YOMEDIA
NONE

Từ thế kỉ X - XVIII nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm nào?

Lịch sử 10: Từ thế kỉ X - XVIII nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm nào? Trong đó cuộc kháng chiến nào tiêu biểu nhất? Vì sao. Giúp em!

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phương Bắc, tự xưng vương, lập nên nước độc lập ngang hàng với phương Bắc. Cổ Loa (kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương) được chọn lại làm kinh đô. Điều đó càng chứng tỏ ý chí lưu giữ truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của tổ tiên ta. 
     
     Nhưng sự nghiệp củng cố nền độc lập và thúc đẩy chế độ phong kiến phát triển từ sau Ngô Quyền vẫn ở trong tình trạng bị ngoại xâm đe dọa. Trong thư gửi Đinh Toàn (con nối ngôi Đinh Tiên Hoàng), vua Tống đã nói rõ việc "lấy lại Giao Châu bị mất" vì cuối đời Đường "nhiều khó khăn chưa kịp khu xử". Đất nước ta lại bị đe dọa. Đã vậy Đinh Toàn lại còn nhỏ. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga đã biết đặt quyền lợi quốc gia, quyền lợi cộng đồng lên trên quyền lợi dòng họ, trao ngôi vua cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, vì mục đích giữ vững và bảo toàn chủ quyền quốc gia. 
     
     Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo hùng hổ kéo vào nước ta. Theo gương Ngô Quyền lúc trước, quân dân ta đã đóng cọc trên sông Bạch Đằng và mai phục đường bộ. Cuối mùa xuân 981, quân xâm lược Tống bị đại bại. Lại một lần nữa truyền thống giữ nước được phát huy. 
     
     Sau nhà Đinh, nhà Tiền Lê đánh giặc giữ nước, phát huy truyền thống của cha ông, rồi đến nhà Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ vùng núi non hiểm trở (Ninh Bình) địa thế chật hẹp ở Hoa Lư về Đại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long. Điều này chứng tỏ thế mới của một quốc gia độc lập mà Lý Công Uẩn đã nêu trong Chiếu dời đô: "Đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu mai sau". 
     
     Nhà Lý bắt tay vào xây dựng đất nước với quy mô lớn. Năm 1042, Lý Thái Tông cho ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta: Bộ Hình thư. Năm 1054, nhà Lý đặt tên nước là Đại Việt. Năm 1070 lập Quốc Tử Giám, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên chọn nhân tài. Từ đây là thời kỳ củng cố nền độc lập, vừa chống giặc ngoại xâm, vừa xây dựng đất nước thành một nhà nước phong kiến tập quyền ngày càng vững mạnh, thời kỳ phát triển của dân tộc Việt Nam cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự... Thời kỳ văn hóa văn minh Đại Việt bắt đầu. 
     
     Sự kết hợp chặt chẽ giữa dựng nước và giữ nước được thể hiện trong nhiều chủ trương của nhà Lý. Chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi quân lính ở nhà nông) nhằm vừa đảm bảo yêu cầu quốc phòng, vừa duy trì lực lượng lao động cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng đất nước. Chế độ đăng ký quân dịch và ngụ binh ư nông cho phép nhà Lý khắc phục được điều kiện dân số ít, mà vẫn có lực lượng quân sự hùng hậu có thể huy động nhanh chóng khi có giặc ngoại xâm. Dựng nước kết hợp với giữ nước đã thấm sâu trong ý thức cảnh giác đề phòng của nhà Lý. Biết rõ nhà Tống chưa chịu từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta, nhà Lý thường xuyên theo dõi chặt chẽ âm mưu của chúng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Tống với một tinh thần chủ động, trong đó chính sách đại đoàn kết dân tộc đã được vận dụng một cách đúng đắn và có hiệu quả. Biết nhà Tống chuẩn bị lương thảo, khí giới, quân lính để xâm lược Việt Nam, Lý Thường Kiệt chủ trương "ngồi đợi giặc không bằng đem quân ra trước để ngăn chặn mũi nhọn của giặc"(1) và đưa 110 vạn quân thủy bộ bất ngờ tấn công thành Ung Châu, chặn mũi nhọn của giặc. 
     
     Sau khi hạ được thành, quân ta rút hết về nước và dốc sức vào chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược mới của nhà Tống mà Lý Thường Kiệt biết là không thể nào tránh được. Sau hai lần tiến công hùng hổ sang nước ta, đạo quân Quách Quỳ đã bị thất bại. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt đã trở thành nét son trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Từ đó và mãi 200 năm sau, "Thiên triều" không dám đụng đến bờ cõi nước ta. Và năm 1164, không thể khác được, nhà Tống phải công nhận cả trên danh nghĩa lẫn thực tế mối quan hệ bang giao với nước ta và thừa nhận nước ta là nước độc lập (An Nam Quốc), trước đây chúng chỉ gọi là quận Giao Chỉ. Nhà Lý đã có chính sách đoàn kết dân tộc đúng đắn, tranh thủ các tù trưởng thuộc các sắc tộc phía bắc và đông bắc, có chính sách củng cố phên giậu nước ta, làm thất bại âm mưu liên kết của nhà Tống với vương quốc Chămpa trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). Tư tưởng chính trị, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ta, của dân tộc ta thể hiện rõ trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”, được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc: 
     
     "Nam quốc sơn hà Nam đế cư 
     
     Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, 
     
     Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm 
     
     Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư". 

     
     Tạm dịch: 
     
     "Sông núi nước Nam, Nam đế ở 
     
     Rành rành định phận tại sách trời 
     
     Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm 
     
     Kết cục rành rành: chuốc bại nhơ! 

     
     Trong bài thơ này, nhận thức về nền độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của dân tộc ta được khẳng định và tuyên bố công khai. Đó là sự khẳng định về ý thức dân tộc, ý chí của dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc mà bao thế hệ đã hy sinh xương máu và đấu tranh bền bỉ mới tạo lập được. 
     
     Vào những năm cuối đời Lý, nền kinh tế của nước nhà sa sút, đời sống nhân dân xuống thấp. Nhà Trần thay thế nhà Lý. Trong đời Trần, do những cải cách của Trần Thủ Độ, sức sản xuất được khôi phục nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Việc kết hợp dựng nước và giữ nước lại có những thành công lớn. Những cuộc khẩn hoang và công trình thủy lợi mới được mở mang, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển hơn. Công thương nghiệp cũng có những bước tiến mới, nhiều làng nghề, phường thủ công, chợ và phố xá buôn bán tấp nập. Các đường giao thông thủy bộ, thương cảng được sửa sang, mở rộng thêm. Những tiến bộ mới trong phát triển kinh tế của đất nước đã nâng cao thêm đời sống của nhân dân, góp phần củng cố quốc phòng. ý thức bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn nền độc lập dân tộc ngày một củng cố thêm trên cơ sở chính sách đại đoàn kết toàn dân cùng dựng nước và giữ nước. Đúng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tổng kết: "Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức", và "khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước". 
     
     Dưới thời Trần, ba lần quân Nguyên - Mông sang xâm lược. Kẻ thù đã từng khua vó ngựa từ Đông sang Tây, từ á sang Âu, đánh đâu được đấy nhưng xâm lược Đại Việt thì cả ba lần đều bị đánh bại. Các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng vào các năm 1258, 1285, 1288 đã được ghi vào trang sử vàng chói lọi chống ngoại xâm của dân tộc như những chiến công hiển hách. Từ đó đất nước được thanh bình, nhân dân có điều kiện sinh sống, làm ăn, đất nước phát triển... Song, từ giữa thế kỷ XIV, triều Trần lún sâu vào con đường ăn chơi vô độ, lòng dân phân tán. Trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước, nhiều mặt đòi hỏi phải cải cách, phải thay đổi, nhưng nhà Trần đã tỏ ra bất lực. Trong khi đó nhà Minh lại có ý đồ xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ năm 1400 để thay thế nhà Trần. Sau khi xưng đế, ông có chú trọng đến việc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nhiều cải cách trong đời sống xã hội... ra sức chuẩn bị lực lượng để chống nguy cơ xâm lược của nhà Minh. 
     
     Nhưng đến cuối năm 1406, khi nhà Minh xâm lược nước ta, trong khi tiến hành chiến tranh, nhà Hồ chỉ trông cậy vào quân đội thường trực và các tuyến phòng thủ cố định. Họ đã không phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân, không kế thừa và phát huy được truyền thống chống ngoại xâm hết sức oanh liệt của dân tộc cùng với những kinh nghiệm vô cùng phong phú sáng tạo trong nghệ thuật quân sự dân tộc. Hơn nữa, cuộc cải cách xã hội của họ Hồ mới bắt đầu đã bị chiến tranh cản trở, thời gian chưa đủ để những thành quả bước đầu của sự nghiệp đổi mới của Hồ Quý Ly trở thành hiện thực. Do vậy, nhà Hồ nhanh chóng thất bại và thất bại này đưa đến thảm họa mất nước sau hơn 5 thế kỷ giành và giữ vững nền độc lập. 
     
     Song lòng tự tin dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam không bao giờ mất. Truyền thống dựng nước và giữ nước đã tạo nên sức sống mãnh liệt trong nhân dân, và mùa xuân 1418, Lê Lợi người tiêu biểu cho ý chí đó của nhân dân đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước. Sau những năm tháng chiến đấu hy sinh của cả dân tộc, các chiến thắng Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang đã ghi vào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta những trang vàng chói lọi. 
     
     Thắng lợi oanh liệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV lại một lần nữa chứng minh tinh thần quật khởi, sức sống mãnh liệt và năng lực sáng tạo phi thường của dân tộc ta. "Bình Ngô đại cáo", bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc lại dõng dạc vang lên: 
     
     "Như nước Đại Việt ta từ trước, 
     
     Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. 
     
     Cõi bờ sông núi đã riêng, 
     
     Phong tục Bắc Nam cũng khác. 
     
     Trải Đinh, Lê, Lý, Trần nối đời dựng nước 
     
     Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương, 
     
     Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, 
     
     Mà hào kiệt không bao giờ thiếu". 
     

      bởi Trịnh Linh 30/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON