Những đóng góp và tình cảm của đồng chí Lê Duẩn đối với quê hương Quảng Trị?
Bạn hãy cho biết những đóng góp và tình cảm của đồng chí lê duẩn đối với quê hương quảng trị
Trả lời (1)
-
Bạn dựa vào tư liệu này nhé !
Đồng chí Lê Duẩn sinh ngày 7/4/1907 trong một gia đình thợ thủ công nghèo tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Lớn lên chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, cuộc sống nhân dân chịu cảnh đọa đày, lao khổ bởi ách nô lệ của thực dân, phong kiến, đồng chí Lê Duẩn đã nung nấu ý chí quyết tâm đi làm cách mạng để cứu nước, cứu dân. Tham gia cách mạng từ tuổi 20 cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. 60 năm bền bỉ phấn đấu cho lý tưởng và con đường cách mạng.
Thoát ly gia đình tham gia hoạt động cách mạng từ khi mới 20 tuổi, đồng chí đã sớm trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Xứ ủy và Trung ương Đảng; bị thực dân Pháp bắt và lưu đày trong nhiều nhà tù khét tiếng, tàn bạo. Kiên cường, bất khuất, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, tranh thủ thời gian học tập lý luận chính trị, tiếp cận với mọi thông tin về tình hình quốc tế, thế giới, đường lối của Quốc tế cộng sản và Trung ương Đảng. Năm 1936 ra tù đồng chí Lê Duẩn trở về quê hương truyền bá đường lối mới của Đảng, lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân tỉnh Quảng Trị đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Vận dụng sáng tạo chủ trương của Quốc tế cộng sản và Trung ương Đảng vào thực tiễn. Đồng chí Lê Duẩn đã nhanh chóng tìm hiểu phong trào, tập hợp lực lượng, tổ chức tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết trong mặt trận dân chủ, đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí, Đảng bộ Quảng Trị nhanh chóng phục hồi. Để củng cố tổ chức Đảng đủ sức chỉ đạo phong trào, tháng 6 năm 1937, đồng chí triệu tập Hội nghị toàn tỉnh Đảng bộ, cử Ban chấp hành, bầu bí thư Tỉnh ủy, quyết định các chủ trương công tác của Đảng. Nhờ đó phong trào cách mạng Quảng Trị tiếp tục dâng cao, cơ sở Đảng phát triển rộng khắp. Từ năm 1939 tình hình thế giới có những chuyển biến mới bất lợi cho phong trào cách mạng thế giới. Là người lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, đồng chí Lê Duẩn đã kịp thời chỉ đạo Đảng bộ Quảng Trị chuyển hướng công tác, kịp thời bảo toàn lực lượng, giữ gìn cơ sở Đảng, bảo vệ bí mật cho Đảng. Trong lúc kẻ địch ráo riết khủng bố. Nhờ đó mà phong trào cách mạng của tỉnh Quảng Trị không bị kẻ thù dập tắt, mà còn bảo vệ an toàn cho cán bộ, tiếp tục chỉ đạo cho đến ngày tổng khởi nghĩa.
Chín năm kháng chiến, cho đến hiệp định Giơnevơ trên cương vị mới, đồng chí Lê Duẩn luôn luôn quan tâm đến phong trào cách mạng của tỉnh nhà. Tháng 10/1957 Đảng bộ Quảng Trị tổ chức hội nghị Tỉnh ủy mở rộng tại Hà Nội, để học tập Đề cương cách mạng Miền Nam, nhằm tìm ra con đường và hình thức đấu tranh thích hợp, đồng chí Lê Duẩn đã đến truyền đạt tinh thần Đề cương cách mạng Miền Nam. Hội nghị này là bước ngoặc quan trọng cho phong trào cách mạng chống Mỹ và tay sai ở tỉnh Quảng Trị, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng DTDC ở tỉnh nhà. Trải qua 20 năm chống Mỹ và bè lũ tay sai, Quảng Trị đã được giải phóng, sau bao nhiêu năm xa quê hương đồng chí Lê Duẩn đã trở về. Đứng trên mảnh đất chứa chan ân tình đồng chí nói: "Đối với tất cả chúng ta, quê hương biết bao tình sâu nghĩa nặng! Riêng tôi, ngoài công việc chung của cả nước vẫn thường nghĩ đến tỉnh nhà và tự hỏi không biết đồng bào trong tỉnh từ ngày giải phóng đến nay sống như thế nào". (1)
Nhiều buổi nói chuyện với bà con, đồng chí luôn luôn ân cần, chỉ bảo bà con làng xóm phải đoàn kết thương nhau, giúp đỡ nhau, không như trước kia một làng mà chia bè phái, phải thực hành tốt chính sách hòa hợp, lao động sản xuất giỏi, xây dựng quê hương giàu đẹp. Đồng chí căn dặn:"Bất cứ ngành nào cũng phải có lao động, phải có tình thương, phải đi vào lẻ phải, có lẻ phải. Như vậy một người phải có 3 cái: Lao động, tình thương và lẻ phải". (2)
Vui với niềm vui tỉnh nhà từng bước đi lên, từng bước khởi sắc, thay da đổi thịt. Đứng trên bờ kênh công trình thủy nông Nam Thạch Hãn, tràn đầy xúc động, đồng chí nói: "Lần này tôi về mừng nhất là làng ta có nhiều nước và không đói nữa. Bây giờ có nước của công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn, ông bà chúng ta chưa bao giờ nghĩ ruộng đất làng ta có nước đầy đủ như hiện nay. Hạnh phúc có rồi, dân ta cần cù nhất định làm nên giàu có". (3)
Cứ mỗi lần đồng chí về thăm quê là mỗi lần Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị được tiếp thêm sức mạnh mới. Phấn khởi, thi đua thực hiện bằng được những lời căn dặn của đồng chí quyết tâm xây dựng tỉnh Quảng Trị giàu đẹp, văn minh. Trên con đường đổi mới phát triển hôm nay, quê hương Quảng Trị đã mang một vóc dáng mới, phố xá mới, khắp nẻo đường làng quê cuộc sống đầm ấm yên vui, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt, hộ đói nghèo ngày càng giảm, nhiều công trình mới được mọc lên. Đó là kết tinh nguyện ước và những lời căn dặn của đồng chí với quê hương.
Kỷ niệm 105 năm ngày sinh Tổng bí thư Lê Duẩn, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị mãi mãi xứng đáng với lời căn dặn và nguyện ước của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, xây dựng quê hương Quảng Trị giàu đẹp, văn minh.bởi Vũ Trung Hiếu 23/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?
Giusp mik vs ạ!!
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng
07/11/2023 | 1 Trả lời
-
Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.
21/12/2023 | 1 Trả lời