YOMEDIA
NONE

Viết 1 bài văn giới thiệu về Lan Xang?

Em hãy viết 1 bài văn giới thiệu về lanxang

mình đang cần gấp

help me for,please

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Lịch sử dân tộc Lào ngày nay, mà trước kia là Vương quốc Lạn Xạng có nhiều thăng trầm, sự thăng trầm đó có ảnh hưởng từ các nước lân bang của Lào. Ngay từ khi bắt đầu thành lập nên vương triều của mình nó cũng là sự mâu thuẫn, xung đột vũ trang để đi đến thống nhất quốc gia. Sự ra đời của Vương quốc Lạn Xạng là một quá trình chinh phục các tiểu quốc lân cận của một vị anh hùng, vị anh hùng đó là Phà Ngừm .
    Chúng ta phải nhận thấy rằng vào thế kỷ XI – XIII, trong các thung lũng của con sông Mê kông chảy qua miền bắc Lào đã hình thành nên những tiểu quốc như Mường Xinh, Mường Xay, Mường Hun… tại miền trung lưu song Mê kông có một số tiểu quốc lớn hơn như Mường Xoa, Mường Cam kớt, Bát Xắc… đa số các tiểu quốc này đều bị lệ thuộc vào vương quốc Campuchia ở phía Nam, còn ở phía đông là Đại Việt và tình hình ở các nước láng giềng có ảnh hưởng không nhỏ đối với sự thống nhất của nước Lạn Xạng lúc bầy giờ. Vào giữa thế kỷ XIV, trên bán đảo Đông Dương đã có nhiều biến đổi đáng kể.
    Vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, Rama Khamheng (1280 – 1318) đã ra sức mở rộng biên giới của nước Xukhôthai và xây dụng đất nước thành một quốc gia hung mạnh, cùng lúc này còn tồn tại một đất nước khác tồn tại và phát triển đó là Ayutthaya đây chính là quốc gia đối đầu với Xukhôtthai sau đó thì Ayutthaya đã chinh phục được Xukhôtthai, đây chính là hai quốc gia phong kiến của Thái được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII và XIV.
    Và suốt thế kỷ XIV vương quốc Ayutthaya đã thi hành chính sách ngoại giao phản động, bành trướng đánh chiếm và gây chiến tranh với nhiều quốc gia trong khu vưc lúc bấy giờ như: bán đảo Mã Lai, rồi vương quốc Khơ Me, phía băc xâm lược Xukhôtthai và Xiêng Mai. Cũng vào cuối thế kỷ XIII thì Mông Cổ với cuộc xâm lược vào vương quốc Pagan sự thất bại của Pagan trước quân Mông Cổ đã làm cho Pagan đi vào thời kỳ chia cắt lãnh thổ kéo dài non ba thế kỷ. Đất nước phân ra thành nhiều tiểu quốc đới địch nhau.
    Tóm lại, tình hình chung của các nước xung quanh Lạn Xạng không yên ổn, Xukhôtthai đi đến giải thể, Khơ Me suy yếu, Pagan bị chia cắt, Ayutthaya lao vào các cuộc chiến tranh liên miên, nhưng đây cũng lại là điều kiện khách quan thuận lợi, mở đường cho sự ra đời nhà nước thống nhất độc lập của Vương quốc Lạn Xạng.
    Năm 1353, sau những ngày tháng lãnh đạo nhân dân Lạn Xạng chiên đấu anh dũng thì Phà Ngừm thống nhất đất nước, Phà Ngừm lên ngôi vua ở Xiềngđông – Xiềngthông ( sau này Xiềng đông – Xiềng thong là Luông Phabang). Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh quyết liệt để chống lại tình trạng phân chia đất nước và sự lệ thuộc ngoại bang.
    Đôi nét về Phà Ngừm, Ông sinh năm 1316, con của Thao Pha Ngiêu. Vì sự bất hòa trong triều đình, Phà Ngừm và cha của mình đã phại tạm lánh sang Angco ngày nay là Camphuchia ngay từ thời thơ ấu. Đến tuổi trưởng thành ông cũng trở thành phò mã của Vương quốc này, sau đó Phà Ngừm trở về đấtt Lào, nuôi chí lớn thống nhất đất nước. Ông đã khéo léo lợi dụng tình hình khách quan đương thời để đấu tranh cho Lạn Xạng thoát ly khỏi sự lệ thuộc vào Xukhôthai và Campuchia, đồng thời xây dựng một nhà nước thống nhất đầu tiên.
    Vào giữa thế kỷ XIV, nhân lúc Campuchia và Ayuthaya (Thái Lan ngày nay) đang có mâu thuẫn gay gắt với nhau, Phà Ngừm đã chỉ huy một đạo quân “ 10 vạn người” từ Campuchia tiến về đất Lào. Đạo quân của Phà Ngừm đã thâm nhập được vào thung lũng sông Mê kông và chinh phục được hàng loạt các tiểu quốc như: Mường Paccôt, Mường Caboong, Mường Phanamhưng, Mường Phuông, rồi tiến lên Đông Bắc Lào sát tận Phông Xalỳ, sau đó trở xuống Pạc U sát kinh thành Xiêngđông – Xiềngthông.
    Phanha Khămhiếu, chú của Phà Ngừmđang làm vua ở Xiềng đông – Xiềng thông, cho quân tiến đánh Phà Ngừm ba lần tại Pạc U nhưng đều thất bại. Sau khi biết không thể nào chống được đội quân hùng mạnh của Phà Ngừm, Khămhiếu cùng vợ phải uống thuốc độc tự tử còn các Xêna Amát, tức các triều thần, sau khi làm lễ an táng cho vua và hoàng hậu liền kéo tất cả đi đón chào Phà Ngừm tại Pạc U. Phà Ngừm vào Xiềng đông – Xiềng thông và được tôn lên làm vua. Ông lên ngôi năm 1353, vào lúc 37 tuổi.
    Sau khi làm vua được một năm thì Phà Ngừm trao quyền nhiếp chính cho hoàng hậu Noongkéo thay mặt nhà vua xử lý việc triều chính, nắm giữ binh quyền, còn Ông lại cất quân đi chinh phục Lạn Na ( một vương quốc Thái ở phía bắc Thái Lan ngày nay). Hầu hết các Mường phía Bắc đều bị Pà Ngừm chinh phục cả.
    Qua hai năm chinh phạt, Phà Ngừm trở về Xiêng đông – Xiêng thông . Đến năm 1356 ông cho quân tiến đánh Viêng-chăn. Nhưng chính ở đây Phà Ngừm đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt. Thành phố nằm giữa một hàng rào tre đầy gai góc, lũy tre là bức tường kiên cố để bảo vệ thành phố một cách hiệu nghiệm. và để tiến sâu vào thành phố thì Phà Ngừm đã tiến hành việc công thành hết sức mưu trí. Ông ra lệnh cho các tướng găm những vòng vàng và bạc vào các mũi tên và cứ thế bắn liên tiếp trong ba ngày, sau đó rút quân về gặp nhà vua để nhận lệnh. Dân thành phố bắt đầu đẵn tre để lấy vật quý. Lợi dụng tình hình ấy, quân đội của Phà Ngừm đã nhanh chóng tấn công công và chiếm được Viêng-chăn, để ghi nhớ chiến thắng này, thành phố lấy tên là Viêngkhăm. Sau khi chiếm được Viêng- chăn thì Phà Ngừm cho quân tiến xuống cao nguyên Cọrạt dọc theo bờ song Mê kông và buộc nhà vua Ayuthaya, lúc này đang bận chiến tranh với vương quốc Campuchia, phải thừa nhận Lạn Xạng có quyền hạn đối với lãnh thổ phía tây sông Mê kông.
    Phà Ngừm kéo quân trở về Viêng- chăn tổ chức ăn mừng chiến thắng. cuộc liên hoan kéo dài trong bảy ngày bảy đêm. Nhân dân Lạn Xạng đã nói với Phà Ngừm rằng: “ nhà vua mới làm cho chúng tôi được quang vinh, chiến thắng được tất cả các nước, chúng tôi đội ơn người, và chúng tôi muốn đón người lên làm vua Lạn Xạng một lần nữa”.
    Trước quân sĩ và dân chúng kéo về nhà vua đã đọc lời huấn thị kêu gọi mọi người phải giữ gìn công lý, chăm lo giữ gìn bờ cõi đất nước.
    Đây cũng là sự kiện đánh giấu bước ngoặt trong lịch sử nước Lạn Xạng nói riêng và của lịch sử Dân tộc Lào, đất nước Lào nói chung, kể từ đây thì lịch sử Lào chấm dứt thời kỳ phong kiến cát cứ, thời kỳ bị phụ thuộc lệ thuộc vào các quốc gia khác, vì một nhà nước thống nhất, độc lập đã ra đời vào giữa thế kỷ XIV trên đất nước Lào đo chính là nhà nước Lạn Xạng, do Phà Ngừm là người có công lao to lớn xây dựng nên.
    Sau khi đất nước độc lập, thống nhất thì Phà Ngừm băt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhà vua luôn quan tâm đến việc thiết lập một chính quyền tập trung vững mạnh, vì thế, ngay trong quá trình tiến đánh các mường , Phà Ngừm đã bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới tại đó, ở một số mường thí nhà vua vẫn sử dụng các đại biểu cũ đã thần phục chính quyền mới, những kẻ nào không chịu khuất phục đều được thay bằng những người thân tiến của nhà vua.
    Nhờ vậy mà, ngay sau khi lên ngôi vua 1353 tại Xiềng đông – Xiêng thông, Phà Ngừm đã thiết lập được một hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà vua Lạn Xạng mang danh hiệu Châuxivit-“ chủ nhân của những sinh mệnh”. Sau khi bị Phà Ngừm loại bỏ những lãnh chúa còn sống sót chịu thần phục Phà Ngừm , họ phải mang nợ suốt đời với nhà vua, và họ đều là thần dân của nhà vua. Trên danh nghia thì của cải, dất đai đều thuộc của nhà nước nhưng trên thực tế nó tập trung vào tay nhà vua và các hoang thân. Vậy nên vua được coi như là người chủ tối cao của đất nước và của hoàng gia.
    Sự thống nhất đất nước Lạn Xạng vào thời kỳ Phà Ngừm là một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển lịch sử của đất nước Lào. Từ đây, nước Lạn Xạng đã bước vào một thời kỳ tiến triển mạnh mẽ, và đã viết nên nhiều trang sử vẻ vang. Tuy nhiên so với các quốc gia phong kiến tập quyền phương đông khác thì nhà nước Lạn Xạng thống nhất ít tính chất tập trung hơn. Các tiểu quốc hợp thành vương quốc này vẫn giữ khá nhiều tính độc lập của nó. Các mâu thuẫn vẫn duy trì trong nội bộ của vương quốc Lạn Xạng, tính độc lập của các tiểu quốc ngày càng mạnh mẽ hơn, cụ thể là các mường vẫn duy trì quyền thế tập của mình. Vì thế chưa có sự thống nhất vững chắc, cho nên những người kế vị Phà Ngừm phải dựa vào một trong những nhóm quý tộc này hay nhóm quý tộc khác để trừng phạt các nhóm quý tộc có tư tưởng chống đối. Ngoài ra yếu tố địa hình tạo thêm điều kiện để duy trì tình trạng cát cứ địa phương trong hoàn cảnh kinh thế chưa được thật phát triển. Trong lịch sử thì ở Lạn Xạng luôn diễn ra tình trạng mâu thuẫn của các châu mường tự trị, vì vậy muốn xây dựng đất nước phát triển thống nhất, các vua Lạn Xạng đều rất quan tâm đến việc xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh để răn đe các tiểu quốc nếu có tư tưởng tưởng chống đối, sự hùng mạnh cũng là cái uy quyền. Sau hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển đất nước, quốc gia Lạn Xạng trở thành một vương quốc khá hung mạnh ở vùng bán đảo Đông Dương và nhờ vậy đã tự bảo vệ, chống lại quân xâm lược.

      bởi Trịnh Thị Kim Dục 06/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON