Những nét đặc sắc về văn hóa thời Lý
những nét đặc sắc về văn hóa thời lý
mik cần gấp các bạn giúp mik nhé
Trả lời (1)
-
Nhắc đến văn hóa Thăng Long thời Lý - Trần là nhắc tới nền văn hóa nền tảng của Thăng Long - Hà Nội nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung. Văn hóa Thăng Long thời Lý - Trần được hội tụ bởi các yếu tố văn hóa cung đình, văn hóa đô thị, văn hóa nghệ thuật và văn hóa chữ nghĩa, học đường, thi cử…Trong đó, văn hóa cung đình là một trong những yếu tố đặc trưng, điển hình của văn hóa Thăng Long - Hà Nội và được bộc lộ rõ ràng nhất qua 2 triều đại Lý - Trần.
Thăng Long - Hà Nội là nơi đóng đô của các vua chúa cho nên văn hóa cung đình được hình thành, phát triển và tồn tại qua nhiều triều đại khác nhau và kéo theo là sự ảnh hưởng đến nếp sống của người Thăng Long xưa, một nếp sống vừa mang tính sang trọng, tính trí tuệ, đài các.
Bên cạnh đó, văn hóa đô thị cũng là một trong những đặc thù của văn hóa Thăng Long thời Lý - Trần. Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ của các ngành nghề công nghiệp, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, điển hình là sự hình thành, phát triển của 36 phố phường đã tạo nên tầng lớp thị dân với nếp sống đô thị mang tính chuẩn mực cao, ứng xử lịch thiệp và tính giao thoa văn hóa rộng lớn…Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống của con người Thăng Long xưa, văn hóa nghệ thuật cũng phát triển một cách phong phú về loại hình, đặc sắc về nghệ thuật, đa dạng trong cách biểu đạt, bằng chứng là nhiều phường văn hóa nghệ thuật được ra đời, được gìn giữ và phát triển để trình diễn nhiều mặt của cuộc sống, trở thành thú giải trí cho nhân dân thời xưa.
Một nét văn hóa quan trọng không thể không nhắc tới của Thăng Long thời Lý - Trần là văn hóa chữ nghĩa, học đường và thi cử. Không mảnh đất nào lại hội tụ nhiều nhân tài về mọi mặt như đất Thăng Long. Đây cũng là nơi có những ngôi trường đào tạo ra những trí thức, nhân tài cho đất nước, những ngôi trường đã đặt nền móng cho các trường học của Việt Nam sau này, đó là trường Hồ Đình bên cạnh Hồ Gươm và Trường đại học đầu tiên của Việt Nam là Quốc Tử Giám
Văn hóa thời lý trần có những nết đặc sắc như
+ phật giáo Trong suốt chặng đường hai ngàn năm hiện hữu trên đất Việt, đạo Phật đã hoà chung cùng bước thăng trầm lịch sử dân tộc. Tinh thần phóng khoáng, siêu việt giáo lý Phật được các bậc Tổ đức Thiền Sư kết hợp với bản sắc văn hoá cổ truyền yêu cuộc sống quê hương đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong trang sử vàng đó phải kể đến thời kỳ “hoàng kim” Phật giáo thời Lý.
Dưới triều đại Lý, cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075-1077) đã kết thúc thắng lợi. Nho giáo đang có những tác động cố vươn lên chiếm địa vị tư tưởng quần chúng, nhưng uy tín của Phật giáo không vì thế mà kém sút, ngược lại đã phát triển tới đỉnh cao bởi lòng sùng kính của các vị Vua anh minh với sự đóng góp trí tuệ vào công cuộc xây dựng đất nước của các Thiền Sư, Quốc Sư.
Các Thiền Sư là những người có Nho học, giỏi Giáo lý, thông suốt Y, Toán, nên đã mở trường dạy học không những đào tạo Tăng tài mà cả dạy cư sĩ và đào tạo nhân tài cho đất nước, như Vạn Hạnh Thiền Sư đào tạo nên Lý Công Uẩn, Trí Thiền Sư đào tạo nên Thái úy Tô Hiến Thành, Ngô Nghĩa Hoà.
Các Thiền Sư sáng tác nhiều thi ca, kệ. Di ý các ngài còn lưu dấu tại nhiều văn bia:
Bia Sùng Nghiêm Diên Thánh ở làng Duy Tĩnh, dựng năm 1110, do Thiền Sư Pháp Bảo (Hải Chiếu) soạn.
Bia Tháp Sùng Thiện Diên Linh, núi Long Đội, dựng năm 1121 do Mai Bật soạn.
Bia Chùa Hương Nghiêm, núi Càn Nê, làng Phủ Lý, dựng năm 1124, không biết ai soạn.
Bia Chùa Linh Xứng, núi Ngưỡng Sơn, làng Thọ Xá, dựng năm 1126, do Thiền Sư Pháp Bảo (Hải Chiếu) soạn.
Bài minh quả chuông Chùa Thiền Phúc trên núi Phật Tích do Thiền Sư Huệ Hưng soạn năm 1109.
Bài minh trên bia Tháp Hội Thánh ở núi Ngạc Già, do Thiền Sư Lê Kim soạn năm 1092.
Bài văn bia Tháp Lăng Già do Thiền Sư Lê Kim soạn năm 1092.
Bài minh quả chuông và bài văn bia của Chùa Viên Quan, do Thiền Sư Dĩnh Đạt soạn năm 1122.
Bài văn bia Chùa Diên Phúc, thôn Cổ Việt, do Nguyễn Diệm soạn năm 1121.
+ Sự phát triển chung của nền văn hoá dân tộc đã có tác động lớn đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc và tạo hình. Thời Lý- Trần có các công trình kiến trúc đặc sắc
+ Thành Thăng Long được xây dựng từ thời Lý, có quy mô lớn, giữa hai vùng dài khoảng 25 km. Trong thành có nhiều cung điện, có lầu 4 tầng, thể hiện nét riêng và độc đáo của văn hoá Đại Việt.
+ Chùa một cột là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc. Toàn bộ ngôi chùa được xây trên một cột đá lớn dựng giữa hồ, tựa như toà sen.
+ Tháp Báo Thiên (Hà Nội) gồm 12 tầng, cao khoảng 60 trượng. Tháp Hồ Minh (Hà- Nam - Ninh), Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)... đều có quy mô khá lớn.
+ Tượng phật Di lặc ở chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, vạc Phổ Ninh....Nghệ thuật độc đáo thời Lý - Trần, trên bước đường trưởng thành đã tiếp thu một số ảnh hưởng của nghệ thuật Cham - pa và Trung Quốc, song chủ yếu vẫn là sự tiếp nối và phát huy mạnh mẽ truyền thống nghệ thuật lâu đời của dân tộc và hàng ngàn năm trươc. Nghệ thuật đó thể hiện sâu sắc cuộc sống và tâm hồn của dân tộc tamk làm thêm vua Trần để bn tham khảo nha níu có j bn thông cảm cho mk nha
bởi Phùng Thị Minh Trâm 26/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?
Giusp mik vs ạ!!
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng
07/11/2023 | 1 Trả lời
-
Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.
21/12/2023 | 1 Trả lời