YOMEDIA
NONE

Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến trong quân Tống?

1 trình bày nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến trong quân tống

2 hãy nêu và phân tích lối kháng chiến của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến trong quân xâm lược Mông Nguyên

3 vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước

4 trình bày diễn biến cuộc kháng chiến thống tống năm 1075 đến 1077 của nhà Lý

5 dưới thời Đinh Tiền Lê nước ta có quốc hiệu là gì

6 cơ sở kinh tế xã hội phong kiến châu âu là gì

7 trình bày quá trình phong kiến châu âu

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Câu 1:

    a) Nguyên nhân thắng lợi

    -Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.

    -Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.

    - Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.

    - Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...

    b) Ý nghĩa lịch sử

    - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.

    - Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.

    - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.

    Câu 2: Cách đánh giặc độc đáo ở đây là: thấy đc chỗ mạnh, chỗ yếu của giặc. Tránh được cái mạnh, đánh vào các yếu. Buộc giặc phải đánh theo cách của quân ta đã chuẩn bị từ trước, và quan trọng là đẩy giặc từ thế chủ động sang thế bị động để quân ta tiêu diệt

    Câu 4:

    tháng 10 - 1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

    cuối năm 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do các tướng Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tiến vào nước ta.

    tháng 1 - 1077,khoảng 30 vạn quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta.

    cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch.

    Câu 5: Nhà Lê (Hán-Nôm: 家黎 • 黎朝, nhà LêLê triều), hay còn được gọi là nhà Tiền Lê (Hán-Nôm: 家前黎 • 前黎朝, nhà Tiền LêTiền Lê triều)[1] là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980, trải qua ba đời quân chủ và chấm dứt khi Lê Long Đĩnh qua đời. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt.

    Câu 6:- Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ờ các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).
    - Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
    - Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.
    Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển.

    Câu 7:

    1. Sự hình thành các vương quốc của người Giéc-man
    - Nguyên nhân:
    + Chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, sự phát triển kinh tế và dân số tăng nhanh, yêu câu cần có đất đai để sinh sống.
    + Do người Hung Nô tấn công vào khu vực Đông và Nam Âu.
    - Những việc làm của người Giéc-man:
    + Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ thành lập lên nhiều vương quốc mới như vương quốc Phơ-răng, vương quốc Tây Gốt, Đông Gốt…
    + Chiếm ruộng dất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau thành lập công xã nông thôn “mác-cơ”.
    2. Quá trình phong kiến hoá ở vương quốc Phơ-răng
    - Trong quá trình xâm lược Clô-vít đã chiếm ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma, mang tặng cho các quý tộc thị tộc Phơ-răng, thân bình và những người thân hình thành những lãnh chúa phong kiến.
    + Tiếp thu ki-tô giáo xây dựng nhà thờ và bán đất cho nhà thờ
    + Đa số nông dân tự do cũng bị lãnh chúa cướp ruộng đất phải nhận ruộng cấy rẽ và nộp tô thuế, một số khác hiến dâng đất cho lãnh chúa để nhận được sự bảo hộ.
    + Kị sĩ là đẳng cấp cuối cùng họ làm nghè võ sĩ bảo vệ lãnh chúa trong các cuộc chiến tranh.
    - Vương quốc Phơ-răng phát triển cực thịnh dưới thời Sác-lơ-ma-nhơ rộn lớn.
    3. Sự tan rã của đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ và thành lập các quốc gia phong kiến Pháp, Đức, I-ta-li-a.
    - Nguyên nhân:
    + Lãnh thổ của vương quốc Phơ-răng mang nhiều yếu tố phân tán.
    + Các lãnh thổ ngày càng mạnh không chịu nghe mệnh lệnh của nhà vua.
    - Quá trình thành lập: Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ chết, đế quốc do ông dựng lên phân chia thành ba vương quốc phong kiến Pháp, Đức, I-ta-li-a.
    - Các lãnh chúa địa phương nắm toàn bộ ruộng đất, nhà vua phải thừa nhận quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính.
      bởi nguyễn hoàng anh thơ 16/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF