YOMEDIA
NONE

Phương hướng chiến dịch năm 1953-1954

phương hướng chiến dịch năm 1953-1954

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • Kế hoạch Navarre

    Kế hoach quân sự Navarre là kế hoạch chiến lược có quy mô rộng lớn, thể hiện sự cố gắng lớn nhất và cũng là cuối cùng của quân đội Pháp, có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược tại Đông Dương.

    Kế hoạch này ra đời nhằm tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc thảo luận hòa bình trên thế mạnh. Kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp tại Đông Dương gồm hai bước:

    • Bước thứ nhất: Thu đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự ở miền Bắc, tập trung một lực lượng cơ động lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với cuộc tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam; thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam nhằm chiếm đóng ba tỉnh ở đồng bằng Liên khu 5; đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng lực lượng bản địa hỗ trợ là Quân đội Quốc gia Việt Nam và xây dựng một đội quân cơ động lớn đủ sức đánh bại các đại đoàn chủ lực Việt Minh.
    • Bước thứ hai: Từ Thu Đông năm 1954, sau khi đã hoàn thành những mục tiêu trên, sẽ dồn toàn lực ra Bắc, chuyển sang tiến công chiến lược trên chiến trường chính giành thắng lợi lớn về quân sự, buộc Việt Minh phải chấp nhận điều đình theo những điều kiện của Pháp, nếu khước từ, quân cơ động chiến lược của Pháp sẽ tập trung mọi nỗ lực loại trừ chủ lực Quân đội Nhân dân Việt Nam

    Mik ko chắc đúng nha, chúc bạn học tốtsmiley 

      bởi Hoàng Hello 10/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • 1.Cuộc Tiến công chiến lược Đông –Xuân 1953-1954

    Cuối tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Việt Bắc để bàn về kế hoạch quân sự đông-xuân 1953-1954.

    Nắm vững nhiệm vụ tiêu diệt địch là chính, phương hướng chiến lược của ta trong đông-xuân 1953-1954 là “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”.

    Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, trong đông-xuân 1953-1954, quân ta mở một loạt chiến dịch tiến công địch ở hầu khắp các chiến trường Đông Xuân.

    Ngày 10-12-1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tiến công thị xã Lai Châu, loại khỏi vòng chiến đấu 24 đại đội địch, tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ) được giải phóng.

    Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ. Sau đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung binh lực thứ hai của Pháp.

    Đầu tháng 12-1953, liên quân Lào-Việt mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào, tiêu diệt trên 3 tiểu đoàn Âu-Phi, giải phóng 4 vạn km2 và thị xã Thà Khẹt, bao vây uy hiếp Xavanakhét và căn cứ Xênô.

    Nava buộc phải tăng cường lực lượng cho Xênô và Xênô trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.

    Cuối tháng 1-1954, liên quân Lào-Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu, toàn tỉnh Phongxalì. Căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mở rộng thêm gần 1 vạn km2.

    Nava vội dùng đường hàng không đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Luông Phabang và Mường Sài. Luông Phabang và Mường Sài trở thành nơi tập trung binh lực thứ tư của Pháp.

    Hình 53. Lược đồ hình thái chiến trường trong đông xuân 1953-1954

     

    Đầu tháng 2-1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, loại khỏi vòng chiến đấu 2 000 địch, giải phóng toàn tỉnh Kon Tum, một vùng rộng lớn với 20 vạn dân, bao vây, uy hiếp Plâyku.

    Pháp buộc phải bỏ dở cuộc tiến công Tuy Hòa (Phú Yên) để tăng cường lực lượng cho Plâyku và Plâyku trở thành nơi tập trung binh lực thứ năm của Pháp.

    Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh.

    Ở Nam Bộ, các tiểu đoàn chủ lực khu, chủ lực tỉnh tiến vào vùng tạm chiếm để tiêu diệt địch, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân kết hợp với địch vận.

    Ở Nam Trung Bộ, chiến tranh du kích phát triển mạnh, bao vây bức rút hàng loạt cứ điểm, đồn bốt địch, giải phóng nhiều vùng rộng lớn như Điện Bàn (Quảng Nam) với 4 vạn dân.

    Ở Bình-Trị-Thiên, quân ta hoạt động mạnh trên tuyến đường sắt và Đường số 1, nhiều đoàn tàu, xe của địch bị tiêu diệt.

    Ở đồng bằng Bắc Bộ, du kích tiến hành tập kích địch trên tuyến đường Hà Nội-Hải Phòng, phá hủy nhiều tàu-xe. Nhiều đô thị, ngay cả Hà Nội và các sân bay Cát Bi (Hải Phòng), Gia Lâm (Hà Nội) cũng bị quân ta tập kích, phá hủy nhiều máy bay.

    Thắng lợi trong đông-xuân 1953-1954 đã chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho quân và dân ta mở cuộc tiến công quyết định vào Điện Biên Phủ.

    2.Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

    Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và cả ở Đông Nam Á nên quân Pháp cố nắm giữ.

    Nava tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Tổng số binh lực địch ở đây lúc cao nhất có tới 16 200 quân, được bố trí thành ba phân ku: phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo; phân khu Trung tâm ở ngay giữa Mường Thanh, nơi đặt sở chỉ huy, có trận địa pháo, kho hậu cần, sân bay, tập trung 2/3 lực lượng; phân khu Nam đặt tại Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay. Tổng cộng cả ba phân khu có 49 cứ điểm.

    Sau khi kiểm tra, các tướng lĩnh Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”.

    Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp , thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

    Ta đã huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch, gồm 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo và nhiều tiểu đoàn binh công, thông tin, vận tải, quân y v.v…với tổng số khoảng 55 000 quân; hàng chục nghìn tấn vũ khí đạn dược, 27 000 tấn gạo với 628 ô tô vận tải, 11 800 thuyền bè, 21 000 xe đạp, hàng nghìn xe ngựa, trâu, bò v.v chuyển ra mặt trận.

    Đầu tháng 3-1954, công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất. Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

    Ngày 15-3-1954, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện khen ngợi, động viên cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận. Bức điện có đoạn viết: ”Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng”.

    Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm 3 đợt:

    Đợt 1, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954: quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. Kết quả, ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 2000 tên địch.

    Đợt 2, từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954: quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm như E1, D1,C1, C2, A1 v.v..Ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch, tạo thêm điều kiện để bao vây, chia cắt, khống chế địch. Sau đợt này, Mĩ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ. Ta kịp thời khắc phục khó khăn về tiếp tế, nâng cao quyết tâm giành thắng lợi.

    Đợt 3, từ ngày 1-5 đến ngày 7-5-1954: quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm đề kháng còn lại của địch. Chiều 7-5, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.

    Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.

    Hình 54. Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)

     

     

    Ở Bắc Bộ, bộ đội Hà Nội đột nhập sân bay Gia Lâm, phá hủy 18 máy bay. Các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân du kích làm tê liệt Đường số 5, tiêu diệt nhiều đồn bốt vùng sau lưng địch. Phần lớn đồng bằng Bắc Bộ được giải phóng.

    Ở Trung Bộ, quân dân liên khu V chặn đứng đợt tiến công Áttăng lần thứ hai, diệt gần 5 000 tên địch. Bộ đội Tây Nguyên đánh mạnh trên các Đường số 19 và tập kích lần thứ hai vào thị xã Plâyku, diệt nhiều tên địch.

    Ở Nam Bộ, kết hợp với các cuộc tiến công của bộ đội, nhân dân nổi dậy vừa uy hiếp, vừa làm công tác binh vận, đã bức rút hoặc diệt hàng nghìn đồn bốt, tháp canh của địch. Tại Sài Gòn và các đô thị, phong trào đấu tranh chính trị đòi hòa bình, cải thiện dân sinh và chiến tranh du kích dấy lên mạnh mẽ.

    Hình 55. Biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ

     

    Cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128 200 tên địch, thu 19 000 súng các loại, bắn cháy và phá hủy 162 máy bay, 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước.

    Riêng tại mặt trận Điện Biên Phủ, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16 200 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, hạ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.

    Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.



     

     

      bởi phùng kim huy 21/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • danh du kich

     

      bởi Gia Phuc 15/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON