YOMEDIA
NONE

Nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

1. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

2. Nêu cách tổ chức bộ máy chính quyền trung ương từ thời Lê Sơ

Nhận xét của em về bộ máy nhà nước thời Lê Sơ

3. Trình bày các giai đoạn khởi nghĩa Lam Sơn. Nêu nội dung của từng giai đoạn

4. Vì sao nhà nước thời Lê Sơ ở thế kỉ 16 lại suy thoái nhanh

Nhận xét về triều đình nhà Lê thế kỉ 16

5. Trình bày thành tựu văn học thế kỉ 16, thế kỉ18

Nội dung chủ yếu của truyện Nôm thời kì này

Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói dân tộc

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 1.

    Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

    - Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

    - Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

    Ý nghĩa:
    - Kết thúc 20 năm đô hộ quân Minh
    - Mở ra thời kì phát triển mới của đất nc
    - Đập tan âm mưu xâm lược Minh
    - Thể hiện lòng yêu nc và tinh thần nhân đạo sáng ngời 2.

    Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

    Nhận xét

    ◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương

    ◦ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

    3.diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 - 1423.

    Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
    Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
    Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

    Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

    Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hoá, chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.
    Kế hoạch chuyên địa bàn hoạt động của Nguyễn Chích được Lê Lợi chấp nhận. Nghĩa quân theo đường núi tiến vào miền Tây Nghệ An. Ngày 12 -10 -1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân - Thanh Hoá) và thắng lợi giòn giã, sau đó hạ thành Trà Lân ở thượng lưu sông Lam, buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm.
    Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh quân giặc ở Khả Lưu (tả ngạn sông Lam thuộc Anh Sơn, Nghệ An). Bằng kế nghi binh, nghĩa quân đánh bại quân Trần Trí ở Khả Lưu, Bồ Ải. Được nhân dân ủng hộ, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào thành cố thủ. Lê Lợi siết chặt vòng vây thành Nghệ An, tiến đánh Diễn Châu rồi thừa thắng tiến quân ra Thanh Hoá. cả vùng Diễn Châu, Thanh Hoá được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.
    1.Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425):

    Tháng 8-1425, các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân... được lệnh chỉ huy một lực lượng mạnh từ Nghệ An tiến vào Tân Bình (Quảng Bình, Bắc Quảng Trị) và Thuận Hoá (Thừa Thiên Huê). Nghĩa quân nhanh chóng đập tan sức kháng cự của quân giặc, giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
    Như vậy, trong vòng 10 tháng (từ tháng 10 -1424 đến tháng 8 -1425), nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng được một khu vực rộng lớn từ Thanh Hoá vào đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn giữ được mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.

    Lê Lợi tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

    Tháng 9 - 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân chia làm ba đạo.

    Nhiệm vụ của cả ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, cùng với nhân dân nổi dậy bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.
    Nghĩa quân tiến đến đâu cũng được nhân dán nhiệt tình ủng hộ về mọi mặt.
    Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.

    Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

    Tháng 10 - 1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan, nâng số lượng quân Minh ở đây lên tới 10 vạn.
    Để giành lại thế chủ động, Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn, đánh vào chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

    Sáng 7 - 11 - 1426, Vương Thông cho xuất quân tiến về hướng Cao Bộ.
    Nắm được ý đồ và hướng tiến quân của Vương Thông, nghĩa quân đã đặt phục binh ở Tốt Động và Chúc Động. Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân nhất tề xông thẳng vào quân giặc, đánh tan tác đội hình của chúng, dồn quân giặc xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt. Kết quả, trên 5 vạn quân giặc tử thương, bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan ; Thượng thư bộ binh Trần Hiệp cùng các tướng giặc Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận.
    Sau chiến thắng Tốt Động - Chúc Động, nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng,- vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện.

    Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10 - 1427)

    Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
    Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
    Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
    Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
    Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

    Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
    Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.

    4.Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp. Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đoạ. Quan lại, địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. Nhân dân khổ cực đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Một số thế lực phong kiến cũng họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cà là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung. Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy được sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới - triều Mạc.

    5.

    Trong các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Có truyện Nôm dài hơn 8000 câu như bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục.
    Nội dung các truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát. Những nhà thơ nổi tiếng đương thời như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ... đều có tác phẩm bằng chữ Nôm.
    Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú.
    Bên cạnh những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhi Độ Mai, Thạch Sanh... còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, truyện tiếu lâm. Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.
    Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ...), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
    Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
    Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... ở nước ta thời bấy giờ.

    Ý nghĩa

    Chữ Nôm ra đời sớm (khoảng thế kỉ X - XI) do người Việt sáng tạo từ chữ Hán của người Trung Quốc, chữ Nôm ra đời thể hiện ý thức dân tộc cao. Những thế kỉ XIII - XIV về sau, cùng với sự trưởng thành và phát triển của dân tộc, của giáo dục, khoa cử, ngày càng có nhiều nho sĩ, trí thức, quan lại sáng tác thơ Nôm.

    Bởi vậy hiện tượng Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều khẳng định người Việt có chữ viết, ngôn ngữ riêng của mình.

    Làm cho tiếng Việt thêm trong sáng , nền văn học dân tộc ngày càng phát triển.

    Thể hiện ý chí tự lập tự cường của dân tộc.






      bởi Lương ngọc Diệp 17/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON