YOMEDIA
NONE

Nêu cách đánh giặc hiệu quả của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh?

Nêu cách đánh giặc hiệu quả của nghĩa quân Lam Sơn chống quân minh

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Nguyễn Trãi (1380- 1442), hiệu là Ức Trai, quê ở làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (Thường Tín, Hà Nội). Tổ tiên ông ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh (Hàn lâm học sĩ nhà Hồ) và bà Trần Thị Thái- con gái của Trần Nguyên Đán (quan Tư đồ nhà Trần). Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh, ra làm quan dưới triều Hồ. Năm 1407, nhà Minh (Trung Quốc) xâm lược nước ta, đánh bại nhà Hồ và tiến hành cai trị, Nguyễn Trãi đã tham gia vào khởi nghĩa Lam Sơn, chống lại ách thống trị của Trung Quốc. Dưới trướng Lê Lợi, ông đã dốc nhiều tâm sức để tìm ra kế sách đánh giặc cứu nước. Nguyễn Trãi là Khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê, một con người đầy tài hoa, khí phách, một thiên tài trong lĩnh vực quân sự, chính trị và ngoại giao.
    Ức Trai Nguyễn Trãi (1380- 1442).
    Trong lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những nhà chiến lược tài ba- văn võ song toàn, đặc biệt là chiến lược “mưu phạt tâm công” (đánh vào lòng người). Đó là một chiến lược cơ bản trong Bình Ngô sách mà Nguyễn Trãi đệ trình Lê Lợi ngay lúc khởi nghĩa Lam Sơn còn ở trong thời kỳ trứng nước. “Đánh vào lòng người” là sự khởi đầu cho chủ trương kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao của Nguyễn Trãi. Theo đó, khi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi “đánh vào lòng địch” với hai phương thức chủ yếu là dụ hàng các tướng lĩnh, binh sĩ địch và ngụy quân, thực hiện hòa đàm, khi thì để hòa hoãn tạm thời với địch để bảo toàn lực lượng; khi ưu thế thuộc về nghĩa quân thì dùng lý lẽ để buộc địch chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Trong suốt 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi triệt để thực hiện tiến công ngoại giao, kết hợp với đấu tranh quân sự, chính trị. Khi quân địch bị dồn vào thế bất lợi, Lê Lợi, Nguyễn Trãi không vội dùng sức mạnh quân sự để tiến công tiêu diệt địch mà bình tĩnh thực hiện bao vây uy hiếp kết hợp với tiến công chính trị dụ hàng. Vây đánh kết hợp với dụ hàng là nét đặc sắc trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh của Nguyễn Trãi.
    Tranh vẽ “Lê Lợi và Nguyễn Trãi”.
    Nguyễn Trãi đã tốn nhiều tâm lực để suy xét được mọi lẽ hưng vong của các triều đại, phân tích “ thời” và “thế” trong cục diện cuộc chiến. Ông kịch liệt phê phán phép dùng binh theo lối phòng ngự thủ hiểm tiêu cực như cha con Hồ Quý Ly đã làm: xích sắt khóa chặt các cửa sông, những lớp cọc dài giăng một cách thụ động. Trước Lê Lợi, trên lĩnh vực quân sự đã xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, nhưng không mang lại kết quả như mong muốn. Với sự cố vấn của Nguyễn Trãi, Lê Lợi đã mở đầu cuộc kháng chiến bằng lối đánh du kích trong vùng rừng núi. Trên cơ sở “Dựng gậy làm cờ, tập hợp bốn phương manh lệ” mà tổ chức một cuộc khởi nghĩa và chiến tranh toàn dân. Phương thức căn bản của nó là tiến công, liên tục tiến công địch, tiến công của chủ lực kết hợp với nổi dậy của quần chúng; vây hãm địch trong các thành trì với kết hợp tấn công tiêu diệt các đạo viện binh; tiến công bằng quân sự, kết hợp với “đánh vào lòng địch”. Nguyễn Trãi đòi hỏi tướng lĩnh trong chiến dịch phải luôn “biết địch biết ta”, nắm vững điều kiện, hoàn cảnh, hiểu thông thời thế…Ông nhấn mạnh: “Xét biết thời cơ và biết lựa sức mình là người tướng có tri thức” và “cái điều đáng quý của người tuấn kiệt là biết thời thế, hiểu sự biến mà thôi”, “người dùng binh giỏi là biết lường thế giặc mới đánh, nắm phần thắng rồi mới hành động”. Người tướng cầm quân phải biết tạo lập được những thế trận lợi hại, phải đánh bằng mưu và đánh bất ngờ, buộc địch sa vào thế “thịt trên thớt”, “cá trong nồi” để mà diệt, như vậy ta mới có thể lấy ít thắng nhiều. Để đạt tới mục đích đập tan lực lượng quân sự to lớn của địch, đánh bại các thủ đoạn tác chiến nham hiểm của chúng, phá phép dụng binh sở trường, đánh theo lối trận địa bằng những đội hình dày đặc, Nguyễn Trãi và bộ Thống soái Lam Sơn đã chỉ huy quân đội thực hiện lối đánh sở trường của mình là “đặt quân phục, dùng kỳ binh, tránh chỗ chắc, đánh chỗ mềm, lấy ít địch nhiều, lấy ít đánh mạnh”. Với nghệ thuật và phương thức tác chiến ấy, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp tạo nên những trận đánh lớn tiêu diệt quân địch như các trận: trận “ Bồ Đằng sấm vang chớp giật”, trận “Trà Lân trúc chẻ tro bay”, trận “Lạng Sơn, Lạng Giang xác chất đầy đường”, trận “Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh vạn dặm”, trận “Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước”.
    Nhờ các kế sách quân sự của Nguyễn Trãi, nghĩa quân Lam Sơn liên tiếp dành được các thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (Ảnh minh họa.)
    Trận Chi Lăng- Xương Giang (8-10- 3-11-1427) đã thể hiện rõ nét tư tưởng “làm một được hai” trong nghệ thuật đánh tiêu diệt của nghĩa quân Lam Sơn. Đây là trận quyết chiến chiến lược đã đưa cuộc kháng chiến chống Minh của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn. Trong trận này, chúng ta thấy rõ tư tưởng chiến lược đặc sắc của Lê Lợi, Nguyễn Trãi được quán triệt trong hàng ngũ các tướng Lam Sơn: tư tưởng “làm một được hai” nhằm tiêu diệt quân địch đến mức cao nhất, nhưng đồng thời giảm tổn thất về phía ta đến mức thấp nhất. Chỉ có thế, nghĩa quân Lam Sơn mới có thể “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” để theo năm tháng cuộc kháng chiến trường kỳ ngày càng phát triển. Có thể nói, tư tưởng này chính là nền tảng cho kế hoạch tác chiến của nghĩa quân Lam Sơn trong trận Chi Lăng- Xương Giang. Trước hết, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã cho nghĩa quân dàn một thế trận chạy dài theo trục đường từ các ải địa đầu trên vùng biên giới như cửa Pha Lũy (hay còn gọi là ải Nam Quan, cửa ải biên giới Việt- Trung, thuộc tỉnh Lạng Sơn) đến Chi Lăng, Cầu Trạm và Xương Giang. Thực tế, Nguyễn Trãi và Lê Lợi đã sử dụng tài tình không gian của Tổ quốc và thời gian trên đất nước để làm “ chảy máu” liên tục đạo quân giặc hùng mạnh, đánh cho chúng “mềm xương”, dẫn dắt chúng dần dần đi đến địa điểm mà ta chuẩn bị sẵn. Đây chính là lúc, theo như lời Lê Lợi nói: “Ta lấy thế nhàn rỗi mà đợi kẻ mệt nhọc, lẽ nào không thắng”. Về chiến dịch, Nguyễn Trãi, Lê Lợi chủ trương: đánh thắng từng bước trong chiến dịch, tiết kiệm lực lượng, đánh đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng, tất cả đều xuất phát từ tư tưởng chiến lược “làm một mà được hai” để dẫn đến kết quả tiêu diệt được toàn bộ quân địch mà vẫn bảo tồn được lực lượng chủ yếu của ta. Chính vì thế, sau trận quyết chiến chiến lược Xương Giang, đạo quân chủ lực của nghĩa quân Lam Sơn đã tỏ rõ không những có đủ sức để đánh chiếm nhanh chóng thành Đông Quan, mà còn đủ sức để tiêu diệt những đạo quân xâm lược mới của triều Minh khi chúng trở lại lần nữa. Như vậy, trận Xương Giang không chỉ đập tan ý chí kháng cự của quân giặc tại Đông Quan mà cả ý chí xâm lược của triều Minh.
    Nghệ thuật đánh tiêu diệt “làm một mà được hai”, “dùng sức một nửa mà công được gấp đôi” của nghĩa quân Lam Sơn trong trận Chi Lăng- Xương Giang mang nhiều nét đặc sắc, độc đáo, trong đó nổi bật lên cách đánh tiêu diệt từng bộ phận quân địch, giành thắng lợi từng bước, từng phần trên từng khu vực lãnh thổ của Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ hành động tác chiến của quân chủ lực, quân địa phương và dân quân làng, xã trong thế trận chiến tranh nhân dân, căng địch ra để giáng đòn quyết định sấm sét vào đúng khâu then chốt, đúng lúc, đúng nơi. Thật là cách đánh tiêu diệt tài tình nằm trong “mưu kế sâu xa” của hai nhà quân sự Nguyễn Trãi và Lê Lợi. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược dài 20 năm kết thúc tốt đẹp là nhờ hiệu quả tổng hợp của: quân sự, chính trị, ngoại giao, bằng sức mạnh của vũ khí và tài ba, ý thức của con người yêu nước, bằng chính nghĩa, đạo lý, lòng nhân và ý chí hòa bình của dân tộc ta. Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo như sự nêu cao một lý tưởng vĩ đại nối liền dân tộc ta với toàn thể loài người; lý tưởng độc lập của các dân tộc trong một cảnh tượng hòa bình trường cửu. Tổ tiên cha ông Việt Nam chúng ta, đều thiện chiến mà không hề hiếu chiến:
    Xã tắc từ đây vững bền
    Giang sơn từ đây đổi mới
    Càn khôn bĩ mà lại thái
    Nhật nguyệt mờ mà lại trong
    Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
    Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.
    Cuộc đời thiên tài quân sự Nguyễn Trãi có hai giai đoạn, một giai đoạn anh hùng ca và giai đoạn bi kịch. Vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam chính là bi kịch đau thương của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
    Đền thờ Nguyễn Trãi ở xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

    Vào ngày 16 tháng tám năm Nhâm Tuất ( 19-9-1442), Nguyễn Trãi và đại gia đình bị tru di tam tộc với tội danh “giết vua”. Một đại công thần khai quốc suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân, cuối cùng bị rơi đầu bởi chính triều đình mà mình đem toàn bộ tâm huyết vun đắp và xây dựng. Năm 1464, sau 22 năm oan khuất, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi. Nhưng, tới tận ngày hôm nay, vụ án Lệ Chi Viên vẫn là bí mật lịch sử chưa được làm sáng tỏ. Cuộc đời tài hoa và khí phách của nhà quân sự Nguyễn Trãi mãi mãi là ánh sao khuê lấp lánh, in dấu trong lịch sử dân tộc. Nguyễn Trãi chỉ là một nhà văn hóa lớn, có đóng góp quan trọng trong sự phát triển văn học và tư tưởng Việt Nam, ông còn là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của Việt Nam và thế giới. Nghệ thuật quân sự của ông là bài học quý giá cho thế hệ mai sau học tập, phát huy trong việc xây dựng quân đội, bảo vệ vùng biên giới, hải đảo và độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam

      bởi Khải Trần Nguyên 19/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF