YOMEDIA
NONE

Trình bày sự thành lập và tổ chức của vương triều Nguyễn. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng có ý nghĩa gì?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • a) Sự thành lập vương triều Nguyễn:

    – Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức giải quyết các công việc ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đem quân trở về đánh chiếm Gia Định, biến vùng này thành căn cứ mở các cuộc tấn công chống lại Tây Sơn.

    –              Từ Gia Định, Nguyễn Ánh tổ chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn, làm cho lực lượng Tây Sơn suy giảm nhanh chóng.

    –              Tháng 6/1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế). Quang Toản chống cự không nổi, phải bỏ chạy ra Thăng Long.

    –              Ngày 21 – 6 – 1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long. Quang Toản và triều đình Tây Sơn chạy đến Xương Giang (Bắc Giang) thì bị bắt. Vương triều Tây Sơn chám dứt.

    –              Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, lập nên Vương triều Nguyễn (180211945).

    b) Tổ chức vương triều:

    –              Chính quyền trung ương:

    + Gia Long tập trung thiết lập một hệ thống cai tậ từ trung ương tới các địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

    + Gia Long quyết định xây dựng một thể chế quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu triều đình và toởn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước.

    + Dưới vua có sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

    + Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài sáu bộ, còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

    + Phú Xuân (Huế) được chọn làm kinh đô, là trung tâm đầu não của cả nước.

    –              Chính quyền địa phương:

    + Thời Gia Long, hai đầu đất nước là Bắc thành và Gia Định thành do Tông trán thay mặt Hoàng đế quyết định mọi việc; các trực dinh do triều đình cai quản.

    + Trong hai năm 1831 – 1832, vua Minh Mạng lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tông trán, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên). Các tỉnh đều do Tông đóc hay Tuần phủ đứng đầu, nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tông và xã, thôn.

    + Để bảo vệ quyền uy tuyệt đôlcủa Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ.

    -Luật pháp:

    + Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (hay còn gọi là Luật Gia Long) gồm 398 điều, chia thành 7 chương, được chính thức ban hành.

    + Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

    –              Quân đội:

    + Nhà Nguyễn chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh với khoảng trên 20 vạn quân, được chia làm 4 binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh). Binh lính phục vụ trong quân đội được hưởng các chế độ ưu đãi.

    + Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị, vữ khí và là một đội quân khá mạnh ở vùng Đông Nam Á thời bấy giờ.

    c) Ý nghĩa cải cách của vua Minh Mạng:

    –              Thống nhất lại việc phân chia các đơn vị hành chính trong phạm vi cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia các tỉnh, huyện như ngày nay.

    –              Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí đất nước từ trung ương đến địa phương; khai thác có hiệu quả các tiềm năng của mỗi tỉnh trong việc phát triển kinh tế – xã hội.

      bởi Phung Thuy 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF