YOMEDIA
NONE

Những thay đổi của xã hội Việt Nam từ thế kỉ XVI- XIX?

Hãy cho biết những thay đổi của xã hội Việt Nam từ thế kỉ XVI- XIX

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ.Nhà Mạc thành lập
    * Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà Mạc thành lập.
    - Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.
    - Biểu hiện:
    + Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.
    + Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.
    - Năm 1257 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.
    * Chính sách của nhà Mạc
    - Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
    - Tổ chức thi cử đều đặn.
    - Xây dựng quân đội mạnh.
    - Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
    - Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.
    - Triều Mạc phải chịu sức ép từ hai phía:phiá Bắc cắt đất, thần phục nhà Minh, phía Nam cựu thần nhà Lê chống đối,nên nhân dân phản đối.
    - Nhà Mạc bị cô lập.

    2. Đất nước bị chia cắt
    * Chiến tranh Nam - Bắc triều1545 – 1592:
    - 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc –Bắc Triều.
    - 1533 Nguyễn Kim “Phù Lê diệt Mạc” cùng với cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều.
    - Hai tập đoàn phong kiến đối lập nhau gây chiến tranh liên miên suốt 50 năm tại vùng hạ lưu sông Mã, sông Hồng; đến năm 1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao bằng, chiến tranh chấm dứt,đất nước thống nhất.
    * Chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1627-1672
    - Năm 1545 Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.
    - Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn (1627-1672), không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:
    + Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.
    + Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà)
    - Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giựt quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.
    - Sự chia cắt đất nước làm cản trở sự phát triển kinh tế.

    3. Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài
    - Cuối XVI, Nam Triều chuyển về Thăng Long.
    - Chính quyền trung ương gồm:
    + Triều đình: đứng đầu là vua Lê, quyền hành bị thu hẹp
    + Phủ Chúa: gồm quan văn, quan võ cao cấp cùng Chúa quyết định chủ trương, chính sách của nhà nước và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện.
    - Chính quyền địa phương: chia thành các trấn, phủ, huyện, châu, xã như cũ.
    - Chế độ tuyển dụng quan lại như thời Lê.
    - Luật pháp: Tiếp tục dùng Quốc triều hình luật (có bổ sung).
    - Quân đội gồm:
    + Quân thường trực (Tam phủ), tuyển chủ yếu ở Thanh Hóa và 1 số huyện ở Nghệ An, còn gọi là ưu binh
    + Ngoại binh: tuyển từ 4 trấn quanh kinh thành.
    - Đối ngoại: Hòa hiếu với nhà Thanh ở Trung Quốc.

      bởi nguyễn thị cúc 20/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON