Vai trò của Lê Lợi và đóng góp của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Nêu vai trò cũa Lê lợi và đóng góp của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Biết ơn các bạn rất nhiều!!!
Trả lời (6)
-
Chống lại và đánh đuổi nhà Minh xâm lược
-Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà minh
-Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có được những trận thắng
-Lê lợi đã đóng góp nhiều công sức vào các trận đanh
-Chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảmbởi Nguyễn Hân 17/11/2018Like (1) Báo cáo sai phạm -
-Chống lại và đánh đuổi nhà Minh xâm lược
-Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà minh
-Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có được những trận thắng
-Lê lợi đã đóng góp nhiều công sức vào các trận đanh
-Chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảm
-bởi Lê Thị Lan Anh 18/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nêu vai trò của Lê Lợi và đóng góp của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
*Nhân Dân
-Chống lại Quân xâm lược Minh
-Ủng hộ và tham gia cuộc kháng chiến
-Giúp sức cho quân đội( góp lương thực, vũ khí,...)
*Lê Lợi
-Tạo dựng nên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
-Đánh tan Quân xâm lược Minh với đường lối và chiến thuật đúng đắn
-Đóng góp nhiều công sức vào cuộc khởi nghĩa.....
Đây là ý kiến riêng của mk
Chúc bạn học tốt^.^
bởi Richelle Trương Trúc 18/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
vai trò của lê lợi :
- khơi ngòi cho cuộc khởi nghĩa ,lãnh đạo ,tập hợp,huy động sức mạnh toàn dân khởi nghĩa
-đưa ra những kế sách giúp cho chiến thắng cuộc khởi nghĩa lam sơn
vai trò của nhân dân:
-nhân dân là thành phần có vai trò quan trọng nhất trong cuộc khởi nghĩa lam sơn ,họ cung cấp thức ăn ,chỗ ở cho lục lượng ,họ hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước
bởi Huỳnh Tấn Trung 18/11/2018Like (2) Báo cáo sai phạm -
- chống lại và đánh bại nhà Minh xâm lược
-kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh
-Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có những trận thắng
- đóng góp vào trận chiến
còn đóng góp của nhân dân mình ko chắc nên mình ko gửi
bởi Phương Thảo 19/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Lê Lợi vừa lớn lên đã chứng kiến sự sụp đổ của triều Trần, những cuộc khởi nghĩa của nông dân và những cố gắng cải cách của triều Hồ. Những biến động chính trị-xã hội đó hẳn có ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng của Lê Lợi, nhưng có lẽ chưa tác động bao nhiêu đến địa vị và chí hướng của một ông đạo Cham hay quân trưởng của miền núi rừng Lam Sơn xa xôi.
Nhà Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt. Lê Lợi với lòng yêu nước, thương dân tha thiết, với ý chí và nghị lực của kẻ trượng phu dĩ nhiên không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh cứu nước sôi sục của các tầng lớp nhân dân.
Lê Lợi đã từng thấy sự bất lực và đổ nát của triều Trần, sự bất bình, phản kháng của nhân dân đối với vương triều suy thoái này, nên biết rõ phong trào cứu nước dưới danh nghĩa khôi phục nhà Hậu Trần không thể đi đến thành công.
Trước thế lực, uy tín và ảnh hưởng của Lê Lợi, quân Minh đã dùng nhiều thủ đoạn để mua chuộc, dùng chức tước để dụ dỗ ông. Trong thời gian chuẩn bị khởi nghĩa, Lê Lợi cũng có khi phải dùng lễ vật và lời lẽ nhún nhường để che mắt quân giặc.
Đầu năm Bính Thân (1416) Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín nhất, cùng tâm huyết và chí hướng, trong đó có Nguyễn Trãi, làm lễ thề kết nghĩa anh em, nguyện sống chết “chung sức đồng lòng chống giữ địa phương để trong cõi được ở yên".
Đó là hội thề Lũng Nhai lịch sử đặt cơ sở cho sự hình thành một tổ chức lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và một bước chuẩn bị lực lượng tiến tới phát động khởi nghĩa. Từ hội thề Lũng Nhai đến lúc cuộc khởi nghĩa bùng nổ (1416 - 1418) có thể coi là giai đoạn chuẩn bị về tổ chức và lực lượng cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng và chủ trì.
Đầu năm Mậu Tuất (1418) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. Bình Định vương Lê Lợi là người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa, là chủ soái của nghĩa quân Lam Sơn. Trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ, khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước và đi đến toàn thắng vào cuối năm 1427.
Lê Lợi lên làm vua năm 1428, lúc 43 tuổi. Lê Lợi có hai người con trai, năm 1429 con trưởng là Tư Tề được lập làm Quốc vương, quyền coi việc nước và con thứ là Nguyên Long được lập làm hoàng thái tử. Nhưng Tư Tề bị bệnh “ngông cuồng” nên năm 1433 Lê Lợi giáng Tư Tề, lập con thứ là Nguyên Long mới 10 tuổi, lên nối ngôi. Ngày 22 tháng 8 năm Quý Sửu, Lê Lợi từ trần khi mới 48 tuổi.
Lê Lợi trị vì có 5 năm (1428-1433) trong độ tuổi 40. Tuổi đời chưa cao, nhưng có lẽ do những gian lao, khổ ải của những năm chiến đấu, nên nhà vua chóng già, sức yếu và nhiều bệnh. Trong lúc đó con trai kế vị, người thì điên cuồng, người thì còn non dại, mà trong triều lại có nhiều người uy danh lừng lẫy.
Sự lo lắng cho ngôi báu của con cùng với sự dèm pha, xúi bẩy của bọn xu nịnh đã đưa Lê Lợi đến hành động sát hại hai công thần và cũng là hai người bạn chiến đấu đã từng vào sinh ra tử hồi bình Ngô là Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo.
Lê Lợi chỉ ở ngôi 5 năm, nhưng trong thời gian đó, đã có nhiều cố gắng lớn nhằm khắc phục những hậu quả của thời Minh thuộc, xây dựng lại đất nước, củng cố nền độc lập và thống nhất.
Trong công cuộc xây dựng lại đất nước, với thời gian trị vì quá ngắn ngủi (5 năm), Lê Lợi chưa làm được nhiều việc lắm. Nhưng những hoạt động với cương vị hoàng đế đầu tiên của triều Lê đó đã đặt cơ sở vững vàng cho việc khẳng định nền độc lập - thống nhất quốc gia, công cuộc phục hưng đất nước và một bước phát triển mới của chế độ phong kiến.bởi Nhật Uyên 19/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?
Giusp mik vs ạ!!
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng
07/11/2023 | 1 Trả lời
-
Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.
21/12/2023 | 1 Trả lời