YOMEDIA
NONE

Nêu cách đánh giặc của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Nêu cách đánh giặc của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn..

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn

    Lê Lợi là phụ đạo Lam Sơn (tên gọi thổ tù), nối đời làm hào trưởng Lam Sơn, trước theo vua Trùng Quang, làm chức Kim ngô Tướng quân, sau Hoàng Phúc chiêu dụ đến cho làm Thổ quan Tuần kiểm, Lê Lợi không theo.[9] Lê Lợi ẩn dấu ở núi rừng làm nghề cày cấy; tự mình đọc sách kinh sử, nhất là càng chuyên tâm về các sách Thao Lược; hậu đãi các tân khách; chiêu nạp kẻ trốn, kẻ làm phản; ngầm nuôi kẻ mưu trí; bỏ của, phát thóc để giúp cho kẻ côi cút, nghèo nàn; hậu lễ, nhún lời, để thu nạp anh hùng hào kiệt; đều được lòng vui vẻ của họ. Những hào kiệt như Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú, Trịnh Vô, Vũ Uy, Lê Liễu và Lê Xa Lôi nối tiếp đến quy phục.[10][11][12] Lê Lợi thấy người Minh tàn ngược, khẳng khái nói:

    Trượng phu sinh ở đời phải nên cứu nạn lập công, sao lại chịu khổ làm tôi tớ người ta
    — Việt sử tiêu án

    [9]

    Lại thường lời lẽ nhún nhường, đem nhiều vàng, bạc, của báu, đút lót cho các tướng nhà Minh là Trương Phụ, Trần Trí, Sơn Thọ, Mã Kỳ; mong họ không hãm hại mình để để chờ thời cơ. Ngụy quan người Việt Lương Nhữ Hốt bàn với tướng Minh, nói rằng: Chúa Lam sơn chiêu vong, nạp bạn, đãi quân lính rất hậu, chí nó chẳng nhỏ. Nếu thuồng luồng gặp được mây mưa, thì tất không phải là vật ở trong ao đâu!. Nên sớm trừ đi, đừng để sau sinh vạ

    Nhà Minh tin lời Lương Nhữ Hốt, bức bách Lê Lợi gấp gáp, Lê Lợi bèn đại hội tướng sĩ, bàn việc khởi binh. Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Thân, năm 1418 Lê Lợi khởi binh ở Lam Sơn, xưng là Bình Định vương, cử cháu là Lê Thạch làm Tướng quốc, truyền hịch đi các nơi cùng chống quân Minh.[11][13][14] Cuộc khởi nghĩa mở đầu được Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:

    Vừa khi cờ nghĩa dấy lên

    Chính lúc quân thù đang mạnh

    ... Tuấn kiệt như sao buổi sớm

    Nhân tài như lá mùa thu

    Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa

    Lực lượng của quân Minh và lực lượng ban đầu của quân khởi nghĩa Lam Sơn

    Bia Vĩnh Lăng do Nguyễn Trãi soạn nói về cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn

    Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Nguyễn Trãi... tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn[15] (trong đó 19 người đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai, năm 1416), xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Địa danh Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Theo sách Lam Sơn thực lục, buổi đầu khởi nghĩa Lam Sơn:[16]

    Nguyên trước Nhà vua kinh-doanh việc bốn phương, Bắc đánh giặc Minh, Nam đuổi quân Lào, mình trải trăm trận, đến đâu được đấy, chỉ dùng có quan võ là bọn Lê Thạch, Lê Lễ, Lê Sát, Lê Vấn, Lê Lý, Lê Ngân, ba mươi lăm người; quan văn là bọn Lê văn Linh, Lê quốc Hưng; cùng những quân-thân như cha, con; hai trăm thiết-kỵ, hai trăm nghĩa-sĩ, hai trăm dũng-sĩ và mười bốn thớt voi. Còn bọn chuyên-chở lương-thảo, cùng già yếu đi hộ-vệ vợ con, cũng chỉ hai nghìn người mà thôi.
    — Lam Sơn thực lục

    [11]

    Khi ấy, quân Minh đã thiết lập được sự cai trị trên đất Đại Việt, với 5 vạn quân, voi ngựa hàng trăm con.[13][17]

    Quá trình quân khởi nghĩa Lam Sơn hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa

    Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại.[18]

    Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị quân Minh vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, một nghĩa sĩ của Lê Lợi là Lê Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai bị quân Minh giải về Đông Quan và bị giết. (Xem thêm bài Lê Lai)[19][20]

    Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều khó khăn, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao có lực lượng đông hơn. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn.[20][21]

    Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422. Đến năm 1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hoà.[20]

    Tiến vào Nam

    Bài chi tiết: Chiến dịch giải phóng Nghệ An

    Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Tiến vào Nghệ An là một bước ngoặt về chiến thuật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.[22]

    Trên đường đi, quân Lam Sơn hạ thành Đa Căng (Bất Căng, Thọ Xuân) do Lương Nhữ Hốt giữ, đánh lui quân cứu viện của viên tù trưởng địa phương theo quân Minh là Cầm Bành. Sau đó quân Lam Sơn đánh thành Trà Lân. Tướng Minh là Trần Trí mang quân từ Nghệ An tới cứu Cầm Bành, bị quân Lam Sơn đánh lui. Lê Lợi vây Cầm Bành, Trần Trí đóng ngoài xa không dám cứu. Bị vây ngặt lâu ngày, Cầm Bành phải đầu hàng.[23]

    Lê Lợi sai Đinh Liệt mang quân vào đánh Nghệ An, lại mang quân chủ lực cùng tiến vào, Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút vào thành cố thủ.[24]

    Lý An, Phương Chính từ Đông Quan (thuộc Đông Hưng, Thái Bình) vào cứu Trần Trí ở Nghệ An, Trí cũng mang quân ra ngoài đánh. Lê Lợi dùng kế nhử địch đến sông Độ Gia phá tan. Trần Trí chạy về Đông Quan, còn An và Chính lại chạy vào thành Nghệ An.[24][25]

    Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu, quân Minh thua chạy về Tây Đô (Thanh Hóa). Sau đó ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh ra đánh lại bị thua phải rút vào cố thủ trong thành.[26][27]

    Lê Lợi một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hóa. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau Lê Lợi lai sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt.[28]

    Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành địch đều bị bao vây.[29]

    Giải phóng Đông Quan

    Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động

    Bài chi tiết: Trận Tốt Động – Chúc Động

    Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan.[30][31]

    Lê Triện tiến đến gần Đông Quan gặp Trần Trí kéo ra, liền đánh bại Trí. Nghe tin viện binh nhà Minh ở Vân Nam sắp sang, Triện chia quân cho Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả ra chặn quân Vân Nam, còn Triện và Đỗ Bí hợp với quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan.[32][33]

    Viện quân từ Vân Nam do Vương An Lão chỉ huy kéo sang, nhưng bị Phạm Văn Xảo phá tan. An Lão chạy về cố thủ ở thành Tam Giang. Trần Trí thấy mất viện binh bèn cầu viện Lý An ở Nghệ An. Lý An và Phương Chính để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An, mang quân vượt biển ra cứu Đông Quan. Quân Lam Sơn định đón đường ngăn chặn nhưng không được. Lê Lợi liền giao cho Lê Văn An, Lê Văn Linh vây thành, còn mình kéo đại quân ra bắc.[34]

    Để đối phó lại tình hình nguy cấp, năm 1426, nhà Minh cho huy động 20.000 quân từ nhiều tỉnh phía nam tiến vào tiếp viện. Các quan lại nhà Minh tại Việt Nam cũng được lệnh mộ thêm 30.000 thổ binh bản xứ hỗ trợ. Thêm vào đó, nhà Minh cho gửi thêm hỏa khí sang trợ chiến, và các tướng Minh tại Việt Nam cũng rút hết quân làm đồn điền (trồng lúa lấy lương - khoảng 8.000 thổ binh bản xứ) để đối phó với quân nổi dậy.[35][36] Trần Trí, Phương Chính bị cách chức, bị đặt dưới quyền Vương Thông sai khiến để lấy công chuộc tội. Tại Vân Nam, Mộc Thạnh cũng được lệnh tuyển mộ 15 ngàn bộ binh và 3 ngàn cung thủ chuẩn bị sẵn sàng.[37] Từ Quảng Tây, tướng Minh là Cố Hưng Tổ (Gu Xing-zu) được lệnh đưa 5.000 quân bản bộ sang tiếp ứng với Vương Thông.[38][39]

    Vương Thông, Mã Anh mang quân sang tiếp viện, hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn, chia cho Phương Chính, Mã Kỳ ra chặn đánh quân Lam Sơn. Lê Triện, Đỗ Bí đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm, lại đánh luôn cánh quân của Chính. Cả hai tướng thua chạy, về nhập với quân Vương Thông ở Cổ Sở. Lê Triện lại tiến đánh Vương Thông, nhưng Thông đã phòng bị, Triện bị thua phải rút về Cao Bộ, sai người cầu cứu Nguyễn Xí.[40]

    Đinh Lễ, Nguyễn Xí đem quân đến đặt phục binh ở Tốt Động, Chúc Động (các địa danh này ngày nay đều thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội)[41]. Nhân biết Vương Thông định chia dường đánh úp Lê Triện, hai tướng bèn tương kế tựu kế dụ Thông vào ổ mai phục Tốt Động[42]. Quân Vương Thông thua to, Trần Hiệp, Lý Lượng và 5 vạn quân bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống. Thông cùng các tướng chạy về cố thủ ở Đông Quan.[43]

    Sử chép ba đạo quân ra bắc của Lê Lợi chỉ có tổng số 9000 người. Các nhà nghiên cứu cho rằng con số đó chưa chính xác vì các trận đánh của ba đạo quân này đều có quy mô khá lớn và lực lượng quân Minh sang nhập vào khá đông, do đó để giành thắng lợi, 3 cánh quân (sau đó lại chia thành 4) chắc phải đông hơn. Với một vài ngàn người khó đương nổi lực lượng đông và mạnh của quân Minh như vậy. Căn cứ sách Đại Việt thông sử, khi quân Minh sắp rút về, Lê Lợi đã bàn với các tướng, đại ý rằng: quân Lam Sơn hiện có tổng số 35 vạn, ông dự định sẽ cho 25 vạn về làm ruộng và tuyển lấy 10 vạn làm quân thường trực của triều đình. Qua đó thì thấy những cánh quân ra bắc phải có một vài vạn mỗi cánh quân.[44][45]

    Ngoài ra, theo tác giả Karl Hack, sau khi nhà Hậu Trần thất bại, nhà Minh cho rằng sự bình định ở Giao Chỉ cơ bản đã hoàn thành, nên điều Trương Phụ cùng một phần lớn đạo quân viễn chinh về nước. Việc đánh dẹp và chiếm giữ được giao lại cho các đạo quân phần nhiều gồm binh lính mộ bản xứ và có các chỉ huy là người Việt. Đây có lẽ là lý do sự chiếm đóng của nhà Minh nhanh chóng sụp đổ khi các binh lính người Việt này nổi dậy hoặc hưởng ứng các cuộc nổi dậy sau này.[36]

    Lê Lợi được tin thắng trận liền sai Trần Nguyên Hãn, Bùi Bị chia hai đường thủy bộ tiến ra gần Đông Quan.[46]

    Lập Trần Cảo

    Bài chi tiết: Trần Cảo (vua)

    Vương Thông thua chạy không dám ra đánh, viện cớ tìm lại tờ chiếu của vua Minh Thành Tổ năm 1407 khi đánh nhà Hồ, có nội dung muốn lập lại con cháu nhà Trần (vì nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên Minh Thành Tổ lấy danh nghĩa lập lại nhà Trần để mang quân sang đánh nhà Hồ, nay Vương Thông muốn vin vào đó) ra điều kiện với Lê Lợi rằng Thông sẽ rút về nếu Lê Lợi lập con cháu nhà Trần làm vua.[47]

    Lê Lợi vì đại cuộc, muốn quân Minh nhanh chóng rút về nên đồng ý. Ông sai người tìm được Trần Cảo bèn lập làm vua, còn ông tự xưng là Vệ quốc công. Theo sử sách, Trần Cảo tên thật là Hồ Ông, tự xưng là cháu nội vua Trần Nghệ Tông, được tù trưởng châu Ngọc Ma tiến cử với Lê Lợi. Nhưng theo một số sử gia gần đây, việc Trần Cảo mạo xưng hay thật sự là con cháu nhà Trần rất khó xác định, có thể chữ "mạo xưng" mà sử sách ghi là do các sử gia nhà Lê chép vào để giảm uy tín của Cảo.[48][48]

    Vương Thông ngoài mặt giảng hòa nhưng lại sai quân đào hào cắm chông phòng thủ và mật sai người về xin cứu viện. Lê Lợi biết chuyện liền cắt đứt giảng hòa.[49]

    Vây thành Đông Quan

    Sau khi cắt đứt giảng hoà, Lê Lợi sai các tướng đi đánh chiếm các thành ở Bắc bộ như Điêu Diêu (Thị Cầu, Bắc Ninh), Tam Giang (Tam Đái, Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn, không lâu sau đều hạ được.[50][51]

    Đầu năm 1427, Lê Lợi chia quân tiến qua sông Nhị Hà, đóng dinh ở Bồ Đề, sai các tướng đánh thành Đông Quan. Ông đặt kỷ luật quân đội rất nghiêm để yên lòng nhân dân. Do đó quân Lam Sơn đi đến các nơi rất được lòng dân.[52]

    Tướng Minh là Thái Phúc nộp thành Nghệ An xin hàng. Lê Lợi sai Thượng thư bộ Lại là Nguyễn Trãi viết thư dụ địch ở các thành khác ra hàng.[53]

    Nhân lúc quân Lam Sơn vây thành có vẻ lơi lỏng, quân Minh ở Đông Quan ra đánh úp. Lê Triện tử trận ở Từ Liêm, Đinh Lễ và Nguyễn Xí bị bắt ở Thanh Trì. Đinh Lễ bị giặc giết hại, sau Nguyễn Xí lợi dụng một đêm mưa giông mà trốn thoát được.[54]

    Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang

    Bài chi tiết: Trận Chi Lăng – Xương Giang

    Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông điều viện binh cứu Thành sơn hầu Vương Thông, sai An viễn hầu Liễu Thăng mang 10 vạn quân tiến sang từ Quảng Tây; Chinh Nam tướng quân thái phó Kiềm quốc công Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang. Đây là hai tướng đã từng sang đánh Việt Nam thời nhà Hồ và nhà Hậu Trần. Theo các nhà nghiên cứu, con số 15 vạn của cả hai đạo quân có thể là nói cao lên, trên thực tế nếu cộng số các đạo quân điều động từ các nơi thì tổng số chỉ có khoảng gần 12 vạn quân và cánh quân chủ lực là của Liễu Thăng.[55]

    Theo Minh sử thì tới cuối tháng 1 năm 1427, nhà Minh điều động từ Bắc Kinh, Nam Kinh và khắp các tỉnh miền nam Trung Quốc khoảng 70.000 quân[36]. Để cung ứng lương thảo, tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây hễ nơi nào có dư lương thực đều phải tức tốc vận chuyển về để cung ứng cho đạo quân viễn chinh. Tới cuối tháng 3, nhà Minh lại điều thêm 2.200 vệ binh từ Vũ Xương và Thành Đô, 10.000 quân tinh nhuệ từ Nam Kinh và 33.000 quân từ các tỉnh miền nam Trung Quốc đặt dưới quyền Liễu Thăng và Mộc Thạnh.[55]

    Nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành là hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản lòng địch ở Đông Quan.[55]

    Đầu tiên, ông ra lệnh dời người ở những vùng địch đi qua như Lạng Giang, Bắc Giang, Quy Hoá, Tuyên Quang, để đồng không để cô lập địch. Biết cánh Liễu Thăng là quân chủ lực, ông sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Văn Linh, Đinh Liệt mang quân phục ở Chi Lăng, lại sai Lê Văn An, Nguyễn Lý mang quân tiếp ứng. Đối với cánh quân Mộc Thạnh, ông biết Thạnh là viên tướng lão luyện, sẽ ngồi chờ thắng bại của Liễu Thăng mới hành động nên hạ lệnh cho Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả cố thủ không đánh.[55][56]

    Tướng trấn giữ biên giới là Trần Lựu liên tục giả cách thua chạy từ Ải Nam Quan về Ải Lưu rồi lại lui về Chi Lăng. Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Liễu Thăng đuổi đến Chi Lăng. Trần Lựu lại thua, Thăng đắc thắng mang 100 quân kị đi trước. Ngày 20, Thăng bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém chết. Tới tận ngày 25 tháng 12 năm 1427, vua Minh mới nhận được tin Liễu Thăng bị giết.[57][58]

    Các tướng thừa dịp xông lên đánh địch, giết hơn 1 vạn quân, chém được Lương Minh, Lý Khánh tự vẫn. Tướng Minh còn lại Hoàng Phúc, Thôi Tụ cố kéo về thành Xương Giang thế thủ nhưng đến nơi mới biết thành đã bị quân Lam Sơn hạ, phải đóng quân ngoài đồng không. Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn chặn đường vận lương, sai Phạm Vấn, Nguyễn Xí tiếp ứng cho Lê Sát cùng sáp đánh, giết 5 vạn quân Minh ở Xương Giang. Hoàng Phúc, Thôi Tụ và hơn 3 vạn quân bị bắt. Do quyết tâm không quy hàng, Thôi Tụ bị giết. Hoàng Phúc bị bắt khi định chạy theo ngả Chi Lăng. Cùng quẫn định tự tự sát thì thuộc hạ quỳ xuống van xin ngăn lại, Lê Lợi biết chuyện khen ngợi, tới ngày 17 tháng 12 năm 1427 thì cho người thả về Trung Quốc theo đường Long Châu, tỉnh Quảng Tây.[59]

    Mộc Thạnh nghe tin Liễu Thăng thua to nên kinh hồn, bèn rút chạy. Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đuổi theo chém hơn 1 vạn quân, bắt sống 1000 người ngựa. Theo Minh thực lục, ngày 14 tháng 12 năm 1427, Mộc Thạnh cùng thuộc hạ chạy tới Cao Trại, Thủy Vĩ thì bị quân Lam Sơn phục kích cả trên sông lẫn trên bờ, phải vất vả làm lại thuyền mới đi tiếp được.[56]

    Hội thề Đông Quan

    Bài chi tiết: Hội thề Đông Quan

    Vương Thông nghe tin hai đạo viện binh bị đánh tan, sợ hãi xin giảng hòa để rút quân. Lê Lợi đồng ý cho giảng hòa để quân Minh rút về nước. Ông cùng Vương Thông tiến hành làm lễ thề trong thành Đông Quan, hẹn đến tháng chạp âm lịch năm Đinh mùi (1427) rút quân về.[60]

    Lê Lợi đứng tên Trần Cảo là người đang làm vua trên danh nghĩa, sai sứ dâng biểu cho nhà Minh xin được phong. Vua Minh biết Lê Lợi không có ý tôn Cảo nhưng vì bị thua mãi nên đồng ý phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương.[61]

    Tháng chạp, Vương Thông rút quân về nước. Các tướng muốn giết địch để trả thù tội ác khi cai trị Việt Nam, Lê Lợi không đồng tình vì muốn giữ hòa khí hai nước, cho nên ông phán:[1]

    Phục thù báo oán là cái thường tình của mọi người, nhưng cái bản-tâm người có nhân không muốn giết người bao giờ. Vả người ta đã hàng mà lại còn giết thì không hay. Nếu mình muốn thỏa cơn giận một lúc, mà chịu cái tiếng muôn đời giết kẻ hàng, thì sao bằng để cho muôn vạn con người sống mà khỏi được cái mối tranh chiến về đời sau, lại để tiếng thơm lưu truyền thiên cổ trong sử xanh.
    — Lê Lợi

    Thế rồi ông cấp thuyền và ngựa cho quân Minh về. Vương Thông dẫn đầu quân Bộ binh triệt thoái về chính quốc. Ông được Lê Lợi đưa tiễn nồng hậu.[1] Nước Đại Việt không còn một mống quân xâm lăng.

    Sách Minh sử thông giám kỷ sự chép:

    "[Vương] Thông đến kinh đô (Bắc Kinh) rồi, quần thần nhà Minh tới tấp dâng tấu sớ lên đàn hặc Thông và bọn Mã Anh, Mã Kỳ, Sơn Thọ. Hình quan trong triều làm việc xét hỏi, bọn Thông đều thú nhận cả. Định nghị cho rằng Thông thì phạm tội không giữ quân luật, làm thiệt quân và bỏ mất đất; Sơn Thọ thì phạm tội che chở bênh vực cho bọn phản nghịch, Mã Kỳ thì làm kích động gây biến ở nơi phiên thuộc. Tất cả đều đáng luận vào tội xử tử. Vua Minh xuống chiếu: tống giam Thông vào ngục và tịch thu gia sản; còn bọn Mã Anh cũng đều phạt tội có nặng nhẹ khác nhau. Sau đó Lê Lợi sai đưa trả 157 quan lại, 15170 lính thú, và 1200 ngựa; còn số người bị giữ không cho về nước không biết bao nhiêu mà kể".

    Bình luận về việc Minh Tuyên Tông ra lệnh bãi binh ở Đại Việt, sử gia Trung Quốc là Cốc Vĩnh Thái viết trong Minh sử kỷ sự bản mạt:

    Vương Thông lực yếu mà phải xin hoà, Liễu Thăng lại sang rồi bị thua chết. Sau đó lại xuống chiếu sai sứ sang giao hảo và rút quân về, nhục nhã thực bằng Tân, Trịnh hội thề dưới chân thành, hổ thẹn ngang với Kính Đường cắt đất giảng hoà vậy[62]

    Theo Minh thực lục:[63]

    Ngày 3 tháng 1 năm 1428, Thành sơn hầu Vương Thông, chỉ huy trưởng Giao Chỉ, lập lời thề với Lê Lợi. Thông chưa đợi lệnh Minh triều mà tự ý cho rút hết quân về Quảng Tây bằng đường bộ. Các Thái giám Sơn Thọ và thuộc hạ theo đường thủy về Tần Châu. Dân và quân Minh về nước khoảng 86.640 người, số còn lại bị Lê Lợi giữ.

    Vấn đề tù binh người Minh

    Ngày 29 tháng 12 năm 1427, khi Vương Thông rút về nước, Lê Lợi trao trả nhà Minh vừa tù binh, vừa hàng binh. Theo Minh sử, số người trở về nước là 84.640; số người bị giữ lại không tính được.[64]

    Tháng giêng năm 1428, nhà Minh có thư sang yêu cầu Lê Lợi trả hết số người và vũ khí ở Đại Việt. Lê Lợi bèn ra lệnh cấm người Việt chứa giấu người Minh, chỉ giấu 1 người cũng xử tội chết, vì vậy người Minh lần lượt ra đầu thú để về nước.[64][65]

    Năm 1429, Lê Lợi sai Đào Công Soạn đi sứ, dâng thư và trao trả những người và vũ khí còn lại, bao gồm quân quan 580 người, dân quân và lại 157 người, kỳ quân 15.170 người, ngựa 1.200 con[66]

    Lê Lợi lên ngôi vua

      bởi Nguyen Baoanh 19/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON