ mặt,

    Nhớ người xưa chừ lệ chan.”

    Lời bình luận của các bô lão về những chiến tích lịch sử gợi ra nguyên nhân thắng lợi của dân tộc. Đó là nhờ vào việc hội tụ đầy đủ các yếu tố từ con người, thời điểm, hoàn cảnh....

       Và phần cuối cùng, tác giả thể hiện sự ca ngợi con người với những chiến công và tầm vóc của họ:

    “Rồi vừa đi vừa ca rằng:

    Sông Đằng một giải dài ghê,

    Luồng to sóng lớn dồn về bể Đông.

    Những người bất nghĩa tiêu vong,

    Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.

    Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:

    Anh minh hai vị Thánh quân,

    Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

    Giặc tan muôn thủa thanh bình,

    Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.”

    Lời khẳng định của tác giả cho thấy đường lối tài tình của nhà Trần. Tác giả khẳng định vai trò to lớn của con người trong cuộc chiến, thể hiện niềm tự hào, lời ngợi ca của dân tộc đối với những con người trong lịch sử, họ đã dựng nước và giữ nước bằng cả tấm lòng yêu quê hương của mình.

       Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng không chỉ có ý nghĩa và giá trị đối với riêng nhà Trần. Nó còn có ý nghĩa và giá trị đối với nền văn học trung đại Việt Nam và xa hơn là còn được lưu giữ đến tận hiện tại. Qua đó thấy được tài năng của tác giả và thêm hiểu biết về lịch sử của đất nước ta. Đọc tác phẩm, ta thấy trân trọng những giá trị mà người xưa để lại, từ đó mà không ngừng nỗ lực cống hiến cho đất nước để đất nước ngày càng phát triển, vươn xa ra thế giới.

      bởi ngọc trang 13/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Theo binh pháp cổ, muốn thắng lợi trong chiến tranh cần phải có ba nhân tố cơ bản: thiên thời, địa lợi, nhân hòa, nghĩa là được thời của trời (hợp, đúng thời cơ), được lợi thế của đất và được sự đồng lòng của người. Ở đây cũng trên những nguyên tắc chung đó nhưng các bô lão chỉ rút lại có hai nhân tố: sự trợ giúp của trời và tài năng của những người chèo lái cuộc chiến. Sự trợ giúp của trời được thể hiện ở hai điểm quan trọng: “Trời cũng chiều người" và “Trời cho nơi đất hiểm”. Thiên Thái thệ trong Kinh thư, một kinh điển quan trọng của nho gia, có câu: “Thiển căng vu dân, dân chi sở dục, thiên tắc tòng chi” (nghĩa là: Trời thương dân, điều dân muốn, trời sẽ theo). Như vậy trận đánh trên sông Bạch Đằng, nói rộng ra là cả cuộc kháng chiến chóng quân Nguyên đã được sự trợ giúp của trời, cũng có nghĩa là nó đã bao gồm được cả ba nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Tuy nhiên, ở đây các bô lão còn nhấn mạnh thêm vai trò của con người, những người có tài, những nhân vật xuất chúng, đủ sức đảm đương gánh nặng mà đất nước giao phó. Đó là các bậc sánh với Vương sư họ Lã” trong hội Mạnh Tân, với “Quốc sĩ họ Hàn” trong trận Duy Thủy và đặc biệt là Đại Vương Trần Quốc Tuân, một người có tài thao lược, nhất là có tầm nhìn chiến lược đáng được muôn đời ngợi ca:

        Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,

    Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.

                   Tiếng thơm đồn mãi, bia miệng không mòn.

          Trong cuộc chơi sông Bạch Đằng hôm ấy, Trương Hán Siêu đã dựng lên hai khung cảnh ờ hai thời gian khác nhau. Cảnh thứ nhất là Bạch Đằng lúc đương đại; thiên nhiên vẫn hùng tráng, vẫn dẹp như “từ có vũ trụ." song đối với thế tình nó như đã nhuốm mùi dâu bể như đã bị lãng quên, khiến cho một tâm hồn thơ như khách phải ngậm ngùi. Bạch Đằng đương đại là một cảnh sắc đượm tính trữ tình, đậm chất thơ. Cảnh thứ hai là một Bạch Đằng trong lịch sử, nó đã được sống dậy trong sự hồi tưởng của các bô lão, rất đậm tính chất anh hùng ca. Tuy nhiên, sau khi làm sống lại quá khứ say sưa và bình luận về quá khứ những người ngày nay cũng đều phải trở về với thời đại và cương vị của mình. Cũng như khách kết thúc những lời kể, các bô lão bộc lộ tâm trạng, tình cảm.

    Hoài cổ nhân hề vần thế.

    Lâm giang lưu hể hậu nhan.

         Các bản dịch xưa nay đều coi hai chữ hậu nhan có nghĩa là rầu rầu nét mặt, nên nói chung thường dịch là:

                   Đến (hoặc khách) bên sông chừ ủ mặt,

    Nhớ người xưa chừ lệ chan.

         Song hai chữ  lậu nhan có nghĩa gốc là đầy mặt, diễn tả trạng thái xấu hố thẹn thùng, vậy thì đúng ra hai câu thơ trên phải được dịch là:

    Đến bên sông chừ hổ mặt.

    Nhớ người xưa chừ lệ chan.

         Với tư cách là những người trong cuộc hoặc chứng nhân của mảnh đất lịch sử anh hùng này, các bậc bô lão thấy đau xót, hố thẹn khi nó bị bỏ rơi đến nỗi dâu tích hào kiệt trở thành hoang phế, mộ phần người bỏ mình cho sự sống còn của dân tộc đã bị lẫn lộn trong đám “cốt khô đầy gò”. Và hổ thẹn cũng có thể còn vì một lí do nữa, đó là nghĩ đến trách nhiệm kế nghiệp của mình với cha anh, những bậc anh hùng trời trước.

         Cuộc chơi sông Bạch Đằng kết thúc, thực chất là sự trình bày về dòng sông lịch sử đã hoàn tất, bài phú được kết thúc bằng hai lời ca và thực sự đó là lời tổng luận của các bô lão và của khách. Nếu như các bô lão, những người dân bình thường, nhấn mạnh một lẽ đời mang tính chất quy luật, như nước sông cuồn cuộn chảy về biển cả đó là:

    Những người, bất nghĩa tiêu vong,

       Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.

         Thì khách, một thi nhân, một con người lịch duyệt và cũng là một “phương diện quốc gia” đã bổ sung thêm vai trò của hai vị thánh quân, nhấn mạnh đến cái “đức cao” mà một vị vua phải có dể đem lại “muôn thuở thanh bình’’ cho trăm họ và cho hoàng tộc. Hơn thế nữa, trong quan niệm của khách, “đức cao” mới thực sự là điều kiện quyết định:

    Tín tri: bất tại quan hà chi hiếm hề, duy tại ý đức chi mạc kình.

    (Đúng là: chẳng tại non sông hiểm trở, chỉ tại đức cao không gì so sánh được).

           Trong những áng thơ văn viết về trận thủy chiến Bạch Đằng, bài phú của Trương Hán Siêu là tác phẩm sớm nhất và cũng là một áng văn “không tiền khoáng hậu”. Sử dụng tính chất khoa trương của thể phú kết hợp với chất trữ tình của thơ, đặt trong kết cấu phú cổ thể có pha đối thoại và liên ngâm, tác giả đã “chuyên chở” những ý tình cửa mình một cách rất sinh động. Có lẽ cũng không có mấy tác phẩm và tính chất trữ tình và màu sắc anh hùng ca lại được hòa quyện nhuần nhuyễn và tinh tế đến như Bạch Đẳng giang phú. Quả là đúng như sự đánh giá của Bùi Văn Nguyên: Bạch Đằng giang phú đã “khắc họa một cảnh trí mĩ lệ của Tổ Quốc với cả hình bóng chiến công oanh liệt của quân dân ta thời trước", là “một bài phú mẫu mực chẳng những thể hiện đậm nét hào khí Đông A của văn học đời Trần mà còn có giá trị to lớn trong lịch sử văn học nước nhà”.

      bởi Huất Lộc 08/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF